Tuổi thọ trung bình hôn nhân 7 năm

Sáng 29/8, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa và chăm sóc người cao tuổi giữa Nhật Bản và Việt Nam, ông Phạm Vũ Hoàng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) - cho biết Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 9 triệu người từ 65 tuổi trở lên và con số này sẽ tăng lên 21,7 triệu vào năm 2050. Theo ông Phạm Vũ Hoàng, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự kiến, năm 2036, Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn dân số già (người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14%). 20 năm sau đó, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già, như Nhật Bản vài năm trước.

Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi. Trong đó, phụ nữ có tuổi thọ trung bình là 76,1 và nam giới là 71,1. Tức phụ nữ Việt sống thọ hơn nam giới 5 tuổi. Khoảng cách này năm 2019 là 5,3 tuổi (tuổi thọ trung bình nữ là 76,3 và nam là 71,0).

Cùng với tốc độ già hóa nhanh, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam là điều đáng quan tâm. Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, thường là bệnh không lây nhiễm, cơ xương khớp, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ... Trong khi đó, chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng điều trị và chăm sóc dài hạn của Việt Nam rất khiêm tốn. Cả nước chưa có bệnh viện chăm sóc người cao tuổi dài hạn.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng nêu lên nhiều vấn đề khó khăn cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt liên quan tới kinh tế. Bà Bùi Thị Ninh - Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam TPHCM - chia sẻ, người Việt có tư duy đầu tư cho con cái, từ việc học hành, công việc tương lai. Nhiều người mong muốn sau này con cái chăm sóc lại mình. Do đó, họ chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho tuổi già với nguồn thu nhập ổn định, bền vững.

Bên cạnh đó, lương hưu, trợ cấp xã hội còn hạn chế. Nhiều người già không có lương hưu, nếu không có nguồn hỗ trợ từ con cháu thì đời sống vô cùng đáng lo ngại.

Ông Naoki Kondo - Trưởng khoa Dịch tễ học xã hội, Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) - chia sẻ một số phương án mà quốc gia có dân số siêu già này ứng phó. Ví dụ như, các địa phương ở Nhật Bản thành lập các quán cộng đồng để ngăn ngừa khuyết tật chức năng ở người cao tuổi. Các trung tâm cộng đồng này là nơi người già có thể tụ họp, tương tác, giao lưu, có thể làm giảm 50% tỉ lệ người cần chăm sóc điều dưỡng. Đồng thời kêu gọi nhiều người thu nhập thấp, phụ nữ cao tuổi tham gia. Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản cũng có ngân sách để hỗ trợ địa phương thực hiện mô hình này.

Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng, tái cấu trúc hệ thống y tế, chăm sóc lão khoa, xây dựng các chế độ chính sách an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng… để chăm sóc người cao tuổi.

Không có bất cứ lý do hay xu hướng nhất định để dẫn đến kết quả không vui này nhưng nhóm các luật sư chuyên xử những vụ ly hôn đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân đã nghiên cứu và đúc kết ra một số những yếu tố có thể dự báo được "tuổi thọ" của cuộc hôn nhân.

Giá trị của lễ đính hôn và đám cưới

Tuổi thọ trung bình hôn nhân 7 năm

Đừng quan trọng hóa vật chất bên ngoài mà hãy quan tâm đến việc chăm sóc gia đình nhiều hơn. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đó chính là sự thật.

Theo nghiên cứu của Đại học Emory, những cặp đôi hào phóng chi trả số tiền lớn cho chiếc nhẫn cưới sẽ có khả năng ly hôn cao gấp 3,5 lần những cặp đôi không quá phung phí cho món quà cưới này.

Sau nhiều năm làm việc với tư cách là một luật sư ly hôn, bà Michelle Crosby cho biết: "Không ít cặp đôi luôn xem trọng những thứ hào nhoáng bên ngoài như giá trị của nhẫn cưới, váy cưới hay bữa tiệc hoành tráng và xem chúng như một thước đo hạnh phúc tình yêu của bản thân. Những cặp vợ chồng như thế sớm muộn một ngày nào đó cũng sẽ bán đi tất cả vật chất để chi trả cho chi phí ly hôn".

Thời gian ở bên nhau

Tuổi thọ trung bình hôn nhân 7 năm

Số liệu thống kê cho thấy, vợ chồng thường đệ đơn ly hôn vào khoảng năm thứ 7 của hôn nhân. Giải thích cho điều này, các chuyên gia nói: "Những cặp đôi sau thời gian dài chung sống sẽ dần mất đi sự hứng thú trong mối quan hệ vợ chồng. Khi đó, mỗi cá nhân sẽ có xu hướng độc lập hơn và xem trọng cái tôi cũng như sở thích cá nhân hơn là những hoạt động hai người trước đây".

Thế nên, đừng khiến hôn nhân trở nên nhàm chán. Thay vào đó, bạn và chồng hãy cùng nhau nỗ lực mỗi ngày mang đến nhiều niềm vui và điều mới mẻ cho nhau. Thời gian bên cạnh nhau chính là "trái ngọt" mà cả hai bạn sẽ nhận được cho những cố gắng xây dựng hạnh phúc bền vững dài lâu.

Khoảng cách tuổi tác

Đừng nghĩ rằng tình yêu không quan trọng tuổi tác bởi thật ra đây chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai bạn đấy. Đặc biệt, kết quả chia tay thường đến với những cặp đôi mà vợ lớn tuổi hơn chồng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ lớn hơn người bạn đời của mình ít nhất 3 tuổi sẽ có trên 53% khả năng ly hôn so với những trường hợp có khoảng cách tuổi tác nhỏ hơn.

Nếu chênh lệch tuổi tác này xảy ra theo chiều hướng ngược lại, có nghĩa người chồng lớn tuổi hơn vợ, hạnh phúc của cặp đôi này cũng không được đảm bảo bền vững.

Luật sư Crosby cho biết: "Nếu có ý định kết hôn, các cặp đôi có khoảng cách tuổi tác chênh lệch quá lớn nên nghĩ về những sự khác biệt nhất định của cả hai và đời sống vợ chồng trong tương lai 10 đến 20 năm sau. Điều này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về hạnh phúc dài lâu cũng như có thể tìm ra cách khắc phục kịp thời tránh kết quả đáng tiếc xảy ra".

Những cử chỉ không tôn trọng nhau

Tuổi thọ trung bình hôn nhân 7 năm

Nhiều nghiên cứu phân tích cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng được tiến hành và phát hiện trong thời gian chia sẻ với nhau, các cặp đôi phát sinh những dấu hiệu không tôn trọng đối phương như đảo mắt xung quanh, mất tập trung… thường dễ chia tay hơn.

Để tránh tình trạng này, Crosby đưa ra lời khuyên: "Đối với bất kỳ một phản ứng tiêu cực nào, bạn phải bù đắp cho người bạn đời của mình 5 sự trao đổi mang tính tích cực. Điều này sẽ giúp cải thiện hành động của bạn trong tương lai".