Ví dụ về chiến lược thương hiệu chuẩn

- Chiến lược thương hiệu theo dãy

- Chiến lược thương hiệu hình ô

- Chiến lược thương hiệu nguồn

- Chiến lược thương hiệu chuẩn

Mỗi thương hiệu đều chứa những điểm mạnh và điểm yếu. Với từng DN cụ thể sẽ

cần những chiến lược phù hợp khác nhau tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động cũng như

bối cảnh cạnh tranh với các đối thủ.

4.3.1 Chiến lược thương hiệu - sản phẩm

Theo chiến lược này doanh nghiệp đặt cho mỗi sản phẩm độc lập một thương hiệu

cá biệt phù hợp với định vị thị trường của sản phẩm đó. Kết quả của chiến lược này là

mỗi sản phẩm mới ra đời sẽ được gắn một tên riêng. Các doanh nghiệpsẽ có một danh

mục các thương hiệu tương ứng với danh mục các sản phẩm của mình. Chiến lược

này được khái quát tại sơ đồ 4.2

Công ty A

Thương hiệu

X

Thương hiệu

Y

Thương hiệu

Z

Sản phẩm X

Sản phẩm Y

Sản phẩm Z

Đoạn thị

trường X

Đoạn thị

trường Y

Đoạn thị

trường Z

Sơ đồ 4.1: Cấu trúc chiến lược thương hiệu - sản phẩm

65

Như đã nghiên cứu trong cuốn giáo trình marketing căn bản, doanh nghiệpProcter

& Gample đã sử dụng chiến lược thương hiệu - sản phẩm cho các loại bột giặt của

mình trên thị trường Mỹ. Với 10 thương hiệu bột giặt khác nhau phù hợp với 10 đoạn

thị trường tương ứng đã giúp doanh nghiệpchiếm được trên 50% thị trường bột giặt

tại Mỹ.

Những ưu thế của chiến lược thương hiệu - sản phẩm

Thứ nhất: Với những doanh nghiệp tập trung vào từng phân đoạn thị trường nhất

định thì chiến lược này giúp họ mở rộng tối đa thị phần của mình.

Ví dụ: Doanh nghiệpProcter & Gample ban đầu đã tấn công ồ ạt vào thị trường

với bốn chất tẩy rửa khác nhau và đã chiếm lĩnh được một số đoạn thị trường bằng

cách tạo ra các thương hiệu khác nhau đáp ứng được những mong muốn và yêu cầu

khác nhau của khách hàng.

Thứ hai: Nếu những phân đoạn thị trường này có sự khác biệt không lớn thì việc

chọn cho mỗi sản phẩm một thương hiệu thì người tiêu dùng cũng coi các sản phẩm

đó là khác biệt với nhau. Và chiến lược thương hiệu - sản phẩm thật sự hiệu quả cho

các sản phẩm có bề ngoài giống nhau. Cụ thể là các chất tẩy rửa đều có chung những

thành phần cấu tạo hóa học cơ bản, nhưng ty lệ của chúng lại phụ thuộc vào việc

người tiêu dùng quan tâm hơn đến đặc tính nào khi sử dụng: loại bỏ chất bẩn, giữ độ

bền của vải, không làm phai màu, giữ vải luôn mềm mại, không hại da tay,…Việc

gắn kết một thương hiệu cụ thể cho một yêu cầu và mong muốn nhất định sẽ nhấn

mạnh sự khác biệt về các thuộc tính cũng như lợi ích giữa các sản phẩm.

Thứ ba: Chiến lược thương hiệu - sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro

cho khi tung một sản phẩm mới ra thị trường. Vì vậy sẽ kích thích họ dám mạo hiểm

để cải tiến và đổi mới sản phẩm. Procter & Gample khi chưa chắn rằng loại nước giặt

mới có thành công hay không, họ đã gắn cho nó một tên nhãn riêng. Làm như vậy,

doanh nghiệpđã tránh được những rủi ro không đáng có cho các thương hiệu hiện có

của mình khi việc giới thiệu sản phẩm mới đó không thành công.

66

Với chiến lược thương hiệu - sản phẩm, tên doanh nghiệpkhông nhất thiết được

quảng cáo rộng rãi đến công chúng và nó khác biệt với thương hiệu sản phẩm. Vì

vậy, doanh nghiệpcó thể mở rộng và xâm nhập vào bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, nhất

là các thị trường mới. Do mỗi thương hiệu là độc lập với nhau nên nếu có một thương

hiệu nào đó hoạt động kém hiệu quả thì cũng không đe dọa đến thương hiệu khác

cũng như uy tín của công ty. Mặt khác, thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, tên

thương hiệu đóng vai trò bảo vệ hữu hiệu cho việc ra đời của những phát minh và ý

kiến sáng tạo. Điều này đặc biệt quan trọng trong những thị trường mà sự sao chép và

nhân bản có điều kiện phát triển. Ngay cả khi những sản phẩm này có cùng một công

thức chế tạo thì những sản phẩm sau có được sự khác biệt chủ yếu là dựa nhãn hiệu

gốc của sản phẩm. Mặt khác, ở những nơi mà pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí

tuệ không cao thì các loại hàng giả, hàng nhái sẽ cố gắng khai thác tiềm năng của

thương hiệu bằng cách bắt trước tên thương hiệu của các sản phẩm nổi tiếng càng

giống càng tốt nhằm tận dụng ưu thế do thương hiệu nổi tiếng đem lại. Điều đó giải

thích tại sao tại Việt Nam có rất nhiều loại nước tinh khiết hoặc nước khoáng nhái

theo thương hiệu Aquaphina của Pepsy như Aquaphiny,…

Thứ tư: Thực tế cho thấy, khoảng không gian trên các giá trưng bày của các nhà

bán lẻ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của thương hiệu. Khoảng không

gian này thường ty lệ thuận với số lượng thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu một

doanh nghiệp có nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau thì người bán lẻ thường tích

trữ và trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp đó mà ít trưng bày sản phẩm của các

doanh nghiệp khác.

Những bất lợi của chiến lược thương hiệu - sản phẩm

Những trở ngại nảy sinh trong chiến lược thương hiệu - sản phẩm chủ yếu là vấn

đề chi phí đầu tư. Việc đầu tư vào chiến lược đa thương hiệu không dành cho các

doanh nghiệp yếu về tiềm lực tài chính hoặc những người quá thận trọng không dám

mạo hiểm bởi vì:

67

Thứ nhất: khi mỗi một sản phẩm mới được đưa ra giới thiệu trên thị trường đồng

nghĩa với việc doanh nghiệp có thêm một thương hiệu mới. Kèm theo đó là chiến

dịch quảng cáo và xúc tiến bán hàng rầm rộ trên một địa bàn rộng với tần suất cao và

ngốn một ngân sách không nhỏ của nhà kinh doanh. Đây là một khoản chi phí đầu tư

lớn và đáng ngại đối với doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác, các

nhà bán lẻ cũng rất e ngại với bất cứ một sản phẩm mới mang tính thử nghiệm nào.

Họ chỉ thật sự có hứng thú bán hàng khi có được những ưu đãi đặc biệt, với những

mức chiết khấu cao.

Thứ hai: Khi các doanh nghiệp muốn tăng cường số lượng thương hiệu sản phẩm

trên một thị trường cần phải cân nhắc đến khả năng và tốc độ hoàn vốn đầu tư. Để

đáp ứng được sự đa dạng về danh mục sản phẩm, chi phí sẽ tăng lên tương ứng cho

các khoản đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển; thiết bị máy móc; chi phí thương

mại; quảng bá, xúc tiến hỗn hợp khác.

Từ những ưu nhược điểm đã phân tích trên, chiến lược thương hiệu - sản phẩm

phù hợp với những doanh nghiệpcó tính sáng tạo cao, liên tục đổi mới, có nguồn lực

tốt luôn mong muốn trở thành người dẫn đầu thị trường. Nếu thương hiệu đầu tiên

trên đoạn thị trường mới đem lại hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được những

lợi thế của người dẫn đầu thị trường. Chiến lược này cũng phù hợp với các doanh

nghiệp kinh doanh trên thị trường có tốc độ tăng trưởng cao bởi nó cho phép họ có

được tốc độ hoàn vốn đầu tư nhanh hơn.

4.3.2 Chiến lược thương hiệu - theo nhóm

Theo chiến lược này, doanh nghiệp đặt cùng một thương hiệu và một thông điệp cho

một nhóm các sản phẩm có cùng một thuộc tính hoặc chức năng. Các thương hiệu này bao

trùm mọi sản phẩm của chúng và có cùng chung một cam kết và một định vị trên thị

trường. Cấu trúc của chiến lược thương hiệu - theo nhóm được mô tả tại sơ đồ 4.3

68

THƯƠNG HIỆU

Ý NGHĨA VÀ CAM KẾT CỦA

THƯƠNG HIỆU

CÁC SẢN PHẨM

SẢN PHẨM A

SẢN PHẨM B

SẢN PHẨM C

SẢN PHẨM N

Sơ đồ 4.3: Cấu trúc của chiến lược thương hiệu - theo nhóm

Ví dụ: Rượu Whíky Clan Cambell có ba mức chất lượng là loại 5 năm, 12 năm và

loại thượng hạng 21 năm. Cà phê trung nguyên xâm nhập thị trường cà phê Việt Nam

với nhiều chất lượng khác nhau được đánh số từ 1 đến 12.

Ưu điểm

Với chiến lược thương hiệu theo nhóm giúp doanh nghiệp tránh được sự loãng

thông tin bằng cách tập trung vào một tên gọi duy nhất và xây dựng nhận thức của

khách hàng về thương hiệu đó từ những nhận thức cụ thể về sản phẩm. Từ đó đảm

bảo cho doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh quảng bá về những cam kết của mình

về sản phẩm một cách cụ thể hơn; tiết kiệm được chi phí marketing. Doanh nghiệp

tập trung quảng cáo về hình ảnh của một số sản phẩm điển hình cho cả nhóm và khéo

léo tác động đến những sản phẩm còn lại trong nhóm. Từ những ý nghĩa về những

sản phẩm định hướng được quảng cáo sẽ chia sẻ cho các sản phẩm khác trong nhóm.

Ví dụ Cambell đã tập trung cho việc quảng cáo loại rượu thượng hạng 21 năm tuổi

69

của mình và từ đó nâng cao sự đánh giá về chất lượng của khách hàng cho các sản

phẩm cùng thương hiệu.

Nhược điểm

Khi mở rộng quá nhiều sản phẩm mang thương hiệu đó thì nó dễ bị trở nên mờ

nhạt. Ví dụ thương hiệu Findus của Mỹ có tất cả 135 sản phẩm là các thực phẩm

đông lạnh thơm ngon. Đó là một tên thương hiệu có hiệu quả và hiện đại dành cho

thức ăn đông lạnh. Nhưng khi mở rộng quá nhiều sản phẩm dẫn tới các hiện tượng

các sản phẩm mang thương hiệu đó không tạo ra được sự khác biệt đối với khách

hàng và bất cứ sản phẩm nào cũng có thể bị gán cho cùng một công thức chế biến. Để

giải quyết vấn đề này, các nhà quản trị thương hiệu cần xác định rõ hai yêu cầu:

- Thương hiệu cần được phát triển để có thể làm nổi bật những tính riêng có của

mình.

- Cần có giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng để lựa chọn được sản phẩm đáp ứng

đúng những yêu cầu cụ thể của mình trong tổng số 15 sản phẩm đang được bày bán.

Để làm được điều này, Findus đã kết cấu lại thành từng nhóm riêng biệt như:

+ Nhóm “Thực đơn thanh đạm” bao gồm 18 món ăn với bao bì màu trắng

+ Nhóm “Truyền thống” gồm 19 món ăn với bao gói màu hạt dẻ.

+ Nhóm “Hải sản” gồm 9 món cá và các sản phẩm tổng hợp có bao bì màu xanh

da trời,…

Với những tên gọi theo dãy đã mang lại hiệu quả cao hơn cho các sản phẩm và

giúp những người bán hàng tổ chức các nhóm hàng trên giá trưng bày của mình một

cách khoa học và hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Dãy sản phẩm giúp doanh nghiệp

tạo lập thành nhóm các sản phẩm có chức năng riêng biệt. Từ đó giúp người tiêu

dùng hiểu được sự khác biệt giữa sản phẩm ở các dãy khác nhau. Các nhà quản trị

thương hiệu thường tạo thành các dãy sản phẩm khác nhau trong nhóm dựa trên cơ sở

nội dung bên trong của sản phẩm hoặc có thể chia thành các dãy có tính chất miêu tả.

Chiến lược thương hiệu nhóm được sử dụng phổ biến trong các ngành thực phẩm,

mỹ phẩm, thời trang, các dụng cụ nhà bếp, công cụ, dụng cụ,… Các thương hiệu này

70

bao trùm mọi sản phẩm của doanh nghiệpvới cùng một cam kết và một định vị trên thị

trường.

4.3.3 Chiến lược thương hiệu theo dãy

Chiến lược thương hiệu theo dãy: là chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng tên

chung cho từng dòng sản phẩm trên thị trường. Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất mỹ

phẩm có thể cung ứng cho thị trường nhiều dãy thương hiệu khác nhau như các sản

phẩm dùng cho người da khô, da dầu,… mỗi dòng được gắn một tên thương hiệu

riêng trong đó bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau từ sữa tắm, sữa dưỡng thể, kem

dưỡng da đến sữa rửa mặt, dầu gội đầu, dầu xả,v.v…

Ưu điểm

Với chiến lược thương hiệu dãy sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ và tạo ra hình ảnh

tích cực về tính nhất quán của sản phẩm, đồng thời có thể giảm được chi phí giới

thiệu sản phẩm mới trên thị trường.

Nhược điểm

- Các dãy sản phẩm thường có giới hạn nhất định

- Các sản phẩm mới thường liên quan mật thiết với sản phẩm hiện có đã hạn chế

sự phát triển của sản phẩm

- Sản phẩm mới khó thoát ra khỏi cái bóng của thương hiệu truyền thống

4.3.4 Chiến lược thương hiệu – hình ô

Theo chiến lược này, doanh nghiệp sử dụng một thương hiệu chung cho mọi sản

phẩm ở các thị trường khác nhau nhưng mỗi sản phẩm lại có một cam kết riêng trước

khách hàng và một chiến lược marketing riêng (ví dụ: máy in, ti vi, điều hoà nhiệt độ

mang thương hiệu Panasonic). Cấu trúc của chiến lược thương hiệu – hình ô được

khái quát tại sơ đồ 4.4

71

THƯƠNG HIỆU

LOẠI SẢN

PHẨM A

LOẠI SẢN

PHẨM B

Chiến lược

marketing cho

sản phẩm A

Chiến lược

marketing cho

sản phẩm B

LOẠI SẢN

PHẨM C

Chiến lược

marketing cho

sản phẩm C

LOẠI SẢN

PHẨM N

Chiến lược

marketing cho

sản phẩm N

Sơ đồ 4.4 Cấu trúc chiến lược thương hiệu – hình ô

Ưu Điểm

Do chiến lược này quy tụ về một tên gọi duy nhất nên không một yếu tố nào về

kinh doanh, về sản phẩm hay tuyên truyền lại không đóng góp cho danh tiếng của

thương hiệu. Thậm chí ngay cả nhưng trở ngại bất thường cũng đóng góp làm tăng

nhận thức của công chúng về sản phẩm. Khi đã được thiết lập, tên tuổi và uy tín của

thương hiệu là cơ sở chủ yếu để sản phẩm có thể xâm nhập dễ dàng vào các khu vực

hay đoạn thị trường mới. Những nhận thức về thương hiệu sản phẩm có thể mang lại

sự ủng hộ nhanh chóng của những người bán lẻ cũng như khách hàng. Thậm chi

trong một số khu vực thị trường nhỏ hẹp họ có thể thành công mà không cần đến một

sự quảng bá cụ thể nào. Do đó chiến lược thương hiệu hình ô giúp doanh nghiệp tiết

kiệm đáng kể các chi phí cho hoạt động marketing khi gia nhập vào những thị trường

mới mang tính chiến lược.

Chiến lược thương hiệu hình ô cho phép phát triển thương hiệu cốt lõi bằng cách

gắn với các sản phẩm của nó những gì mà trước đây chưa được gắn kết. Ví dụ:

72

Scheweppes là một thương hiệu sản phẩm đã trở thành thương hiệu hình ô khi nó

được đưa vào thị trường đồ uống có ga mà Orangina và Fanta đang chiếm hữu. Với

chiến lược quảng cáo mang đến sự hiện đại và trẻ trung của Scheweppes Dry đã

mang lại một hiệu quả mà sản phẩm Indian Tonic Water trước đây của họ khó có thể

đạt được.

Nhược điểm

Với chiến lược thương hiệu hình ô tại mỗi thị trường mỗi sản phẩm cần có một

chiến lược marketing hỗn hợp riêng cho phù hợp. Vì vậy, khi xâm nhập vào một thị

trường mới đòi hỏi nhà kinh doanh phái đánh giá đúng đắn các yếu tố về cầu trên thị

trường. Tại mỗi thị trường, việc xây dựng nhận thức có được từ ảnh hưởng của

thương hiệu thôi là chưa đủ mà các sản phẩm phải chứng minh được lợi ích mang lại

cho khách hàng trong mỗi khu vực thị trường nếu thương hiệu đó thành công. Một

thương hiệu được nhiều người biết đến chưa chắc đã là sự lựa chọn tối ưu trong con

mắt của người mua.

Khi sử dụng chiến lược thương hiệu hình ô, các doanh nghiệp thường có xu hướng

mở rộng các sản phẩm mang thương hiệu đó. Việc làm này sẽ gây tổn hại cho thương

hiệu. Cho dù thương hiệu và các sản phẩm chính có mạnh như thế nào thì nó cũng dễ

bị lu mờ khi mở rộng. Đôi khi nó chỉ còn là cái tên gắn trên sản phẩm để chỉ rõ nguồn

gốc của sản phẩm với tư cách như là một dấu ấn của nhà sản xuất nhằm đảm bảo chất

lượng sản phẩm. Chỉ có những thương hiệu mạnh với một ý nghĩa cụ thể, chính xác

mới có thể xuyên suốt hệ thống và bao trùm những sản phẩm khác biệt nhau. Ví dụ

Palmolive dường như mang lại sự mềm mại bất cứ khi náo sản phẩm của nó chạm

vào làn da. Cho nên thương hiệu này mang lại cả ý nghĩa vệ sinh cũng như vẻ đẹp

cho cả nam và nữ.

Khi mở rộng thương hiệu các nhà quản trị marketing cần đặc biệt thận trọng với

chiến lược mở rộng thương hiệu theo chiều dọc. Bởi khi mở rộng theo chiều dọc,

thương hiệu phải bao quát nhiều mức chất lượng và định vị khác nhau.

73

Ví dụ: Thương hiệu Renault - Volvo chiếm lĩnh thị trường với bốn mức chất

lượng: thấp, trung bình, khá và cao cấp. Ngoài ra doanh nghiệpcòn cung cấp cả xe

thượng hạng và xe đua. Họ đã sai lầm khi cho rằng một thương hiệu sẽ có cùng một

tác động tới mọi đối tượng khách hàng. Sức sáng tạo của Citroin nổi bật khi dẫn đầu

thị trường xe cao cấp nhưng lại tỏ ra yếu thế khi sản xuất những loại xe rẻ tiền.

Thương hiệu hình ô một mặt cho phép các nhà quản trị tại mỗi khu vực tự sắp xếp

việc quảng cáo và truyền thông cho sản phẩm. Nhà quản trị được tự do tạo dựng

những cam kết cụ thể phù hợp với thị trường hiện tại của mình. Song cho dù mỗi sản

phẩm có bản sắc riêng vốn có của mình, nhưng người tiêu dùng không chỉ nhận biết

một bộ phận của sản phẩm mà họ bị đặt trước tất cả các sản phẩm mà mỗi loại lại

mang một thông điệp riêng dẫn đến nhận thức về thương hiệu của họ không đầy đủ.

Vì vậy, thương hiệu cần được xem xét như một chỉnh thể chặt chẽ và thống nhất ngay

cả khi ở các tổ chức thương mại khác nhau.

Chính vì vậy, các thương hiệu hình ô được các tập đoàn đa quốc gia áp dụng trên

phạm vi toàn thế giới như SONY, CANON,...

4.3.5 Chiến lược thương hiệu – chuẩn

Chiến lược thương hiệu – chuẩn là chiến lược trong đó doanh nghiệp đưa ra một

số chứng thực hay xác nhận của mình lên tất cả các sản phẩm vốn hết sức đa dạng và

phong phú và được nhóm lại theo chiến lược thương hiệu - sản phẩm hoặc thương

hiệu nhóm.

Ví dụ tất cả các thương hiệu: 4Runner, Camry, Innova, Avalon, Corolla, Fortuner,…

đều có một điểm chung là xe của hãng TOYOTA. Hoặc điểm chung giữa các thương

hiệu Pontiac, Buick, OIdsmobile, Chevrolet ở Mỹ và Opek, Vauxhall ở châu Âu

chính là hai chữ cái GM. Tất cả đều là thương hiệu của Genneral Mators, một thương

hiệu chuẩn. Crunch, Golden Graham, Magge, và Nestlé được xác nhận bởi Nestlé.

Thương hiệu chuẩn đánh dấu sự xác nhận của mình lên các sản phẩm hết sức đa dạng

và nhóm các thương hiệu sản phẩm lại với nhau, có thể là thương hiệu dãy và/hoặc

thương hiệu nhóm. Thương hiệu chuẩn đóng vai trò là người bảo đảm cho tiêu chuẩn

74

chất lượng của các sản phẩm mang thương hiệu đó mà không tính đến những điểm

khác biệt giữa các sản phẩm này. Ngoài điều đó ra thì mỗi sản phẩm được tự do

chứng minh về nguồn gốc và đặc tính của mình. Điều đó giải thích lại sao các thương

hiệu và biểu tượng của sản phẩm lại phong phú như vậy. Kết cấu chung của chiến

lược thương hiệu chuẩn được mô tả tại sơ đồ 4.4

Cam kết A

Cam kết B

Cam kết C

Cam kết N

Sản phẩm hoặc

Sản phẩm hoặc

Sản phẩm hoặc

Sản phẩm hoặc

Nhóm hàng A

Nhóm hàng B

Nhóm hàng C

Nhóm hàng N

Thương hiệu A

Thương hiệu B

Thương hiệu C

Thương hiệu N

THƯƠNG HIỆU CHUẨN

Sơ đồ 4.5 cấu trúc Chiến lược thương hiệu chuẩn

Chúng ta có thể thấy rằng thương hiệu chuẩn được đặt xuống phía dưới do vai trò

xác nhận và đảm bảo của nó. Từ trên xuống dưới, khách hàng sẽ chọn mua những sản

phẩm với tên gọi Pontiac hay Opel, All Bran hay Frosties, Pledge hay Favor. Theo đó

General Motors, hay Toyota đóng vai trò hỗ trợ và giữ vị trí thứ yếu.

Ưu điểm

Thuận lợi chính của thương hiệu chuẩn là sự tự do hơn trong việc sử dụng những

thủ thuật kinh doanh. Và nó đã tạo cho các công ty, ví dụ như Nestlé một phạm vi

75