Ví dụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn có những nét văn hóa riêng mang tính đặc trưng. Văn hóa là nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của mỗi đất nước, bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch sử của mỗi quốc gia. Vậy nền văn hóa là gì? Và các đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi: Thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?

Trả lời:

- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là:

+ Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.

+ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giải dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.

=> Như vậy, bên cạnh bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.

Ví dụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Ví dụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Chính sách giáo dục và đào tạo

a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

- Nâng cao dân trí

- Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tài năng trí tuệ.

- Cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

Ví dụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

- Mở rộng quy mô giáo dục

- Ưu tiên đầu tư giáo dục

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Chính sách văn hóa

a.Nhiệm vụ của văn hóa

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

b.Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Nâng cao hiểu biết và mực hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân…

3. Chính sách khoa học và công nghệ

a. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ

- Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ

b. Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ

- Đổi mới cơ chế tổ chức, quản lí khoa học và công nghệ

- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm

4.Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT, KH-CN, văn hóa

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Ra sức trao dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức KH-KT hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta phải làm gì?

A.Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại

B.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

C.Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quá khứ

D.Giữ nguyên truyền thống dân tộc

Đáp án đúng A.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta phải Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới,

Giải thích việc chọn đáp án đúng là A do:

Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,…) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương…). Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp.

Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa…).

Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi… là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa.

Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.

Việt Nam là một đất nước có hơn bốn nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích lũy, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại.

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.

Ví dụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.

Câu 1: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (5 điểm). Anh (chị) hãy: a. Phân tích tính tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam. b. Trình bày bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam. Bài làm: Theo Hiến pháp sửa đổi (1993) thì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố dân tộc, dân chủ, nhân văn và hiện đại. Tính dân tộc thể hiện qua 3 khía cạnh : là nền văn hóa có cội nguồn, gốc rễ dân tộc, phát triển dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc và phát triển luôn luôn vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc. Tính dân chủ được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳng định chủ thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt để tiềm nặng văn hóa dân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa. Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị của con người, nền văn hóa thấm nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luật quan hệ nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và mang nặng tính người. Tính hiện đại của nền văn hóa thể hiện qua việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, dựa trên khoa học – công nghệ hiện đại và phục vụ cho việc đào tạo, giáo dục con người theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ xã hội. A, Phân tích tính tiên tiến của nền văn hóa VN: – Văn hóa VN là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc VN sáng tạo ra trong quá trình dựng nc và giữ nc. – Tính tiên tiến: + Tiên tiến là yêu nc và tiến bộ vs nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dt và CNXH theo CN mác – leenin , tư tưởng HCM nằm mục tiêu “tất cả vì con người ”. + Cốt lõi của tính tiên tiến là độc lập dân tộc gắn với CNXH theo tư tưởng của HCM, tính tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà còn trong cả hình thức thể hiện trong phương tiện chuyển tải nội dung. + Khái niệm tiên tiến đư¬ợc hiểu có nội dung rộng hơn so với khái niệm yêu nước, tiến bộ… bao hàm đ¬ược tính giai cấp, dân tộc.

+ Mở rộng giao lưu , tiếp thu tinh hoa văn hóa tiên tiến của nhân loại. Quá trình xây dựng văn hóa cũng là qtr xây dựng con người đây là khâu trung tâm trong xd nền tảng tinh thần.

Tóm lại, nền văn hóa tiên tiến có thể được cụ thể hóa bằng những khía cạnh cơ bản như sau: tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí, về trình độ khoa học và công nghệ; tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; tiên tiến do sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, cả về hình thức và về nội dung. Nền văn hóa tiên tiến Việt Nam còn là sự kết hợp truyền thống dân tộc với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ví dụ:

– Áo dài VN là 1 nét văn hóa truyền thống của người Việt đã truyền từ đời này qua đời khác, và tiếp thu tính tiên tiến trong nền văn hóa và bắt kịp với nhịp sống hiện đại người dân VN đã sáng tạo nên những chiếc áo dài cách tân cách điệu nó đi mà vẫn giữ nét duyên dáng và cái truyền thống của áo dài mà k làm mờ nhạt đi cái văn hóa riêng đó.

B, Bản sắc dân tộc: – Bao gồm những giá trị bền vững đ¬ược tạo ra trong suốt chiều dài dựng và giữ n¬ước của nhân dân ta: lòng yêu nư¬ớc, lòng tự tôn, tự c¬ường dân tộc, tinh thần gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, độ lượng, trọng tình nghĩa, cần cù, sáng tạo … – Bản sắc dân tộc là tổng thể những giá trị phẩm chất, tính cách, sức sống bền bỉ của dân tộc giúp dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình phát triển. – BSDT thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh như là cách tư duy cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong khoa học, văn học nghệ thuật nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của một dân tộc. – Để giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu tiếp thu có chọn lọc, để bắt kịp với sự phát triển của thời đại, giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ. Ví dụ về nét đậm đà trong bản sắc văn hóa việt nam: – VN có rất nhiều lễ hội quanh năm như: lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới…), lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, đua thuyền…) các lễ tết (tết nguyên đán, tết trung thu, tết đoan ngọ, tết rằm tháng giêng, tết hàn thực… – Tín ngưỡng: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người (thờ cúng tổ tiên, thành Hoàng Làng, các vị thần)… – Nhạc cụ dân tộc: trống, cồng chiêng, đàn bầu, đàn đáy, đàn đá, đàn Tơ rưng, sáo, khèn… – Nghệ thuật sân khấu cổ truyền: chèo, tuồng, cải lương, múa rối nước… – Làn điệu dân ca: ca trù, dân ca qua họ, ngâm thơ, hát xẩm, ví dặm, hát ru, hát đối, trống quân, hát lý …. Liên hệ bản thân: – Là 1 công dân VN, em luôn tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đâu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, luôn có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Có lỗi sống lành mạnh, nếp sống văn minh , cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, và luôn có ý thức bảo vệ môi trường. – Là 1 người sv em luôn đặt việc tôn sư trọng đạo lên đầu, giữ gìn đạo đức và nhân cách con người, có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, trình độc huyên môn của mình. Và thường xuyên tìm hiểu về văn hóa cội nguồn dân tộc để luôn có cái nhìn đúng đắn về văn hóa dân tộc.

– Giới thiệu tuyền truyền giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế về tinh hoa, bản sắc văn hóa VN để bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về VN, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn , khoa học và các tiến bộ của nước ngoài.

Ví dụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc