Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Các biện pháp chăm sóc cây trồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo chuẩn bị tốt môn Công nghệ

Bài: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

  • A. Lý thuyết
    • I. Tỉa, dặm cây
    • II. Làm cỏ, vun xới
    • III. Tưới tiêu nước
    • IV. Bón thúc phân
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết

I. Tỉa, dặm cây

- Cách tiến hành: tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bị bệnh, chỗ có cây mọc dày và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.

- Mục đích: đảm bảo khoảng cách, mật độ trên ruộng.

II. Làm cỏ, vun xới

Sau khi hạt đã mọc phải tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng:

- Diệt cỏ dại.

- Làm cho đất tơi xốp.

- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.

- Chống đổ.

III. Tưới tiêu nước

1. Tưới nước: cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.

2. Phương pháp tưới: Thường có các cách tưới sau:

- Tưới theo hàng, vào gốc cây.

- Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh để thấm dần.

- Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng.

- Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.

3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và có thể làm cây trồng bị chết.

IV. Bón thúc phân

- Quy trình bón thúc phân:

+ Bón phân.

+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất.

- Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây mà em biết: bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun mưa.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Có mấy biện pháp chăm sóc cây trồng?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B

Giải thích: (Có 4 biện pháp chăm sóc cây trồng gồm:

- Tỉa, dặm cây

- Làm cỏ,vun xới

- Tưới, tiêu nước

- Bón phân thúc – SGK trang 44,45)

Câu 2: Tỉa và dặm cây có tác dụng:

A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu.

B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống.

C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉa và dặm cây có tác dụng:

- Bỏ cây yếu, cây bị sâu.

- Dặm cây khỏe vào chỗ trống.

- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây – SGK trang 44)

Câu 3: Mục đích của việc làm cỏ là:

A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại.

B. Chống đổ.

C. Làm đất tơi xốp.

D. Hạn chế bốc hơi nước.

Đáp án: A

Giải thích: (Mục đích của việc làm cỏ là: Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại – SGK trang 45)

Câu 4: Mục đích của việc vun xới là:

A. Diệt cỏ dại.

B. Diệt sâu, bệnh hại.

C. Làm đất tơi xốp.

D. Tăng bốc hơi nước.

Đáp án: C

Giải thích: (Mục đích của việc vun xới là: Làm đất tơi xốp – SGK trang 45)

Câu 5: Có mấy phương pháp tưới nước?

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Đáp án: C

Giải thích: Có 4 phương pháp tưới nước:

- Tưới theo hàng, vào gốc cây

- Tưới thấm

- Tưới ngập

- Tưới phun mưa – SGK trang 45)

Câu 6: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì?

A. Tưới theo hàng, vào gốc cây

B. Tưới thấm

C. Tưới ngập

D. Tưới phun mưa

Đáp án: B

Giải thích: (Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới thấm – SGK trang 45)

Câu 7: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới gì?

A. Tưới theo hàng, vào gốc cây

B. Tưới thấm

C. Tưới ngập

D. Tưới phun mưa

Đáp án: D

Giải thích: (Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới phun mưa – SGK trang 45)

Câu 8: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?

A. Cây có thân, rễ to, khỏe.

B. Cây rau màu.

C. Cây lúa.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: (Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây rau màu)

Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?

A. Cây lúa.

B. Cây rau màu.

C. Cây có thân, rễ to, khỏe.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích: (Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng trong nước như lúa)

Câu 10: Quy trình bón phân thúc bao gồm:

A. Bón phân.

B. Làm cỏ, vun xới.

C. Vùi phân vào đất.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Quy trình bón phân thúc bao gồm:

- Bón phân.

- Làm cỏ, vun xới.

- Vùi phân vào đất – SGK trang 46)

Bài: Các biện pháp chăm sóc cây trồng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về các quy trình, các biện pháp chăm sóc cây trồng như tưới nước, bón phân, xới đất...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7

Có mấy phương pháp tưới nước?

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Đáp án: C


Giải thích: Có 4 phương pháp tưới nước:


- Tưới theo hàng, vào gốc cây


- Tưới thấm


- Tưới ngập


- Tưới phun mưa – SGK trang 45)

c nha cho mik tim và đánh giá

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Câu 35.  Phương pháp tưới nước cho lúa là gì?

    A.Tưới thấm

    B.Tưới phun mưa

    C.Tưới theo hàng.

    D. Tưới ngập.

    Câu 36.  Nhóm nông sản nào sau đây thường  được thu hoạch bằng phương pháp  cắt?

    A.Sầu riêng, củ mì, rau muống, hoa cúc.

    B. Cam, ổi, hoa hồng, đậu Hà Lan.

    C. Hoa cúc, rau lang, mía, lúa.

    D. Hoa cúc, củ mì,  rau muống, củ lang.

    Câu 37.  Người ta thường chế biến bằng cách sấy đối các loại nông sản sau :

    A.Vải, nho, chuối, hồng…

    B. Sắn, khoai, ngô, đỗ…

     C.Bắp cải, cà pháo, dưa leo…

     D. Quả đào, mận, mơ…

    Câu 39.  Thời gian trồng khoai lang ở vụ Đông xuân của nước ta là?

        A. Từ tháng 12 đến 5

        B. Từ tháng 11 đến 5

        C. Từ tháng 5 đến 8

        D. Từ tháng 8 đến 12

    giúp mik vs. mik đang cần gấp. bn nào trả đúng mik sẽ cho 5 sao nha. cảm ơn nhìu

Phương pháp tưới tiêu đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động canh tác cây trồng nông nghiệp nào. Chúng ta nên biết về các kiểu tưới khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng để đặt năng suất cao nhất của cây trồng. 

Bạn có thể chọn các cách tưới cho cây trồng sao cho phù hợp dựa trên loại đất, khí hậu tại địa phương, cách quy hoạch ruộng vườn và nguồn nước sẵn có. Có thể chia cách tưới tiêu thành hai kiểu chính đó là: tưới theo cách truyền thống và phương pháp tưới hiện đại.

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây

Đây là phương pháp có từ lâu đời và phổ biến nhất, được sử dụng ở hầu hết các quốc gia từ nhiều thế kỷ trước. Tưới truyền thống bao gồm 4 loại phương pháp để cung cấp nước cho cây trồng được liệt kê dưới đây.

Đây là cách tưới này bao gồm việc mở một kênh dẫn nước đến đồng ruộng để nước chảy tự do theo mọi hướng của khu đất. Nước chảy tràn và bao phủ toàn bộ bề mặt đất.

Phương pháp này là phương pháp kém hiệu quả nhất vì chỉ khoảng 20 đến 25% lượng nước được cây trồng sử dụng. Phần còn lại của nước sẽ mất đi khi nguồn nước chảy tràn ra khỏi khu đất, nước bị thấm và bay hơi.

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây

Tưới ngập chỉ phù hợp với các loại cây trồng ưa nước như lúa nước, đậu hà lan, cỏ linh lăng… Phương pháp này không phù hợp với các loại cây nông nghiệp nhạy cảm với điều kiện ngập úng.

Ưu điểm:

  • Đất nông, trũng là thích hợp nhất cho phương pháp này.
  • Chi phí thiết lập và chi phí vận hành thấp hơn khi so sánh với các phương pháp khác.

Nhược điểm:

  • Một lượng nước rất lớn bị lãng phí khi sử dụng phương pháp này.
  • Điều này sẽ gây xói mòn đất quá mức trên những vùng đất dốc hoặc khu ruộng cao.
  • Sẽ thường xuyên bón phân cho khu đất do đất bị xói mòn thường xuyên.
  • Phương pháp này khuyến khích sự phát triển của cỏ dại.

Trong kỹ thuật tưới này, khu ruộng được san bằng và chia thành các luống nhỏ có độ cao từ 20cm đến 30cm. Các kênh tưới nhỏ được thiết kế giữa 2 hàng luống liền nhau. 

Phương pháp tưới này có thể được dùng với nhiều loại đất khác nhau ngoại trừ đất cát và thích hợp với nhiều loại cây loại rau và cây ăn trái.

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây


Ưu điểm:

  • Với phương pháp này, có thể mang lại nhiều diện tích canh tác hơn với chi phí tưới tiêu thấp hơn.
  • Kỹ thuật tưới này cần ít nhân công cho việc tưới nước cho cây trồng hơn.
  • Kỹ thuật tưới này ít gây xói mòn hơn so với tưới ngập.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này cũng cần nguồn cung cấp nước lớn.
  • Đất phải được san phẳng để phân phối nước đồng đều.
  • Chi phí ban đầu của phương pháp này khá cao vì nó đòi hỏi phải san lấp mặt bằng.
  • Hệ thống thoát nước nên được quan tâm và thực hiện trước trong phương pháp này.

Cách tưới này này phù hợp cho các loại cây ăn quả hoặc cây trồng lâu năm, cây có bộ rễ lớn. Trong kỹ thuật tưới này, chúng ta sẽ tạo một bệ nâng được gọi là “bồn” được tạo hình vòng tròn hoặc hình vuông… xung quanh gốc cây. 

Bồn đất có công dụng giữ nước để cung cấp cho cây trồng, độ cao của bồn đất phụ thuộc vào lượng nước cần cung cấp cho từng loại cây trồng.

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây


Phương pháp này thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, các khu vực địa hình đất bằng phẳng và thích hợp với các loại đất khác nhau.

Ưu điểm:

  • Với phương pháp này, có thể chủ động lượng nước tưới cho cây tùy vào điều kiện thời tiết.
  • Phương pháp này giúp tiết kiệm và tránh lãng phí lượng nước tưới.
  • Sẽ không có hiện tượng xói mòn đất.

Nhược điểm:

  • Phương pháp tưới này không phù hợp với tất cả các loại cây trồng.
  • Với cách tưới này có thể khuyến khích bệnh lây lan trên cây.
  • Dự kiến ​​chi phí làm bồn đất chứa nước ban đầu sẽ cao.

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o , được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m, thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm dưới dạng phun sương hay phun mù.

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây


Tưới phun cũng có thể dưới hình thức vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây ăn quả vào những ngày nắng nóng (phun vào 16-18 giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Ưu điểm:

  • Hệ thống tưới phun giúp phân phối nước đồng đều trên toàn cây trồng.
  • Bạn có thể thực hiện hệ thống này ở hầu hết các loại đất khác nhau.
  • Hệ thống này giúp tiết kiệm lượng nước tưới so với các phương pháp truyền thống.
  • Lượng nước tưới từ vòi phun có thể được kiểm soát theo từng nhu cầu của các loại cây trồng khác nhau hoặc theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng.

Nhược điểm:

  • Chi phí thiết lập ban đầu rất cao.
  • Hệ thống tưới phun có thể cần tiêu thụ một lượng điện năng nhất định.
  • Bạn có thể gặp vấn đề với đầu phun bị tắc, điều này cần phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên.
  • Chi phí vận hành và bảo trì trong tưới phun mưa rất cao.
  • Kỹ thuật tưới này chỉ phù hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Đây là một hệ thống tưới tiêu được phát triển và sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Tưới nhỏ giọt còn được gọi là “Trickle Irrigation” ban đầu được phát triển ở Israel, nơi phát triển nông nghiệp ở những khu vực khan hiếm nước. 

Trong hệ thống tưới này, một ít nước được tưới đều đặn dưới dạng các giọt nước thông qua các vòi phun nối với các ống rải trên đất để tưới cho một khu vực diện tích rất nhỏ xung quanh gốc cây trồng.

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây


Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới. Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. 

Ưu điểm:

  • Bạn có thể tiết kiệm tối đa lượng nước cần cung cấp cho cây trồng trong hệ thống nhỏ giọt.
  • Sử dụng phương pháp này, bạn có thể kiểm soát lượng nước và khoảng thời gian tưới cho cây.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép bạn có thể bón phân với hình thức hòa vào nước tưới trực tiếp vào vùng rễ cây.
  • Hệ thống nhỏ giọt có thể kiểm soát rất tốt sự phát triển của cỏ dại, và duy trì độ ẩm thấp trong đất.

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp tưới này chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Chỉ phù hợp với những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc quy mô trồng trọt lớn để đảm bảo lợi nhuận mang lại trong hoạt động canh tác.

Trên đây là một số phương pháp tưới tiêu cho cây thường được áp dụng ở Việt Nam. Tùy vào điều kiện kinh tế đầu tư và quy mô cũng như điều kiện khí hậu thổ nhưỡng mà bà con có thể lựa chọn một phương pháp tưới tối ưu nhất cho hoạt động trồng trọt của mình. Tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp sạch nhé!

Những loại cây thích hợp trồng trên đất cát

Những loại cây thích hợp trồng trên đất thịt

Trong trồng trọt có mấy phương pháp tưới nước cho cây

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.