Ví dụ về phương thức thanh toán ghi sổ

Ví dụ về phương thức thanh toán ghi sổ

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1. Phương thức chuyển tiền (remittance)Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩuyêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu(người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhànhập khẩu quy định.Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuấtkhẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưnglại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàngkhông được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuyvậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyểntiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc,tạm ứng… Trong trường hợp này nhà nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ronếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặcsố lượng…Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền:Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lạitại thời điểm nào?…- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?Mã SWIFT code thường có từ 8 – 11 ký tự được quy định như sau:4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng 2 ký tự kế nhận diện quốc gia 2 ký tự nhận diện địa phương 3 ký tự chót, nếu có, thì dùng để nhận diện chi nhánh. Nếu là chi nhánhchính thì 3 ký tự chót là “XXX”.Bên dưới là danh sách SWIFT/BIC code một số ngân hàng lớn ở Việt Nam đểtham khảo:STTBank name / Tên ngân hàngAsia Commercial Bank (ACB)1Ngân hàng TMCP Á ChâuSwift CodeASCBVNVXSTTBank name / Tên ngân hàngSwift CodeBank for Foreign Trade of Vietnam (VietcomBank)2BFTVVNVXNgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt NamVietnam Bank for Industry and Trade (VietinBank):3ICBVVNVXNgân hàng TMCP Công Thương Việt NamVietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank (Techcombank)4VTCBVNVXNgân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamBank for Investment & Dof Vietnam (BIDV)5BIDVVNVXNgân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt NamVietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank (MaritimeBank)6MCOBVNVXNgân hàng TMCP Hàng Hải Việt NamVietnam Prosperity Bank (VPBank)7VPBKVNVXNgân hàng Việt Nam Thịnh VượngVietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank)8VBAAVNVXNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt NamVietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank (Eximbank)9EBVIVNVXNgân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt NamSaigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank)10SGTTVNVXNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínDongA Bank11EACBVNVXNgân hàng TMCP Đông ÁNorth Asia Commercial Joint Stock Bank (NASB)12NASCVNXNgân hàng TMCP Bắc ÁAustralia and New Zealand Banking (ANZ Bank)13ANZBVNVXNgân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt NamSouthern Commercial Joint Stock Bank (Phuong Nam Bank)14PNBKVNVXNgân hàng TMCP Phương NamVietnam International Commercial Joint Stock Bank (VIB)15VNIBVNVXNgân hàng TMCP Quốc tế Việt NamVietnam Asia Commercial Joint Stock Bank (VietABank)16VNACVNVXNgân hàng TMCP Việt ÁTien Phong Commercial Joint Stock Bank17TPBVVNVXNgân hàng TMCP Tiên PhongMilitary Commercial Joint Stock Bank (MB Bank)18MSCBVNVXNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiSTTBank name / Tên ngân hàngSwift CodeOceanBank19OJBAVNVXNgân hàng TM TNHH 1 thành viên Đại DươngPetrolimex Group Commercial Joint Stock Bank (PG Bank)20PGBLVNVXNgân hàng TMCP Xăng dầu PetrolimexLien Viet Post Joint Stock Commercial Bank (LienVietPostBank)21LVBKVNVXNgân hàng TMCP Bưu Điện Liên ViệtHSBC Bank (Vietnam) Ltd22HSBCVNVXNgân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)Mekong Housing Bank (MHB Bank)23MHBBVNVXNgân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu LongSoutheast Asia Commercial Joint Stock Bank (SeABank)24SEAVVNVXNgân hàng TMCP Đông Nam ÁAn Binh Commercial Joint Stock Bank (ABBank)25ABBKVNVXNgân hàng TMCP An BìnhCITIBANK N.A.26CITIVNVXNgân hàng Citibank Việt NamHoChiMinh City Development Joint Stock Commercial Bank (HDBank)27HDBCVNVXNgân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí MinhGlobal Petro Bank (GBBank)28GBNKVNVXNgân hàng Dầu khí toàn cầuOrient Commercial Joint Stock Bank (OCB)29ORCOVNVXNgân hàng TMCP Phương ĐôngSaigon – Hanoi Commercial Joint Stock Bank (SHB)30SHBAVNVXNgân Hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn – Hà NộiNam A Commercial Joint Stock Bank31NAMAVNVXNgân hàng Thương Mại cổ phần Nam ÁSaigon Bank For Industry And Trade (Saigon Bank)32SBITVNVXNgân Hàng TMCP Sài Gòn Công ThươngSaigon Commercial Bank (SCB)33SACLVNVXNgân hàng TMCP Sài GònTrong thanh toán TT, tiền được Người Mua chuyển qua ngân hàng tới cho NgườiBán, và sẽ có một giấy chuyển tiền trong trường hợp này.Đây là giấy tờ chứng minh việc chuyển tiền(biên lai chuyển tiền) – BankReceipt/Bank Slip.Nhiệm vụ của Người Bán là cần yêu cầu Người Mua chuyển Bank slip chứng minhviệc đã chuyển tiền, kiểm tra kĩ thông tin trên Bank Slip xem chính xác hay không.Khi đã nhận được tiền trong tài khoản thì xác nhận lại cho Người Mua và tiến hànhsản xuất hàng/gửi chứng từ gốc.Đặc điểm và vận hành TT (Telegraphic Transfer)– Chuyển tiền bằng điện1. Đặc điểmLà phương thức thanh toán đơn giảnNgười chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp vớinhauNgân hàng chỉ đóng vai trò trung gian để hưởng phí và không bị ràng buộcbất cứ trách nhiệm gìViệc trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người muaÁp dụng trong trường hợp các bên có uy tín và tin cậy lẫn nhau2. Các bên tham giaNgười chuyển tiền hay người trả tiền ( Remitter)Người thụ hưởng (Beneficiary)Ngân hàng chuyển tiền ( Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ ngườichuyển tiềnNgân hàng trả tiền ( Paying Bank): là ngân hàng trả tiền cho người thụhưởng và thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiềnVận hành T/T(1) Sau khi thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương nhà xuấtkhẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa cho nhà nhập khẩu đồng thời chuyển giaotoàn bộ chứng từ.(2) Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn viết lệnh chuyển tiền đếnNgân hàng chuyển tiền, yêu cầu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng chuyển tiềnsẽ trích tài khoản của nhà nhập khẩu để chuyển tiền, đồng thời gửi giấy báo nợ,giấy báo đã thanh toán cho nhà nhập khẩu.(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình tại nước của nhàxuất khẩu (ngân hàng trả tiền) yêu cầu chi nhánh này chuyển tiền vào tài khoản củanhà xuất khẩu.(5) Ngân hàng trả tiền chuyển tiền cho nhà xuất khẩu và gửi giấy báo cho đơn vị.Phương thức này có ưu điểm: Việc sử dụng đơn giản không đòi hỏi cao về mặtnghiệp vụ, chi phí chuyển tiền thấp hơn các phương thức khác.Nhược điểm: Việc trả tiền cho người bán phụ thuộc vào thiện chí của người mua,bởi vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Ngược lại nếu chuyển tiềntrước không có gì đảm bảo chắc chắn rằng người bán sẽ giao hàng và giao hàngđúng hạn.2. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêucầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định chomột người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hốiphiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình chongân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tíndụng.2.1. Bản chất pháp lý của thư tín dụng (L/C)Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thưtín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảođảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhậpkhẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhấtđịnh, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuấtkhẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả haibên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế.Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụngcác bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụngsai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.(1). L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồngcơ sở)L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợpđồng dịch vụ,…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơsở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thưtín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.(2). Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từchứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từcó liên quan”.Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trìnhđược các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C.Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanhtoán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoảnquy định trong L/C.2.2. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng L/CThanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩuvà nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả L/C, đồng thời để bảo đảm lợiích của mình khi sử dụng L/C như là một phương thức thanh toán, các bên nên lưuý một số vấn đề được nêu sau đây.Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thưtín dụng. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế(Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗtrống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác củađơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nộidung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác.Đặc biệt lưu ý đối với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểmtra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếptục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chốigiao hàng thì vi phạm hợp đồng.Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở).L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợpđồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểmtra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở pháplý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 5251995. Do vậy cần đánh giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C;ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thôngthường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/Ckhông hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càngtốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại;hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm.Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái vớiluật áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhànhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trường hợp sự sai sót trong L/Ckhông quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướnggiải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từthanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhậpkhẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyểnsang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trảtiền bằng điện…Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật ápdụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.Ưu ngược điểm của LCLợi ích đối với người xuất khẩu:– NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việcngười mua có muốn trả tiền hay không.– Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.– Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hànhngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).– KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bịthực hiện hợp đồngLợi ích đối với người nhập khẩu:– Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.– Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gìtheo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền(nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).Lợi ích đối với Ngân hàng:– Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)– đạikhái là có tiền.– Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.– Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷmỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm trachứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng lànguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trongviệc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.1/ NGƯỜI XIN MỞ THƯ TÍN DỤNG – APPLICANT (công ty Microsoftchẳng hạn): Là nhà nhập khẩu (hoặc đại diện nhà nhập khẩu), anh ta viết một đơnyêu cầu mở LC (kèm theo tiền ký quỹ là ngoại tệ – USD, EUR,…; nếu không cóngoại tệ thì tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi + đơn xin mua ngoại tệ + phương án kinhdoanh nhập à thể hiện lý do mua USD, EUR,… sau đó dùng tiền này ký quỹ ngânhàng) gửi lên ngân hàng mở LC để yêu cẩu mở một LC nhằm cam kết thanh toántiến đối với người xuất khẩu.2/ NGƯỜI HƯỞNG LỢI – BENEFICIARY (công ty TDgroup chẳng hạn): Làngười xuất khẩu (hoặc đại diện của họ), anh này sẽ nhận LC từ ngân hàng thôngbáo và kiểm tra nội dung LC – nếu ổn và đáp ứng được thì chấp nhận LC và tiếnhành giao hàng theo đúng yêu cầu được ghi trong LC (trong trường hợp điều khoảnLC không phù hợp hoặc người xuất khẩu không thể đáp ứng được điều kiện quyđịnh trng LC thì có thể yêu cầu báo nhà nhập khẩu để tu chỉnh lại LC). Và anh tasẽ nhận được tiền hàng hoặc sự chấp nhận thanh toán tiền hàng từ ngân hàng MởLC (cái này tùy vào điệu kiện về thời hạn thanh toán) nếu như anh ta xuất trình chongân hàng mở LC một Bộ chứng từ về hàng hóa phù hợp với những yêu cầu củaLC.Nhà xuất khẩu lưu ý khi xuất trình chứng từ phải theo mục thời hạn xuất trìnhchứng từ được quy định trên LC (nếu mục này để trống tức là nó quy định 21 ngàykể từ ngày giao hàng lên tàu và nằm trong thời hạn có hiệu lực của LC nhé cácbạn)3/ NGÂN HÀNG MỞ LC – ISSUING BANK/ OPENING BANK (ngân hàngAmerican bank chẳng hạn): Đây là ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu, anhnày có nghĩa vụ như sau:a/ Mở một LC theo yêu cầu của người nhập khẩu (sau khi có ký quỹ), và gửi sangcho ngân hàng thông báo LC để gửi tới nhà xuất khẩu.b/ Tu chỉnh (chỉnh sửa LC theo yêu cầu của người nhập khẩu – nếu có)c/ Nhân và Kiểm tra chi tiết Bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển sang (thôngquan anh ngân hàng thông báo LC), nếu Thấy phù hợp thì chuyển tiền cho anhxuất khẩu – nếu là trả ngay; ký xác nhận sẽ thanh toán cho anh xuất khẩu – nếu làtrả chậm; hoặc từ chối thanh toán và trả lại Bộ chứng từ cho anh xuất khẩu vàkhông thanh toán – nếu chứng từ bị sai (thông qua anh NH thông báo).4/ NGÂN HÀNG THÔNG BÁO – ADVISING BANK (ngân hàng vietcombankchẳng hạn): anh này là ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu, làm nhiệm vụ:a/ Nhận LC từ ngân hàng mở LC gửi sang (gửi điện tín theo hệ thống SWIFT –Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội Viễnthông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới), sau đó kiểm tra LC và Thông báoLC cho nhà xuất khẩu (gửi cho nhà xuất khẩu một thông báo LC và yêu cầu nhàxuất khẩu lên nhận LC về và đóng phí thông báo).b/ Nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, và cónhiệm vụ chuyển Bộ chứng từ hợp lệ này qua ngân hàng mở LC và yêu cầu thanhtoán tiền hàng;c/ Ngân hàng thông báo sẽ thanh toán tiền hàng hoặc không nhé các bạn (tùy vàoquy định trên LC – mục ngân hàng trả tiền – Paying bank).5/ NGÂN HÀNG XÁC NHẬN – CONFIRMING BANK (ngân hàng Vietinbankchẳng hạn): là anh ngân hàng đứng ra xác nhận lên LC nhằm bảo lãnh cho LC nếunhư ngân hàng mở LC không hoặc không có khả năng thanh toán tiền hàng nếungười xuất khẩu trình một bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong LC, thìngân hàng xác nhận này sẽ đứng ra thanh toán số tiền này. Phí xác nhận nàythường anh xuất khẩu trả (anh xuất khẩu có quyền chỉ định ngân hàng xác nhậnnày – thường là ngân hàng thông báo LC).Hình 2: Sơ đồ các bên tham gia trong phương thức thanh toán LC khi có ngânhàng xác nhận xuất hiệnVí dụ: Microsoft nhập khẩu kim loại quý từ Việt Nam thông qua đại diệnngười bán tại Việt Nam là TDgroup chẳng hạn.Microsoft sẽ yêu cầu American bank mở 1 LC và gửi sang Vietcombankđể thông báo tới TDgroup. Microsoft sẽ ký quỹ cho American bankNếu TDgroup chưa yên tâm thì tiến hành đề nghị cần có một ngân hàngđúng ra bảo lãnh cho thư tín dụng trên, và giới thiệu Vietinbank là ngânhàng bảo lãnh chẳng hạn. Lúc này, sau khi LC phát hành xong phải gửiVietinbank xác nhận xong rồi mới gửi cho ngân hàng Vietcombank vàthông báo tới TDgroup. Nếu sau này American bank không hoặc khôngthể thanh toán cho TDgroup thì Vietinbank sẽ đứng ra Thanh toán tiềnhàng cho TDgroup. (trong trường hợp này Vietinbank phải có mối quanhệ với ngân hàng American bank nhé các bạn, không có thì chịu thua100%)6/ NGÂN HÀNG CHIẾT KHẤU BCT – NEGOTIATION BANK: là ngân hàngđược chỉ định bởi ngân hàng mở LC đúng ra thanh toán cho người xuất khẩu nếungười xuất khẩu trình cho ngân hàng này một bộ chứng từ phù hợp vớ những quyđịnh trong LC (nhớ phải được sự cho phép của ngân hàng LC mới thanh toán trướcnhé). Trường hợp này khi điều kiện thời hạn thanh toán là thanh toán trả chậm.Ngân hàng chiết khấu này là một ngân hàng bên nước xuất khẩu do ngân hàng LCchỉ định (có thể là ngân hàng thông báo LC hoặc ngân hàng xác nhận hoặc mộtngân hàng thứ ba nào đó)8/ NGÂN HÀNG TRẢ TIỀN – PAYING BANK: là ngân hàng sẽ đứng ra thanhtoán cho người cuất khẩu hoặc đại diện của họ (ở đây là TDgroup) – ngân hàngnày do ngân hàng LC quy định hoặc ghi rõ trong LC.Ngoài ra, trên thực tế hoạt động thanh toán LC còn có một số trường hợp rất phứctạp đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết cũng như kiến thức vững vàng thì mới nắmđược hết, tác giả sẽ gửi tới chúng ta một tình huống trong tương lai không xa và cóthưởng hậu hĩnh cho những người tham gia trả lời hoặc trả lời chính xác. Kínhmong quý độc giả đón xem nhé!!!3. Phương thức ghi sổ (open account)Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong muabán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thànhnghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhànhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng địnhkỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toáncho người ghi sổ.Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhàxuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậmtrễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng cómối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhàxuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng,thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…4. Phương thức nhờ thu (collection)Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ cáccông cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụthanh toán đó từ phía người nợ.Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếuthương mại (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền(Financial Invoice).Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:4.1. Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng tronghợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàngthu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giaochứng từ.Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liênquan đến lợi ích của nhà xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậythông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là mộtbất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đãnắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếmdụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chứctrung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phươngthức này. Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả haibên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ:Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanhtoán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…4.2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanhtoán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩuủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giaochứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện cácđiều kiện khác đã quy định.Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩuphải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng.Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tìnhtrạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủhoặc từ chối thanh toán.Nhờ thu kèm chứng từ – Documentary CollectionPhương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ có 02 loại– Nhờ thu trả ngay D/P: (Documents against payment)– Nhờ thu trả chậm D/A: (Documents against acceptance)Quy trình như sau:( 1) ký kết hợp đồng mua bán trong đó khoản thanh toán quy định áp dụng phươngthức nhờ thu kèm chứng từ(2) Nhà xuất khẩu giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhưng không giao bộ chứngtừ hàng hoá(3) Nhà xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷthác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu(4) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thuhộ(5) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhànhập khẩu(6) Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách:Thanh toán ngay bằng hối phiếu, séc hay kỳ phiếuHoặc phát hành kỳ phiếu hay giấy nhận nợ(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận hay giấy nợcho ngân hàng nhờ thu(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận hay giấy nợcho nhà xuất khẩuPhân loại và quy trình vận hành nhờ thu -Collection1.Các bên tham giaNgười ủy thác nhờ thu (Principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụmình thu hộ tiềnNgân hàng nhờ thu (Remitting or Sending Bank): Là ngân hàng theo yêu cầucủa người ủy thác chấp nhận chuyển nhờ thu tới ngân hàng đại lý ở gần vàthuận tiện với người trả tiền.Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): thông thường đây là ngân hàng đại lýhay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng này thực hiện thu tiền theocác chỉ thị trong lệnh nhờ thuNgân hàng xuất trình (Presenting Bank): Nếu người trả tiền có quan hệ tàikhoản với ngân hàng thu hộ thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trựctiếp cho người trả tiền, lúc này ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuấttrình. Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàn thu hộ thìngân hàng thu hộ chuyển nhờ thu cho ngân hàng có quan hệ tài khoản vớingười trả tiền. Ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành ngân hàng xuấttrình.Người trả tiền (Drawee): Là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toánhay chấp nhận thanh toán.2. Các hình thức nhờ thu2.1 Nhờ thu trơnNgười bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở ngân hàng mua nhưng khôngkèm theo điều kiện gì cả.Phương thức nhờ thu trơn ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì:+ Không đảm bảo quyền lợi của bên bán vì việc nhận hàng và thanh toán khôngràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi nhưng không trả tiền hoặc chậmtrễ trong thanh toán.+ Ngân hàng chỉ là trung gian đơn thuần thu tiền hay không nhưng ngân hàngcũng thu phí và không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán.Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức ngày trong nhữngtrường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thịtrường, hàng tồn kho quá nhiều.Quy trình nhờ thu trơn:(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.(2) Người nhập khẩu lập hối phiếu và gửi đến ngân hàng phục vụ mình, ủy thácngân hàng thu hộ tiền người nhập khẩu.(3) Ngân hàng nhận ủy thác gửi kèm theo hối phiếu cho ngân hàng phụ vụ mình,ủy thác cho ngân hàng đại lý thông báo cho người nhập khẩu biết.(4) Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu đến cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhậnhoặc thanh toán.(5) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra, tiến hành trả tiền/ký chấp nhận trả tiền hoặctừ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng.(6) Ngân hàng đại lý chuyển tiền hoặc hối phiếu cho ngân hàng ủy thác.(7) Ngân hàng ủy thác sau khi ghi có thì báo có cho người xuất khẩu hoặc thôngbáo gửi hối phiếu lại cho người xuất khẩu.2.2 Nhờ thu kèm chứng từNhờ thu kèm chứng từ là sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lậpbộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàngthu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trảtiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua.Có 2 loại thanh toán nhờ thu kèm chứng từ: nhờ thu trả ngay (Documents againstpayment, D/P) và nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance, D/A):+ Nhờ thu trả ngay: Phương thức này quy định người nhập khẩu phải thanh toántiền ngay khi nhận bộ chứng từ.+ Nhờ thu trả chậm: Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toánngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn được ký phátbởi người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã được chấp nhận sẽ được giữ tạingân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khâu cho đến ngày đáo hạn. Tới ngàynày, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:(1) Người xuất khẩu giao hàng.(2) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ giao hàng và hối phiếugửi ngân hàng nhờ thu tiền).(3) Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng đại lý, nhờthu hộ số tiền.(4) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ bộ chứng từ hàng hóa và gửi hối phiếuđến người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (kèm theobản sao hóa đơn thương mại ) tùy theo các loại nhờ thu kèm chứng từ.(5) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra tùy theo thời hạn thanh toán là trả ngay haytrả sau mà tiến hành trả tiền hay trả sau mà tiến hành trả tiền hay ký chấp nhận trảtiền hoặc từ chối trả tiền và gửi ngân hàng.(6) Ngân hàng đại lý chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu đểnhận hàng (khi ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán của ngân người nhậpkhẩu).(7) Ngân hàng đại lý chuyển tiền gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận vềngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu, hoặc thông báo về sự từ chối và gửi lại phốiphiếu bị từ chối và bộ chứng từ.(8) Ngân hàng ủy thác tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu hoặc chuyển hốiphiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của người nhập khẩuvà trả lại hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa cho người xuất khẩu.Nhận xétNhìn chung, hình thức nhờ thu kèm chứng từ người bán ngoài việc ủy thác chongân hàng thu hộ tiền còn ủy thác cho ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hóađối với người mua. Đây là sự khác biệt với nhờ thu trơn, với cách khống chế này,quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ vẫncòn những hạn chế cơ bản sau: Tuy đã khống chế được quyền định đoạt đối vớihàng hóa của người mua nhưng chưa khống chế được người mua có trả tiền haykhông. Người mua có thể chậm trễ hoặc không thanh toán bằng cách trì hoãn việcnhận chứng từ hàng hóa hoặc không nhận hàng nữa.Việc thanh toán diễn ra chậm chạp;Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian là người thu hộ tiền, không chịu tráchnhiệm đối với việc trả tiền của người nhập khẩu.5. Bảo lãnh và Tín dụng dự phòngThực chất bảo lãnh và tín dụng dự phòng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩavụ trong hợp đồng.Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (ngườinhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảolãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảolãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hoặc tiền đặt cọc); bảolãnh bảo hành máy móc, thiết bị; bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảolãnh thanh toán…Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràngbuộc khi được phát hành.Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởngthanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiệncủa thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc. Người phát hành phải thanh toánchứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặcchấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiếtkhấu….Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thứcthanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch muabán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị lớn như máy móc,thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tíndụng dự phòng.