Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

Phương pháp tìm thiết diện bằng phép chiếu xuyên tâm

Khi mà học sinh chưa được học về quan hệ song song trong không gian thì bài toán xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng khá hạn chế. Lúc đó, để giải quyết các bài toán mà đáy là hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật… chúng ta phải sử dụng đến phương pháp phép chiếu xuyên tâm (còn được gọi là Phương pháp đường gióng – đường dóng).

Xem thêm:

  • Thiết diện là gì và các phương pháp tìm thiết diện
  • Xác định thiết diện sử dụng quan hệ vuông góc trong không gian

1/ Cách dựng hình

1.1/ Dựng đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, dựng và chia góc

a. Dựng đường thẳng song song
b. Dựng đường thẳng vuông góc.

Dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng d đi qua I thuộc d:

  • Dựng đường tròn tâm I cắt d tại A và B
  • Dựng các cung tròn tâm A và B bán kính R = AB cắt nhau tại K
  • Đường thẳng qua K và I sẽ vuông góc với d.
  • Dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng d đi qua I không thuộc d

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

1.2/ Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn

a/ Chia đều đoạn thẳng ( Phương pháp tỷ lệ)

LT: Chia đều đoạn thẳng AB thành nhiều đoạn bằng nhau( n đoạn bằng nhau), cách vẽ như sau:

  • Qua điểm A (hoặc B) kẻ dường thẳng Ax bất kỳ ( nên lấy góc xAB là một góc nhọn)
  • Kể từ A đăt lên Ax, n đoạn bằng nhau bằng các điểm chia 1’, 2’ , 3’ , 4’…
  • Nối n’ B và qua điểm 1’, 2’ , 3’ , 4’… kẻ các đường thẳng song song với n’B . Giao điểm của các đường thẳng đó với AB cho ta các điểm chia tương ứng 1, 2, 3, 4…B, đó là những điểm chia cần tìm

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

VD: Chia 1 đoạn thẳng ra làm 5 phần bằng nhau. b. Chia đều đường tròn

b/ Chia 3

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

  • Dựng đường tròn tâm O, đường kính AB, bán kính R
  • Dựng đường tròn tâm B bán kính R cắt đường tròn tâm O tại 1, 2
  • Ba điểm A, 1, 2 chia đều đường tròn tâm O thành 3 phần bằng nhau.

c/ Chia 4

  • Dựng đường tròn tâm O,
  • Dựng đường kính AB, bán kính R
  • Dựng đường vuông góc với AB qua O cắt đường tròn tâm O tại 1, 2
  • Bốn điểm 1, B, 2,A chia đều đường tròn tâm O thành 4 phần bằng nhau.

d/ Chia 5

Ta chia đường tròn ra 5 phần bằng nhau bằng cách d−ụng độ dài của cạnh hình 5 cạnh đều nội tiếp trong đường tròn đó. Theo công thức: a5= r/2.

  • Dựng đường tròn tâm O, đường kính AB, bán kính R
  • Qua tâm O dựng 2 đường kính AB, CD vuông góc với nhau
  • Lấy trung điểm M của đoạn OA
  • Lấy M làm tâm kẻ cung tròn bán kính MC, cung này cắt OB ở N , ta có CN là độ dài cạnh a5= r/2 của hình 5 cạnh đều nội tiếp trong đường tròn đó.

1.2/ Sử dụng phép chiếu xuyên tâm

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

a/ Sử dụng phép chiếu xuyên tâm khi dựng hình

Trong không gian, lấy mặt phẳng P và một điểm S nằm ngoài P Từ một điểm A bất kỳ trong không gian, dựng đường thẳng S A, đường này cắt P tại điểm A’. Ta đã thực hiện một phép chiếu.

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

  • Mặt phẳng P gọi là mặt phẳng hình chiếu.
  • Đường thẳng SA là tia chiếu.
  • Điểm A’ gọi là hình chiếu xuyên tâm của điểm A trên mặt phẳng hình chiếu P qua tâm chiếu S.
  • Các tia chiếu đều đi qua điểm S cố định.

b/ Phép chiếu xuyên tâm

Khái niệm

Phép chiếu xuyên tâm là một phép chiếu tồn tại hai yếu tố sau đây:

  • Mặt phẳng hình chiếu P
  • Tồn tại một tâm chiếu S ( S là một điểm không thuộc P )
  • Chiếu một điểm A từ tâm S lên mặt phẳng P bằng cách vẽ đường thẳng SA, xác định được điểm A’ là giao điểm của SA với mặt phẳng P, hay hình chiếu A’ là của A trên P.
  • Vậy phép chiếu xuyên tâm là một phép chiếu phẳng dụng tâm chiếu S để chiếu vật lên mặt phẳng chiếu.

Tính chất cơ bản của phép chiếu xuyên tâm

  • Hình chiếu của một điểm là một điểm. Điểm thuộc mặt phẳng hình chiếu chính là điểm trùng với chính nó. Hình chiếu của một đường thẳng không đi qua tâm chiếu là một đường thẳng.
  • Đường thẳng đi qua tâm chiếu gọi là đường thẳng chiếu. Hình chiếu của đường thẳng chiếu là một điểm. Mặt phẳng đi qua tâm chiếu gọi là mặt phẳng chiếu. Hình chiếu của mặt phẳng chiếu là một đường thẳng. Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỷ số kép của bốn điểm thẳng hàng.

1.3/ Phép chiếu song song

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

a. Khái niệm

Cho một mặt phẳng ∏ gọi là mặt phẳng hình chiếu, và một đường thẳng I không song song với mặt phẳng ∏ và gọi là hướng chiếu.

Vậy phép chiếu song song của một điểm A lên mặt phẳng ∏ là một điểm A’ được thực hiện bằng cách vạch qua A một đường thẳng song song với đường thẳng I và cắt mặt phẳng ∏ tại một điểm đó chính là A’.

Vậy phép chiếu song song là một trường hợp đặc biệt của phép chiếu xuyên tâm khi tâm chiếu ra xa vô tận.

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

Cho mặt phẳng P và một đường thẳng l không song song với P, từ một điểm A trong không gian ta dựng một đường thẳng song song với l, đường thẳng đó cắt mặt phẳng p tại điểm A’.

Mặt phẳng P gọi là mặt phẳng hình chiếu.

Đường thẳng cố định l gọi là phơng chiếu.

A’ gọi là hình chiếu song song của điểm A trên mặt phẳng hình chiếu P.

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

Tính chất:

  • Có đầy đủ tính chất của phép chiếu xuyên tâm
  • Hình chiếu song song của các đường thẳng song song là các đường thẳng song song
    VD: cho hai đường thẳng AB // CD dùng phép chiếu song song lên mặt phẳng ∏ ta được hai đường thẳng mới A’B’ và C’D’ theo tính chất trên thì A’B’ // C’D’
  • Tỷ số của hai đường thẳng song song qua phép chiếu song song cũng cho tỷ số bằng chính tỷ số đó
    VD: cho hai đường thẳng AB // CD dùng phép chiếu song song lên mặt phẳng ∏ ta được hai đường thẳng mới A’B’ và C’D’ theo tính chất trên thì AB/CD = A’B’/C’D’

1.3/ Phép chiếu vuông góc khi dựng hình

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

a/ Định nghĩa

Phép chiếu vuông góc là một phép chiếu mà trong đó đường thẳng hướng chiếu I vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. ( I vuông góc với ∏ )

Cho mặt phẳng P và một điểm A trong không gian, từ A dựng đường vuông góc với mặt phẳng P, chân đường vuông góc là A’, A’ gọi là hình chiếu vuông góc của điểm A trên mặt phẳng hình chiếu P.

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

Tính chất

Có đầy đủ tính chất của phép chiếu song song. Độ dài hình chiếu thẳng góc A’B’ của đoạn thẳng AB sau phép chiếu thẳng góc bằng đọ dài AB nhân với cosϕ (ϕ: là góc nghiên của AB so với ∏ ) hay ta có: [A’B’] = [AB.cosϕ]

b/ Các mặt phẳng hình chiếu và các trục chiếu a

Định nghĩa các mặt phẳng hình chiếu

Trong vẽ kỹ thuật người ta có ba loại mặt phẳng hình chiếu sau:

  • Mặt phẳng hình chiếu bằng( kí hiệu: P 2) là mặt phẳng nằm ngang dùng để thể hiện hình chiếu bằng.
  • Mặt phẳng hình chiếu chính ( hình chiếu đứng) ( kí hiệu: P 1 ) là mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng chiếu bằng, dùng để thể hiện hình chiếu chính của vật thể.
  • Mặt phẳng hình chiếu cạnh ( kí hiệu: P 3 ) là mặt phẳng thẳng đứng nhưng vuông góc với hình chiếu chính và chiếu bằng, nó được dùng để thể hiện hình chiếu cạnh của vật thể.

c/ Các trục chiếu

Trong không gian muốn biểu diễn vị trí, hình dạng của một điểm, đường, một mặt, hay vật thể người ta thường sử dụng hệ trục toạ độ không gian ba chiều Oxyz hay còn gọi là trục toạ độ Đề các. gồm ba trục chiếu sau:

  • Trục toạ độ Ox, Oy, Oz đây là ba trục chiếu vuông góc với nhau từng đôi một
  • Ox là trục hoành hay còn gọi là hoành độ
  • Oy là trục tung hay còn gọi là tung độ
  • Oz là trục cao hay còn gọi là cao độ.

Khi thực hiện phép chiếu song song với trục Oz ta thể hịên được hình chiếu bằng.

Khi thực hiện phép chiếu song song với trục Oy ta thể hiện được hình chiếu cạnh.

Khi thực hiện phép chiếu song song với trục Ox ta thể hiện được hình chiếu đứng.

1.4/ Phép chiếu điểm

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

a/ Hình chiếu của 1 điểm là một điểm

Giả sử có điểm A trong không gian, xây dựng hình chiếu của A của nó như sau:

  • AA1 vuông góc với P1, A1 là chân đường vuông góc, thì A1 là hình chiếu đứng của điểm A.
  • AA2 vuông góc với P2, A2 là chân đường vuông góc, thì A2 gọi là hình chiếu bằng của điểm A.
  • AA3 vuông góc với P3, A3 là chân đường vuông góc, A3 được gọi là hình chiếu cạnh của điểm A.

b/ Để có hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ, ta xoay P2 và P3 chập lại với P1

– Xoay quanh trục X cho nửa trước P2 xuống dưới chập vào P1.

– Xoay quanh trục Z cho nửa trước P3 sang phải chập vào P1.

>> Vậy ta có ban hình chiếu của A trên cùng một mặt phẳng.

Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì
Trong phép chiếu xuyên tâm điểm mà tại đó các đường thẳng cắt nhau gọi là gì

c/ Hình chiếu của đường thẳng

Trong không gian một đường thẳng được giới hạn bởi 2 điểm phân biệt. Vì vậy khi cho hình chiếu của hai điểm ta xác định được hình chiếu của đường thẳng qua hai điểm đó.

  1. Hình chiếu đứng của đường thẳng là đường nối của hình chiếu đứng của hai điểm đó.
  2. Hình chiếu bằng của đường thẳng là đường nối hình chiếu bằng của hai điểm.
  3. Hình chiếu cạnh của đường thẳng là đường thẳng nối hình chiếu cạnh của 2 điểm.

d/ Hình chiếu của mặt phẳng

Trong không gian, mặt phẳng có thể được xác định bằng 3 điểm, hoặc hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song, một đường thẳng và một điểm

>>> Vậy hình chiếu của một mặt phẳng là hình chiếu của các đối tượng được xét ở trên

  1. Hình chiếu của ba điểm không thẳng hàng.
  2. Hình chiếu của hai đường thẳng cắt nhau
  3. Hình chiếu của hai đường thẳng song song
  4. Hình chiếu của một điểm và một đường

Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Bài giảng nguyên lý thị giác (phần 2)

  • pdf
  • 34 trang
Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

Tranh những người mót lúa, 1857. Tranh sơn dầu của Mi-lê

Chƣơng 3: Biểu hiện không gian trên mặt phẳng – các phép chiếu
Nghiên cứu về không gian là quá trình lao động sáng tạo không ngừng của con người.
Đối với việc tạo dựng không gian, các nhà khoa học đã phát minh ra nhiều công cụ để ghi
chép không gian một cách nhanh chóng và chính xác như ống kính máy ảnh, máy quay
phim…
Trong hội họa cũng vậy, từ lâu người ta đã tìm ra nhiều phương pháp để biểu đạt
không gian: mầu sắc, sáng tối, đậm nhạt, hoặc bằng đường nét kết hợp mầu sắc. Khác với
các ngành khoa học kỹ thuật khác, không gian trong hội họa là một thứ không gian ảo,
được tái hiện lại trên mặt phẳng.
Để thực hiện được điều này người ta dựa vào nguyên tắc của các phép chiếu hình học, tức là
phép chiếu in hình của vật thể lên mặt phẳng bằng các đường chiếu hình học nhằm tìm kiếm cấu
tạo tương ứng với hình dạng cấu trúc của vật thể ở không gian.
Trên thực tế có ba phép chiếu thông dụng, đó là:
-

Phép chiếu song song

-

Phép chiếu vuông góc

-

Phép chiếu xuyên tâm.

Khái niệm phép chiếu :
- Giả sử ta có mặt phẳng Л
- Một điểm S
- Một điểm A bất kỳ
- Dựng đường AS cắt Л tại điểm A = Ta đã thực hiện một phép chiếu.
38

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
3.1. Phép chiếu song song:
Là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và song song với phương chiếu.
Biểu diễn lại phép chiếu song song
- Cho một mặt phẳng Л: gọi là mặt phẳng hình chiếu
- Một đường thẳng S không song song với Л: gọi là hướng chiếu
- Giả thiết, có một điểm A bất kì trong không gian. Qua A vạch đường thẳng AA song
song với S: gọi là tia chiếu qua A.

Đường thẳng AA cắt mặt phẳng hình chiếu Л ở điểm A : goi là hình chiếu song song của
A lên mặt phẳng hình chiếu Л.
Nếu có một hình (H), thì tập hợp các hình chiếu song song của các điểm thuộc (H) sẽ cho
hình (H ) gọi là hình chiếu song song của (H)
Trường hợp nếu hướng chiếu S thẳng góc với mặt phẳng Л thì phép chiếu song song được
gọi là phép chiếu vuông góc.
Trường hợp nếu ta cho các đường thẳng song song là các đường sẽ cắt nhau ở điểm vô tận
thì phép chiếu song song là trường hợp đặc biệt của phép chiếu xuyên tâm khi tâm chiếu ở
vô tận.
Những bóng ngả của đồ vật in lên tường hay lên mặt đất khi trời nắng cho ta hình dung kết
quả của phép chiếu song song
Áp dụng phép chiếu này, ta có thể biểu hiện được hình khối của sự vật một cách ước lệ,
tức là gây được sự nổi và chiều sâu nhưng không gây được ấn tượng thật về không gian
như mắt ta vẫn thường thấy.
Theo phép chiếu song song thì những hình đi vào chiều sâu đều biến dạng theo một quy ước:
Hình chữ nhật trở thành hình bình hành, hình tròn trở thành hình elip…như ta vẫn thường thấy
trong hình học không gian.
39

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

Trong những bản vẽ kỹ thuật và xây dựng người ta thường trình bày theo một thể loại để
người đọc bản vẽ dễ dàng hình dung ra được vật thể gọi là: Hình chiếu trục đo.
Để thực hiện được người ta gắn vật thể vào một hệ trục Ox, Oy, Oz trong đó có một trục
thẳng đứng và hai trục kia làm thành góc với nó theo những góc độ quy định, rồi kẻ từ các
điểm mốc của vật thể những đường song song với ba trục đó để có các cạnh và các mặt
theo ba chiều, cuối cùng được phối cảnh của vật thể.
Có 3 loại hình chiếu trục đo thường dùng, mà tên gọi căn cứ vào các góc độ của hệ trục.
3.1.1. Hình chiếu trục đo thẳng góc đẳng trắc
Đẳng: Thứ bậc, Ngang bằng nhau
Trắc: Thương xót – Trắc ẩn. Chật hẹp – Trắc trở. Đo sâu cạn – Trắc địa
= Đẳng trắc: Đo trong trường hợp các góc bằng nhau
Ba trục Ox. Oy, Oz làm với nhau những góc bằng nhau và đều bằng 120°, (Một góc 360°/3
= 120°) loại này dễ vẽ, ít gây nhầm lẫn và đẹp mắt, nhưng với những vật thể vuông vắn thì
hình biểu diễn lại xấu và có vẻ dị dạng.

3.1.2. Hình chiếu trục đo thẳng góc nhị trắc
Nhị: Hai
Trắc: Thương xót – Trắc ẩn. Chật hẹp – Trắc trở. Đo sâu cạn – Trắc địa
=> Nhị trắc: Đo hai góc
Hệ trục gồm một trục thẳng đứng và hai trục kia nghiêng với đường nằm ngang những góc
7°10 và 41°25 . Với những góc độ như vậy, hình chiếu sẽ cho cảm giác thuận mắt, tránh
40

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
tình trạng chập nét, thường thích hợp cho những hình vuông vắn và những vật thể có nhiều
chi tiết

3.1.3. Hình chiếu trục đo xiên góc nhị trắc
Hệ trục gồm một trục thẳng đứng, một trục nằm ngang và trục thứ ba nghiêng một góc 45°
với đường nằm ngang. Loại này cũng dễ vẽ và thích hợp với những vật thể có nhiều hình
tròn hướng về phía trước.

3.2.

Phép chiếu vuông góc

Khái niệm: Là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và song song với
phương chiếu S, mà S vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
Phƣơng pháp: Trong phép chiếu vuông góc, người ta quy ước hệ thống mặt chiếu là ba
mặt phẳng vuông góc với nhau:
Mặt chiếu Л1 thẳng đứng, gọi là mặt chiếu đứng.
Mặt chiếu Л2 nằm ngang, gọi là mạt chiếu bằng
Mặt chiếu Л3 vuông góc với 2 mặt phẳng kia tức là vuông góc với giao tuyến của
chúng, gọi là mặt chiếu cạnh.

41

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

Hình 38a
Nếu từ những điểm của hình F kẻ những đường thẳng góc xuống các mặt phẳng hình chiếu
đó, ta được những hình F1, F2, F3 của F theo 3 mặt: mặt bằng, mặt đứng, mặt cạnh.

Hình 38b
Trên ví dụ 38b, 3 mặt chiếu theo các trục Ox, Oy, Oz hợp thành 1 hệ thống trục, cho ta
hình dung được 3 chiều củ vật thể: trục Ox chỉ chiều rộng, trục Oy chỉ chiều sâu, trục Oz
chỉ chiều cao.
Đem dàn những hình này trên một mặt phẳng, ta được một bản vẽ trình bày cấu trúc của F
theo đúng kích thước của nó. Nhìn vào bản vẽ ta có thể nhận xét vật thể một cách tường
tận về kích thước, hình dáng theo nhiều phía. Nếu bản vẽ biểu diễn thêm mặt cắt thì ta còn
42

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
hiểu thêm sự cấu tạo bên trong của vật thể. Đối với những vật có kích thước lớn, hình
chiếu có thể thu nhỏ lại theo một tỉ lệ tương ứng
3.3.

Phép chiếu xuyên tâm

Khái niệm về phép chiếu xuyên tâm
- Đối với sự thụ cảm thị giác thì các hình khối nằm trong không gian ba chiều có thể biểu
đạt lên mặt phẳng hai chiều, bằng phương pháp dựa theo nguyên tắc của phép chiếu xuyên
tâm, để in hình của vật thể lên mặt phẳng bằng những đường chiếu hình học.
- Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu trong đó các tia chiếu đều đi qua một điểm đã chọn
gọi là tâm chiếu. Hình chiếu của vật thể được in lên mặt phẳng gọi là mặt phẳng hình
chiếu. Hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng có thể lớn hơn vật (phép duỗi) và cũng có thể
nhỏ hơn vật (phép co), nói chung đều bị biến dạng
- Vậy phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu in hình của vật thể lên mặt phẳng bằng những
tia chiếu xuất phát từ một điểm.

Hình 39
3.2 Cơ sở khoa học của phép chiếu xuyên tâm
* Giả thiết ta có mặt phẳng π gọi là mặt phẳng hình chiếu và một điểm S nằm ngoài mặt
phẳng hình chiếu π gọi là tâm chiếu.
Nếu ta có một điểm A bất kỳ trong không gian, qua A vạch SA, ta gọi SA là tia chiếu và
ta kéo dài SA cắt mặt phẳng π tại A , điểm này (A ) gọi là hình chiếu xuyên tâm của A trên
mặt phẳng hình chiếu π.

43

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

Hình 40a
- Tương tự như vậy, nếu ta có một hình tam giác BCD đứng ngoài mặt phẳng π và ta kẻ
SB, SC, SD kéo dài, nó sẽ cắt mặt phẳng π tại B , C , D ta có B C D là hình chiếu xuyên
tâm của tam giác BCD trên mặt phẳng hình chiếu π.
Trong phép chiếu xuyên tâm có hai phép đó là phép duỗi và phép co.
a. Phép duỗi
- Khi tâm chiếu đặt xa mặt phẳng hình chiếu hơn vật, ta có hình chiếu lớn hơn vật, gọi
là phép duỗi.

Hình 40b
b. Phép co
- Khi tâm chiếu đặt gần mặt phẳng hình chiếu hơn vật, ta có hình chiếu nhỏ hơn vật,
gọi là phép co.

44

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

Hình 40c
3.3 Mối quan hệ của phép chiếu xuyên tâm với sự nhìn
- Khi quan sát cảnh vật, mắt ta được coi như một tâm chiếu, cảnh vật ta nhìn thấy trước
mắt đã trở thành hình chiếu xuyên tâm của vật thể trên mặt phẳng (tấm kính tưởng
tượng) trong luật xa gần có tên là mặt tranh (K).

Hình 40d
- Hình dưới là sơ đồ của không gian vật thể in trên tấm kính tưởng tượng theo nguyên
tắc của phép chiếu xuyên tâm.
- Giả sử trước mắt ta là các cột AB, CD, DF, K là tấm kính có thực thì hình chiếu của
chúng in trên tấm kính sẽ là A B , C D , D F . Ta gọi A B , C D , E F là hình chiếu
xuyên tâm của AB, CD, EF.
- Vậy khi chúng ta vẽ các cột AB, CD, EF ngoài thực tế chính là ta đang truyền đạt lại
hình chiếu xuyên tâm của chúng là A B , C D , E F trên mặt phẳng gọi là bức vẽ.
3.4 Ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm trong hội họa

45

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
- Ứng dụng trong hội họa, thì bản chất của sự nhìn là thể hiện nguyên tắc theo phép
chiếu xuyên tâm mà tâm chiếu là mắt. Nên hội họa vẽ theo lối tả thực chính là biểu
hiện của phép chiếu này.

Ngày lễ Primavera, 1478
Tranh màu trộn với lòng trắng trứng của Xan-đơ-rô Bốt-ti-xen-li

Mùa thu vàng, 1895
Tranh sơn dầu của Lê-vi-tan
Chƣơng 4: Phối cảnh đƣờng nét
4.1. Tìm hiểu khái quát về phối cảnh đƣờng nét
Phối cảnh đường nét gồm các yếu tố quan trọng là cơ sở khoa học lý giải cụ thể kết cấu của luật xa gần
và những ứng dụng của nó trong việc tạo dựng không gian trên mặt phẳng.
46

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
Thực chất phối cảnh đường nét là những ứng dụng hình học có liên quan đến việc tìm
những cấu tạo tương ứng với hình dáng và quan hệ của các vật thể trong không gian theo
quy luật của thị giác.
Phối cảnh đường nét xét về phương diện hình học là ứng dụng của phép chiếu xuyên
tâm, với tâm chiếu là mắt, đối tượng là hiện thực trước mắt, mặt phẳng hình chiếu là tấm
kính tưởng tượng ở trong khoảng giữa mắt ta với đối tượng. Còn hình chiếu là những điều
quan sát được qua tấm kính tưởng tượng và truyền đạt lại trên mặt phẳng trở thành bức vẽ.
Nhưng cần lưu ý, việc truyền đạt lại không gian trên mặt phẳng đã trải qua chọn lọc, phân
tích kỹ để hình chiếu chỉ còn là những đường nét hình học. Nó chỉ tạo ra bộ khung cho một bố
cục hay phong cảnh. Công việc tiếp theo để hoàn chỉnh bức vẽ trở thành một tác phẩm nghệ
thuật là công việc của người họa sĩ.
Phối cảnh đƣờng nét gồm hai phần
- Phần thứ nhất: Lý giải sự tất yếu các hiện tượng xảy ra trên mặt kính khi phép chiếu
được thực hiện, tức là ghi nhận những điều quan sát được ở thực tế.
- Phần thứ hai: Đưa kết quả ghi nhận đó lên bức vẽ, nói cho đúng là tiến hành phép
chiếu ngay trên mặt phẳng để có các hình tượng ứng với hình dạng và cấu trúc của đối
tượng ngoài không gian. Tất nhiên nó được xem xét trong một mối quan hệ nào đó
giữa chủ thể và đối tượng.
a. Mục tiêu
- Phối cảnh đường nét là những vấn đề trọng yếu của luật xa gần. Yêu cầu sinh viên
phải nắm vững các khái niệm và công dụng của nó trong hôi họa.
b. nội dung
*Tìm hiểu khái quát về phối cảnh đƣờng nét
- Phối cảnh đường nét là phương pháp biểu hiện trên mặt phẳng những cấu tạo đường
nét tương ứng với kích thước, hình dạng và quan hệ của các vật thể trong không gian
theo quy luật thị giác.
- Ta cũng có thể hiểu rằng phối cảnh đường nét là một loại phối cảnh được thực hiện
theo nguyên tắc của sự nhìn hay phép chiếu xuyên tâm, và chỉ biểu hiện bằng nét trên
mặt phẳng.
4.2 Điểm nhìn
- Như phần trên đã nói, thực chất sự nhìn là tuân theo nguyên tắc của phép chiếu xuyên
tâm mà tâm chiếu là mắt. Vì vậy ta hiểu rằng mắt đồng thời là tâm chiếu, cũng là điểm
xuất phát của các tia chiếu hay tia nhìn và điểm xuất phát của các tia nhìn khi ta quan
sát gọi là điểm nhìn. Trong luật xa gần điểm nhìn có ký hiệu là (O).

47

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

4.3. Trƣờng nhìn
- Trường nhìn là phạm vi (giới hạn) không gian mà mắt nhìn thấy được khi ta quan sát
từ một vị trí cố định và giữ nguyên hướng nhìn. Ta hình dung từ mắt tỏa ra một hình
chóp và ta chỉ nhìn thấy những vật thể nằm trong phạm vi hình chóp đó và mặt phẳng
cắt ngang hình chóp sẽ cho ta hình dáng của mặt đáy. Cắt ở gần mặt đáy sẽ nhỏ. Cắt ở
xa mặt đáy sẽ lớn. Như vậy càng ở gần, trường nhìn càng hẹp, càng ra xa càng rộng
dần. Khác với trường nhìn của ống kính máy ảnh, trường của mắt không phải là hình
chóp có mặt đáy tròn mà có dạng hình mắt kính, phía trên rộng phía dưới hẹp. Khi
quan sát thực tế, ta thấy rằng phạm vi nhìn thấy phía dưới mắt rộng hơn phía trên và
phạm vi bao quát theo chiều ngang rộng hơn so với chiều cao. Như vậy là góc độ nhìn
theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng không đều. Tâm của trường nhìn không
phải ở chính giữa mà thiên về phía trên nhiều h¬n. Nếu ta lấy tia nhìn chính là chuẩn
thì được.
- Góc nhìn lên: khoảng 450
- Góc nhìn xuống: khoảng 650
- Góc nhìn ngang: khoảng 700 mỗi bên.

4.4.Tia nhìn và tia nhìn chính
4.4.1. Tia nhìn (Còn gọi là tia chiếu)

48

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
- Là đường thẳng xuất phát từ mắt tới bất cứ một điểm nào trong phạm vi trường của
mắt. Như vậy là có vô số tia nhìn tạo thành một chùm tia mà điểm xuất phát là
mắt. Ta dùng những tia nhìn đó xác định hình dáng của các vật thể.
4.4.2. Tia nhìn chính
- Là tia thẳng góc với điểm nhìn. Trong vô số những tia nhìn có hai tia chính xuất phát
từ trục nhãn cầu của hai mắt. Khi ta quan sát, hai tia chính chập làm một, cho ta một tia
nhìn chính. Tia nhìn chính giữ quan hệ cố định với mắt. Mắt nhìn về hướng nào thì tia
nhìn chính hướng về đó, hướng của tia nhìn chính cũng chính là hướng nhìn của mắt.
- Khi ta đứng thẳng, tia nhìn chính song song với mặt đất, nếu ta nằm ngửa nó sẽ nhìn
thẳng góc với mặt đất.
- Trên mặt phẳng, hình phối cảnh của một điểm nằm trên tia nhình chính là điểm trông
hay điểm chính.
- Tất cả những điểm trong không gian, nằm trên tia nhìn chính, khi đưa vào tranh sẽ
trùng nhau tại điểm chính, hay nói cách khác điểm chính là chỗ tập trung hình phối
cảnh của những điểm trong không gian nằm trên tia nhình chính.
- Trên mặt phẳng tranh chính là giao điểm giữa tia nhìn chính với mặt tranh và cũng là
điểm đối diện với mắt.
- Trong việc xây dựng hình phối cảnh, tia nhìn chính giữ vai trò quan trọng.
4.5. Góc nhìn
- Khi nhìn vào vật thể: giới hạn kích thước lớn nhất của mỗi vật sẽ tạo thành một góc
với điểm nhìn gọi là góc nhìn vật. Trước một nhóm đồ vật hay một khung cảnh thì góc
nhìn ấy bao trùm tất cả phạm vi của cả nhóm hoặc khung cảnh đó.
- Góc nhìn vật sẽ thay đổi tuỳ theo độ lớn của đối tượng và khoảng cách từ mắt tới đối
tượng đó. Góc nhìn gần thì lớn, góc nhìn xa thì nhỏ hơn. Ta phân biệt độ nhìn rõ nhiều
hay ít của hình ảnh bằng cách đứng xa hay đứng gần, xa quá thì vật kém rõ, nhưng gần
quá cũng khó nhìn. Vì vậy cần chọn một khoảng cách cho thỏa đáng, kinh nghiệm cho
thấy nên đứng cách xa vật mẫu một khoảng bằng một lần rưỡi độ lớn của nó, khi ấy
góc nhìn vật sẽ là 370. Để có hình khối cảnh thật dễ nhìn nên chọn những góc nhìn biến
thiên từ 530 đến 280 và tốt nhất là khoảng 700. Nói một cách cụ thể là, khi ta đứng vẽ
nên cách xa vật mẫu một khoảng cách bằng ít nhất một lần đến hai lần độ lớn nhất của
nó, mà tốt nhất là một lần rưỡi.
4.6. Khoảng cách chính
- Khoảng cách chính là khoảng cách từ mắt đến mặt tranh. Kinh nghiệm thực tế cho ta
thấy khoảng cách chính vừa phải lớn hơn độ lớn nhất của vật mẫu, lại vừa phải lớn hơn
độ cao của điểm nhìn thì hình ảnh mới ổn thỏa. Ta cần ghi nhớ hai điểm sau:
- Khoảng cách chính: độ lớn nhất của vật mẫu hoặc kích thước của nhóm đối tượng.
49

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
- Khoảng cách chính: độ cao của điểm nhìn.
- Hai yêu cầu này phải luôn luôn được duy trì trong khi tiến hành bài vẽ phối cảnh.
- Nếu không thực hiện đúng thì hình vẽ sẽ méo mó, sai lệch, không thuận mắt.
4.7. Mặt tranh
Khái niệm
- Mặt tranh là tên đặt cho tấm kính tưởng tượng đặt thẳng trước mắt ta, qua đó ta nhìn
thấy cảnh vật.
- Mặt tranh vốn không có trên thực tế, nhưng ta hãy hình dung trước mắt là một tấm
kính trong suốt và ta nhìn cảnh vật qua tấm kính ấy.
- Đứng trước thiên nhiên, ta có cảm giác như đứng trước một màn ảnh cực rộng, nếu
tấm kính kia có thực thì ta có thể vẽ lên đấy theo hình dạng các vật thể kia tấm kính và
sẽ có những hình tương ứng của các vật thể đó trên tấm kính.
- Với cách hình dung như vậy là ta đã chiếu không gian lên một mặt phẳng theo phép
chiếu xuyên tâm trong đó mắt nhìn là tâm chiếu.
- Vì vậy mỗi khi ta ghi chép cảnh vật cũng có nghĩa là ta đang ghi chép lại hình ảnh (hình
phối cảnh) của cảnh vật in trên tấm kính tưởng tượng mang tên là mặt tranh.
- Tóm lại, hình phối cảnh là kết quả của sự biến dạng và thay đổi tỷ lệ của hình ảnh các
vật thể thông qua mặt tranh.
Dạng của mặt tranh
- Mặt tranh có thể là mặt phẳng hoặc mặt cong, trong Luật xa gần ta chỉ đề cập đến mặt
tranh phẳng, thẳng đứng, vuông góc với mặt đất hay mặt vật thể.
Vị trí và chiều hướng
* Vị trí
- Mặt tranh nằm ở khoảng từ điểm nhìn tới vật nhưng luôn luôn được coi như áp sát với
khung cảnh định vẽ. Đường cắt ngang giữa mặt tranh với mặt đất bằng phẳng gọi là
đáy tranh.
* Chiều hướng của mặt tranh
Trong Luật xa gần, mặt tranh được coi là một mặt phẳng đứng, đối diện với
mắt người quan sát và vuông góc với tia nhìn chính. Trong trường hợp phải
ngẩng lên hoặc cúi xuống để nhìn những vật quá cao hoặc quá thấp thì mặt tranh
có hướng nghiêng và hình phối cảnh trên mặt tranh sẽ nghiêng.
* Quan hệ xa gần
50

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
- Khi mặt tranh đã được xác định thì quan hệ xa gần giữa các vật đều lấy mặt tranh làm
căn cứ. Vậy ở gần mặt tranh được coi là gần hơn so với vật ở xa mặt tranh, sự so sánh
này không tính đến khoảng cách giữa vật với điểm nhìn. Vật ở gần mắt có thể lại xa
hơn hoặc vật ở xa mắt có thể được coi là gần hơn tùy theo chúng ở xa hay gần mặt
tranh.
- Tóm lại, các vật thẻ tuy có khoảng cách xa gần khác nhau đối với mắt nhưng lại có
cùng một khoảng cách đối với mặt tranh thì được coi là không có sự chênh lệch về độ
xa gần.
- Ngược lại, các vật thể tuy có cùng một khoảng cách đối với mắt nhìn nhưng lại khác
nhau khoảng cách đối với mặt tranh thì coi như có sự chênh lệch về độ xa gần, tức là
gần mặt tranh thì lớn, xa mặt tranh thì nhỏ.
Đáy tranh
- Trong phần nói về mặt tranh, ta có nhắc đến đáy tranh, nay cần nói thêm về công
dụng của nó trong thực hành vẽ phối cảnh.
- Đáy tranh là chỗ mặt tranh tiếp giáp với mặt đất, trong luật xa gần, đáy tranh chính là
đáy của mặt tranh.
- Đáy tranh cũng là đường nằm ngang trên mặt đất, giới hạn khoảng gần nhất của bức
tranh với mắt nhìn.
- Vì vậy, người ta hay dùng đáy tranh để kiểm tra sự xếp đặt xa gần và do vậy, trước
mắt ta, đáy tranh bao giờ cũng là đường thẳng nằm ngang.
- Tùy theo chiều hướng góc độ của vật thể đối với đẩytnh, hình ảnh của nó sẽ là phối
cảnh chính diện hay phối cảnh góc.
- Nếu cạnh chân của vật song song với đáy tranh, hình ảnh của nó sẽ là phối cảnh chính
diện hay phối cảnh bình hành. Nếu cạnh chân của vật không song song với đáy tranh,
hình ảnh của nó sẽ là phối cảnh góc.

4.8. Đƣờng chân trời.
Khái niệm về đường chân trời
- Khi đứng trước cảnh biển bao la, ta nhìn đến xa vút nơi tiếp tuyến giữa trời và biển.
Đó chính là giới hạn xa nhất của mặt bằng mà mắt ta nhìn thấy hoặc ranh giới giữa trời
và đất, thì người ta gọi là Chân trời.
- Khác với chân trời, đường chân trời là một đường hình học chuyên dùng cho phối
cảnh đường nét và chỉ có ý nghĩa toán học đơn thuần. Với góc độ phối cảnh, đường
51

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
chân trời trong tranh được xem là ảnh hay hình chiếu của chân trời. Khi đã trở thành
hình phối cảnh thì đường chân trời biến thành đường tầm mắt trên mặt tranh trong kết
cấu của luật xa gần nhằm giải quyết những tỷ lệ chiều cao trong phối cảnh
- Đường chân trời chính là một đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất luôn có
vị trí cao ngang tầm mắt, nên còn gọi là đường tầm mắt.
- Chân trời và đường chân trời là hai yếu tố khác biệt: Chân trời là một đường thực tế,
thể hiện tầm xa nhất có thể thấy được bằng mắt thường trên mặt đất. Tầm xa đó rất có
giới hạn, đối với người đứng trên mặt đất bằng phẳng thì chân trời chỉ cách chỗ đứng
chừng 5km.
- Còn đường chân trời là đường hình học chuyên dùng trong phối cảnh đường nét. Tuy
vậy trong phối cảnh thì cả chân trời và đường chân trời đều có độ cao ngang tầm mắt và đượ
coi như trùng vào nhau.
Vị trí của đường chân trời và công dụng
- Trên thực tế, đường chân trời luôn luôn ở ngang tầm mắt, nó cao lên hay thấp xuống
là tuỳ theo ta đứng cao hay ngồi thấp xuống mà nhìn. Còn ở bức vẽ thì ta có thể chọn
đường chân trời cao hay thấp tuỳ ý sao cho phù hợp với ý đồ và bố cục tranh.
- Trường hợp mô tả cảnh vật rộng trên mặt đất mênh mông thì chọn đường chân trời
cao. Nếu mô tả những cảnh trên cao như: trời mây hoặc muốn diễn tả những công trình đồ
sộ cận cảnh thì ta chọn đường chân trời thấp.
*Công dụng của đường chân trời
- Đường chân trời là một yếu tố quan trọng của luật phối cảnh, nó chứa đựng các điểm
tụ của mặt bằng, dùng để xác định phối cảnh các vật thể trong không gian và cho ta
cảm giác thế nằm của mặt đất và các vật thể tồn tại trên đó. Vì thế đường chân trời đã
góp phần chủ yếu trong việc định ra chiều sâu của không gian trên mặt phẳng hai chiều
Chúng ta thấy rằng sự quan sát trong cuộc sống sẽ cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và
kiến thức khi thực hiện một bức vẽ.
*Cách xác định đường chân trời
- Muốn tìm vị trí đường chân trời ta dùng một tấm bìa cứng đặt ngang tầm mắt, và điều
chỉnh khi thấy hai cạnh của tấm bìa chập lại thành một, cắt cảnh vật ở đâu thì đó là vị
trí đường chân trời.
- Một điểm cần lưu ý khi tìm đường chân trời là phải luôn luôn đứng thẳng mới xác
định được đường chân trời tự nhiên. Sau khi đã xác định xong đường chân trời dùng
cho việc thực hành vẽ phối cảnh thì không được tính đến những hiện tượng thay đổi do
ta ngẩng lên, cúi xuống hoặc lùi ra xa để ngắm tranh.
4.9. Điểm tụ
52

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
Khái niệm về điểm tụ
- Ta biết rằng, các hàng gạch lát cũng như các cạnh bàn, cạnh ghế và lề đường, đều có
dạng song song, nhưng khi nhìn chúng trong chiều sâu thì tất cả đều thay đổi chiều
hướng. Nếu ta đặt một tấm kính ở trước mặt và đồ lại các đường đã biến dạng đó rồi
kéo dài thì thấy những đường vốn song song với nhau đều trở thành những đường đồng
quy.
- Tất cả những hiện tượng đồng quy về một điểm của những đường thẳng song song
như đã nêu ở trên không phải diễn ra tuỳ tiện mà nó hoàn toàn lệ thuộc vào mối quan
hệ giữa chúng với mặt tranh và điểm nhìn. Quan hệ này tạo ra cho mỗi đường một
điểm riêng biệt, xác định hướng đi của nó trong phối cảnh. Và cho dù có vô số đường
thẳng nhưng nếu cùng một hướng đi vào chiều sâu thì đều quy tụ ở một điểm, điểm đó
chính là điểm tụ.
- Vậy điểm tụ chính là điểm đồng quy của những đường thẳng cùng hướng trong phối
cảnh.
Các loại điểm tụ:
Khi nói đến điểm tụ ta cần phân biệt các loại điểm tụ khác nhau:
- Điểm tụ chính (còn gọi là điểm chính): là điểm tụ của tất cả những đường đi vào
chiều sâu theo hướng vuông góc với mặt tranh (điểm chính chỉ có một và xuất hiện
trong phối cảnh chính diện).
- Điểm tụ phụ: là điểm tụ của những đường đi vào chiều sâu theo hướng đâm xiên bất
kỳ với mặt tranh (điểm tụ phụ có nhiều và xuất hiện trong phối cảnh góc). (S)
- Điểm cự ly, tức là điểm cách chính: cũng là một loại điểm tụ phụ, nhưng đi vào chiều
sâu theo hướng đâm xiên 450 với mặt tranh (trên mặt tranh, nó nằm cách điểm chính
bằng khoảng cách từ mắt tới điểm chính. Nó có tác dụng tìm ra chiều sâu của các hình
vuông (kể cả hình chữ nhật) đi vào chiều sâu theo phối cảnh chính diện.
- Điểm tụ trên tầm mắt và điểm tụ dưới tầm mắt: đó là những điểm tụ không nằm ở
đường chân trời mà được đặt ở phía trên hoặc dưới đường này, dùng cho những đường
thẳng đi vào chiều sâu nhưng không song song với mặt đất như: cao hơn hay thấp hơn
tầm mắt.
- Cả điểm tụ trên tầm mát và điểm tụ dưới tầm mắt đều chiếu thẳng góc với điểm tụ
tương ứng ở đường tầm mắt (đấy là trường hợp của những mái nhà dốc, hướng chếch
của những bậc thang lên xuống).
Vị trí của điểm tụ
Về vị trí của điểm tụ có 3 trƣờng hợp:
a. Đối với những đường thuộc các mặt phẳng nằm ngang trong phối cảnh thì điểm tụ
bao giờ cũng nằm ở đường chân trời, kể cả ở trên hay dưới tầm mắt.
53

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
b. Đối với những đường xiên, không thuộc mặt bằng, cũng không song song với mặt
tranh thì điểm tụ sẽ ở trên hoặc dưới đường chân trời (tùy theo hướng xiên chạy trở lên
hay trở xuống).
c. Đối vưói những đường song song với mặt tranh không kể nằm đứng hay nghiên thì
điểm tụ ở vô tận, nói một cách cụ thể là không biến dạng và không có điểm tụ. Đó là
trường hợp của những đường thẳng đứng, đường dàn mặt (song song với đáy tranh…)
Ứng dụng của điểm tụ
- Trong phối cảnh, điểm tụ được ứng dụng rất phong phú và đa dạng. Nhưng tựu trung
lại thì điểm tụ dùng để xác định hướng của những đường thẳng song song đi vào chiều
sâu.
- Trong ứng dụng của điểm tụ, ta cần nhắc đến một số điểm tụ của các đường thẳng đặc
biệt được mang tên riêng trong luật xa gần như: điểm chính, điểm cự ly…
Cách xác định điểm tụ
- Muốn tìm điểm tụ của một đường, ta cần biết rõ hướng đi của nó trong thực tế cùng vị
trí tương đối của nó với mắt và mặt tranh, khi ấy chỉ việc kẻ từ điểm nhìn một tia song
song với nó. Tia này xuyên qua mặt tranh ở đâu thì đấy chính là điểm tụ cần tìm.
Xem hình 135 tranh 158: AB là một đoạn thẳng bất kì trong không gian, cắt mặt tranh ở N.
Nếu từ O kẻ một tia song song với AB và xuyên qua mặt tranh ở F. Thì (trong thực tế) AB
và OF kéo dài sẽ gặp nhau ở vô tận và hội tụ . F chính là phối cảnh của F vô tận.Và như
thế phối cảnh của AB nhất thiết phải đi qua F. Nối NF sẽ thấy NF chập vào AB và ta tìm
được A B là phối cảnh của AB. (ví dụ khác Nếu có thêm đường khác đồng hướng với AB,
CD//AB cắt mặt tranh tại M, nhìn từ O sẽ thấy MF chập vào CD) (S)
Những điểm tụ đặc biệt
4.10. Điểm chính (điểm trông)
- Điểm chính cũng là điểm tụ của những đường thẳng song song thuộc các mặt phẳng
có góc 900 so với mặt tranh (còn gọi là những đường chiếu mặt)
- Điểm chính là hình chiếu của tất cả các điểm trong không gian, nằm trên tia nhìn
chính.
- Người ta áp dụng điểm chính để vẽ phối cảnh của các hình có đường chiếu mặt.
- Điểm chính còn dùng làm điểm chuẩn để chuyển số đo từ đồ thức mặt bằng ra đồ
thức phối cảnh trong phần vẽ phối cảnh hình vuông, hình lập phương…
4.11. Điểm cự ly và điểm đo

54

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
-Điểm cự ly là điểm tụ của những đường nằm trên các mặt bằng đi vào chiều sâu làm
thành góc 450 với mặt tranh. Điểm cự ly là một cặp đặt ở hai bên điểm chính và cách
điểm chính một khoảng bằng khoảng cách chính.
- Điểm cự ly có thể tham gia vào việc dựng phối cảnh của tất cả mọi hình khối, không
cần đến điểm tụ của những hướng bất kỳ mà chỉ đòi hỏi các đường dàn mặt và chiếu
mặt.
Điểm cự ly rút ngắn
- Người ta có thể rút ngắn điểm cự ly theo một tỷ lệ nào đó nhằm đưa vị trí của nó vào
trong phạm vi khung tranh.
-Trong khi vẽ phối cảnh người ta có thể giữ nguyên điểm cự ly mà phóng to hình
vuông theo ý muốn, miễn là khổ giấy cho phép.

Chƣơng 5: Một số hình thức phối cảnh
* Giới thiệu chung
- Tuy vậy, khi đưa hình khối vào tranh đòi hỏi người họa sĩ phải tính toán, cân nhắc,
chọn lọc những yếu tố điển hình tạo nên những hình tượng nghệ thuật đẹp mắt.
- Để làm được việc này, trước hết người họa sĩ phải nắm được phương pháp vẽ các
hình khối cơ bản và sự biến dạng của chúng trong không gian.
- Trong bài này, chủ yếu giới thiệu một số hình thức vẽ phối cảnh
- Phương pháp vẽ phối cảnh hình vuông
- Phương pháp vẽ phối cảnh hình lập phương
- Phương pháp vẽ phối cảnh hình tròn
- Phương pháp vẽ phối cảnh bóng ngả, bóng nước kết hợp với tỷ lệ của con người
trong không gian.
- Đây là bài tập tối cần thiết làm sáng tỏ và củng cố phần lý thuyết đã học được ở
các bài trước.
- Phần thực hành vẽ phối cảnh cũng là những ứng dụng quan trọng nhằm rèn
luyện mắt quan sát và kỹ năng thực hành. Bước đầu giúp cho người học vẽ biết
cách xây dựng bố cục một bức tranh từ những ký họa ở thực tế. (S)
5.1 Vẽ phối cảnh hình vuông
- Dựng được phối cảnh hình vuông, ta sẽ vẽ được phối cảnh của nhiều hình khác nhau
như hình tròn, sàn lát gạch vuông, xây dựng một khung nội thất bằng những ô vuông
để tiện xếp đặt và trang hoàng. Dựng phối cảnh hình tròn trước hết phải biết cách vẽ
55

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện
phối cảnh hình vuông rồi sau đó căn cứ vào một số điểm chuẩn trên hình vuông đó để
vẽ phối cảnh của hình tròn. Dựng phối cảnh sàn lát gạch vuông hoặc xây dựng một
khung nội thất mà sàn tường và trần đều là những ô vuông, trên cơ sở đó mà bố trí và
trang hoàng cho một đồ án trang trí, nội thất… Có nhiều phương pháp vẽ phối cảnh
hình vuông. Song đối với phương pháp nào cũng đòi hỏi phải có những điều kiện sau:
- Vị trí của điểm nhìn
- Khoảng cách chính
- Vị trí của đường chân trời so với mặt tranh
- Kích thước vị trí của hình vuông (S)
5.1.1 Vẽ phối cảnh chính diện
- Đây là trường hợp phối cảnh chính diện, tức là cạnh chân của vật song song với đáy
tranh.
- Giả thiết trên đô thức mặt bằng, ta có hình vuông ABCD đặt theo hướng chính diện.

56

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện

- Muốn đưa hình vuông ABCD ra phối cảnh, trước hết trên đồ thức mặt bằng, ta kéo dài hai
cạnh chiếu mặt AC và BD cho gặp mặt tranh tại các điểm C và D và đặt các điểm này trên
đáy tranh trong hình phối cảnh. (S)
- Ta tiếp tục kẻ đường chéo vuông góc BC và kéo dài đường này cho gặp mặt tranh tại
điểm C1. (S)
- Khi đưa ra phối cảnh những đường xuất phát từ C và D là những đường chiếu mặt, tất
yếu phải gặp nhau tại điểm chính (P). Đường xuất phát từ C1 là đường đâm xiên 450 so với
mặt tranh phải đi vào điểm cự ly (S)
- Khoảng cách từ điểm chính đến điểm cự ly PD=PO. Ta có những giao điểm tạo lên
góc B và góc C của hình vuông. Từ B và C kẻ đường dàn sang phải sang trái để có
những giao điểm tạo nên góc A và góc D của hình vuông (S)
- Như vậy, ta vẽ xong hình vuông ABCD trong phối cảnh. (S)
Vẽ phối cảnh chính diện hình vuông nằm lệch 1 bên
57

Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Tải về bản full