Ưu điểm sách Tin học lớp 3

Mỗi bài học cụ thể các phần hoạt động, luyện tập, vận dụng, câu hỏi tự kiểm tra. Mỗi chủ đề đều có mục tiêu chủ đề, tóm tắt chủ đề và tìm hiểu thêm giúp học sinh mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết.

Kênh chữ và kênh hình đẹp, rõ nét, dễ nhìn, nhiều hình ảnh minh hoạ sống động, phù hợp với nội dung bài học.

Trong cuốn sách có tích hợp nội dung an toàn giao thông; an ninh mạng, thực tiễn trong cuộc sống, kiến thức liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời.

– Cấu trúc bài học phần khởi động không rõ ràng, tách biệt, chỉ có logo các phần hoạt động, luyện tập, vận dụng, câu hỏi tự kiểm tra làm cho học sinh và giáo viên khó theo dõi bài học và khó khăn trong việc soạn giáo án.

– Một số bài cách trình bày nội dung kiến thức, câu hỏi, bài tập được thiết kế dựa như mẫu sách của chương trình cũ (VD: Chủ đề A, Bài 5. Dữ liệu trong máy tính; Chủ đề D, Bài 3. Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet)

– Một số hoạt động đưa ra còn dài dòng, khó hiểu (VD: hoạt động hình thành khái niệm bit ở Chủ đề A, Bài 4. Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính)

– Ở một số bài việc đặt tên bài chưa sát với nội dung (VD: Chủ đề E, Bài 2. Trình bày trang, định dạng và in văn bản, nhưng trong bài ở mục 2 lại nêu khái niệm về định dạng trang chứ không phải là trình bày trang như phần tên của bài học)

– Một số nội dung thiếu hình ảnh minh họa (VD: Nội dung số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh trong Chủ đề A, Bài 4. Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính)

– Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập, vận dụng còn ít.

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK LỚP 3 MỚI NHẤT MÔN TIN HỌC NĂM 2022 PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA TRƯỜNG TH TỨ HIỆP

PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH TỨ HIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hạ Hòa, ngày tháng năm 2022​

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK LỚP 3


I. Thông tin chung Họ và tên người nhận xét, đánh giá: Trình độ chuyên môn: Đại học Đơn vị công tác: Trường TH Tứ hiệp

II. Nội dung nhận xét, đánh giá: Môn: Tin học Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

1.1. Chất lượng nội dung, hình thức SGK

* Ưu điểm:

+ Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan + Cấu trúc: - Khởi động. - Nội dung bài học - Luyện tập. - Vận dụng. * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

* Hạn chế:

- Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS

1.2. Nội dung tài liệu SGK hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh

* Ưu điểm:

- Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học.

* Hạn chế:

Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS

1.3. Nội dung SGK phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ

* Ưu điểm: - Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, luôn nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống.

Phiếu ý kiến cá nhân về các bộ sách giáo khoa lớp...

  • Thông tin
Phiếu ý kiến cá nhân về các bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022-2023

By

admin

-

Tháng Sáu 2, 2022

2

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Ưu điểm sách Tin học lớp 3

Video ưu nhược điểm của sách giáo khoa lớp 3

Phiếu ý kiến cá nhân về các bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022-2023 là mẫu được giáo viên lập ra và gửi lên cơ quan có thẩm quyền về việc trưng cầu ý kiến dự thảo hướng dẫn chọn SGK lớp 3 năm học 2022-2023

Nội dung trong mẫu nhận xét cần trình bày đầy đủ các thông tin như: Tên bộ sách, nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm của các bộ SGK. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu phiếu nhận xét cá nhân, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Phiếu nhận xét các bộ sách giáo khoa lớp 3

PHIẾU Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ CÁC BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 NĂM HỌC 2022 – 2023

(Theo danh mục sách đã được Bộ GDĐT phê duyệt)

Họ và tên giáo viên: ………………….

Tổ: ………

MÔN HỌC/HĐGD- TÁC GIẢ

BỘ SÁCH

ƯU ĐIỂM(Ghi rõ ưu điểm theo 2 tiêu chí)

HẠN CHẾ (có minh chứng cụ thể)

THỨ TỰ LỰA CHỌN (với từng môn học, HĐGD đánh số thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ số 1 là ưu tiên cao nhất)

MÔN TIẾNG VIỆT

Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên)

Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

+ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.

+ Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam.

+ Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

+ Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh.

+ Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp.

+ Số lượng văn bản nhiều.

+ Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3. Ví dụ tuần 11, tuần 12.

+ Câu hỏi phần bài đọc nhiều.

+ Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.”

+ Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh.

1

Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha (Tổng Chủ biên)

Chân trời sáng tạo

+ Bố cục cấu trúc rõ ràng.

+ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS.

+ Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.

+ Câu hỏi đưa ra cho mỗi nội dung hoạt động lượng kiến thức phù hợp.

+ Kênh chữ và kênh hình đươc chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao.

+ Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu.

+ Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống.

+ Nội dung bài đọc dài.

+ Kiến thức về Luyện từ và câu còn nặng với học sinh. Trong một tiết tập trung nhiều lượng kiến thức. VD: Ngay từ tuần 2 học sinh đã làm các bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động. Nói và đặt câu có chứa 3 từ loại đó.

+ Phần viết sáng tạo của một số bài khó với học sinh.

+ Nội dung của từng phân môn chưa rõ ràng từng phần dẫn đến HS chưa nhận biết được cụ thể.

3

Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết

(Tổng Chủ biên)

Cánh Diều

+ Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo được yêu cầu Chương trình tổng thể GDPT 2018. Có các chủ đề được phân chia rõ ràng, cụ thể, gần gũi, thân thuộc với học sinh.

+ Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực của học sinh tại địa phương.

+ Sách hướng dẫn học sinh tự đọc sách báo, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và đánh giá kết quả học tập.

+ Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ hấp dẫn. Hình ảnh, màu sắc đẹp, phong phú dễ gây hứng thú cho học sinh tìm tòi để đọc. hình ảnh trực quan sinh động.

+ 1 bài học trên 1 tuần. Khó chia tiết dạy, khó tìm bài học của ngày hôm sau, không kích thích sự tò mò hứng thú cho bài học kế tiếp và nhìn bị dối mắt.

+ Yêu cầu TLV quá cao so với HS lớp 3. Đề bài TLV khá mở rộng.

2

MÔN TOÁN

Trần Nam Dũng

(Tổng chủ biên)

Chân trời sáng tạo

+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV – HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.

+ Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS.

– Có hoạt động thực hành trải nghiệm.

– Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu.

– Các bài tập khá đa dạng.

– Cách thiết kế bài học có nhiều điểm mới.

+ Kênh chữ nhiều.

+ Trình bày giữa kênh chữ và kênh hình chưa khoa học.

+ Chưa nhiều bài tập ứng dụng thực tế.

+ Phần Thực hành trải nghiệm của một số bài khó với học sinh ( VD: Tính chu vi sân trường – Trang 49 – Tập 2).

3

Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên)

Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Có nhiều kênh hình minh hoạ.

+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV – HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.

+ Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống.

+ Có phần trò chơi.

+ Giúp HS tiếp thu được bài học.

+ GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức.

+ Kênh hình nhiều.

+ Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà.

+ Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60.

+ Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 4 trang 118).

2

Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên)

Cánh diều

+ Hệ thống câu hỏi bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ HS địa phương.

+ Hình thức trình bày bộ sách cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ.

+ Chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất Toán học cho HS. Các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình thành qua quá trình “làm toán”, đặc biệt qua việc giải quyết vấn đề.

+ Sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”, phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.

+ Chú trọng tính ứng dụng tích hợp với các môn học của lớp 2, đặc là hoạt động thực hành và trải nghiệm giúp HS phát triển năng lực.

+ Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt.

+ Phần kiến thức về xác suất thống kê trất trừu tượng và khó với học sinh.

1

MÔN CÔNG NGHỆ

Tác giả: Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên)

Kết nối tri thức

với cuộc sống

+ Hình thức:

– Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS

+ Cấu trúc:

– Khởi động

– Khám phá

– Luyện tập, thực hành

– Vận dụng.

– Ghi nhớ.

– Ý tưởng sáng tạo

– Thông tin cho em

* Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. Nối kiến thức mĩ huật với cuộc sống.