Ví dụ về chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại (Trade discount) là các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng.

Nội dung chính

  • Mục đích của việc chiết khấu nhằm tăng doanh thu từ việc thu hút khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn hoặc thường xuyên.
  • Chiết khấu thương mại có thể được thực hiện dưới hình thức theo từng lần mua hàng, theo chỉ tiêu số lần mua hàng cần đạt được hoặc theo chương trình khuyến mại của doanh nghiệp.
  • Chiết khấu thương mại phát sinh ngay khi đơn hàng được tạo lập.

Ví dụ về chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại (Trade discount) là các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn hoặc thường xuyên.

Hình thức chiết khấu

Theo từng lần mua hàng: khách hàng được giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên.

Chiết khấu sau nhiều lần mua hàng: khách hàng đạt chỉ tiêu nhất định về số lần mua hàng, chiết khấu mới đc áp dụng.

Chiết khấu theo chương trình khuyến mại: Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ.

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán được biết đến như khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Như vậy, cả chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán đều là khoản tiền mà người bán giảm trực tiếp cho người mua. Nhưng trên thực tế giữa hai khái niệm này có chút khác biệt.

Về mục đích

Chiết khấu thương mại với mục đích chính là thu hút khách hàng mua với số lượng lớn hoặc thường xuyên. Chiết khấu thanh toán lại nhắm đến việc khuyến khích người mua thanh toán sớm.

Thời điểm phát sinh chiết khấu

Chiết khấu thương mại phát sinh khi đơn hàng được tạo lập trong khi chiết khấu thanh toán phát sinh khi bên mua tiến hành thanh toán.

Ví dụ chiết khấu thương mại: khi khách hàng mua bánh kẹo của cửa hàng A với giá bán lẻ 15.000 đồng/cái. Khi mua số lượng trên 100 cái thì giá bán sẽ là 14.000 đồng/cái.

Ví dụ chiết khấu thanh toán: cửa hàng A nhập 100 bánh, kẹo của công ty B với giá 10.000 đồng/cái, tổng tiền phải thanh toán là 1.000.000 đồng, được trả chậm trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên, theo chính sách của công ty B nếu cửa hàng thanh toán toàn bộ trong vòng 5 ngày thì sẽ được nhận chiết khấu 3%, tương đương 30.000 đồng.

  • I. Chiết khấu thương mại là gì?
  • II. Các loại tài khoản kế toán khi định khoản chiết khấu thương mại
  • III. Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết
    • 1. Trường hợp 1: Chiết khấu ngay khi mua
    • 2. Trường hợp 2: Chiết khấu sau khi khách hàng mua nhiều lần

Hạch toán chiết khấu thương mại là công việc kế toán cần làm sau quá trình mua bán hàng hóa với chiết khấu đã được thỏa thuận. Vậy hạch toán chiết khấu thương mại là gì, các hạch toán các khoản chi phí này ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Chiết khấu thương mại (Trade Discount) là khoản mà doanh nghiệp bán giảm người mua khi đạt các điều kiện nhất định, ví dụ như mua hàng số lượng lớn. Đây là một trong các cách kích cầu của doanh nghiệp, nhằm đẩy số lượng bán, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Chiết khấu thương mại bao gồm cac hình thức như sau:

  • Chiết khấu theo từng lần mua
  • Chiết khấu sau nhiều lần mua
  • Chiết khấu sau các chương trình khuyến mại

Mỗi hình thức chiết khấu sẽ có quy định riêng và việc xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau. Do đó tùy vào từng trường hợp mà kế toán sẽ thực hiện định khoản chiết khấu thương mại khác nhau. Chiết khấu thương mại là một trong 3 khoản giảm trừ doanh thu, bên cạnh khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

II. Các loại tài khoản kế toán khi định khoản chiết khấu thương mại

Ví dụ về chiết khấu thương mại

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì kế toán sẽ định khoản chiết khấu thương mại vào TK 5211. Đây là tài khoản kê khai các chi phí chiết khấu thương mại khi khách hàng mua khối lượng hàng lớn nhưng và chưa được ghi trên hóa đơn bán trong kỳ.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, kế toán sẽ định khoản vào TK 511.

III. Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết

1. Trường hợp 1: Chiết khấu ngay khi mua

Giá bán trên hóa đơn GTGT đã bao gồm chiết khấu thương mại cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT:

– Bên bán hạch toán:

  • Nợ TK 111, 112
  • Nợ TK 131
  • Có TK 3331

– Bên mua hạch toán:

  • Nợ TK 156
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 111, 112, 331

Trong trường hợp này, việc doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho người mua đã được thống nhất trước khi lập hóa đơn, do đó trị giá ghi trên hóa đơn đã bao gồm chiết khấu. Vì vậy, kế toán không cần hạch toán phản ánh chiết khấu thương mại.

2. Trường hợp 2: Chiết khấu sau khi khách hàng mua nhiều lần

Ví dụ về chiết khấu thương mại

Dựa theo số lượng, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã mua thì khách hàng mua nhiều lần sẽ được hưởng chiết khấu thương mại tương ứng. Số tiền chiết khấu cụ thể được tính điều chỉnh trên hoá đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. 

– Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn thì khách hàng sẽ được bù trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó:

+ Bên bán hạch toán:

  • Nợ TK 131, 111, 112
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

+ Bên mua hạch toán:

  • Nợ TK 156
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 111, 112, 331

– Nếu số tiền chiết khấu vượt quá số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì kế toán cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm những hóa đơn trước và hạch toán theo sự điều chỉnh này:

+ Bên bán: Hạch toán chiết khấu thương mại đã phát sinh trong kỳ thì ghi ghi vào giảm trừ doanh thu.

  • Nợ TK 521 (Thông tư 200)/Nợ 511 (Thông tư 133)
  • Nợ TK 3331
  • Có TK 131, 111, 112

+ Bên mua: Chiết khấu thương mại được hưởng sẽ ghi nhận theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

– Nếu chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng đang ở trong kho thì ghi giảm trị giá hàng tồn kho:

  • Nợ TK 111, 112, 331
  • Có TK 156
  • Có TK 1331

– Nếu chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

  • Nợ TK 111, 112, 331
  • Có TK 632
  • Có TK 1331

– Nếu chiết khấu thương mại nhận được với hàng hóa sử dụng cho các hoạt động kinh doanh như sản xuất, quản lý, xây dựng thì ghi giảm các loại chi phí tương ứng:

  • Nợ TK 111, 112, 331
  • Có TK 154, 241, 641, 642
  • Có TK 1331

– Nếu kết thúc chương trình khuyến mãi mới lập hóa đơn thì quá trình hạch toán được thực hiện tương tự trường hợp số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng.

– Với những doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì cuối kỳ sẽ kết chuyển giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu. Các doanh nghiệp sử dụng dụng chế độ theo thông tư 133 sẽ không có bút toán này.

  • Nợ TK 521
  • Có TK 511

Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Học viện TACA về cách hạch toán chiết khấu thương mại dành cho doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích và giúp bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn.