Ví dụ xuất phát từ thực tế khách quan

Những nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứngNguyên tắc luận được rút ra để định hướng cho hoạt động của con người là: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người phải tôn trọng khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.1. Tôn trọng khách quan: Tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Điều này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình.

- Một số biểu hiện của việc tôn trọng khách quan:

+ Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể.+ Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng là: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan- Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng, phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó.

2. Phát huy tính năng động chủ quan: Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy.

- Một số biểu hiện cơ bản của nó là:Phải tôn trọng tri thức khoa học, phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động.

Như vậy, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn.

Please follow and like us:

Ví dụ xuất phát từ thực tế khách quan

Em là một nhân viên bán hàng tại Công ty ABC,

Trong công việc em luôn phải tôn trọng một thực tế là phải thực hiện đúng chính sách của Công ty. Công ty em có chính sách phạt nhân viên khi đến muộn, thực tế em sẽ không thể tránh khỏi việc bị phạt khi đi làm muộn. Quãng đường di chuyển từ nhà em tới Công ty là 3km cần ít nhất 15 phút do đó trong viêc nhận thức của bản thân em luôn phải ý thức được điều này. Quá rình nhận thức  của bản thân luôn phải tuân thủ thực tế quãng đường di chuyển để đưa ra quyết định thời gian xuất phát từ nhà tới nơi làm việc.  Ta có thể thấy yếu tố cấu thành thực tiễn là khách quan, trong trường hợp này thực tiễn là em không thể di chuyển từ nhà tới công ty với quãng đường ngắn hơn 3km, do đó thực tiễn mang tính khách quan và tôn trọng thực tế khách quan. Trong nhận thức em luôn cần ý thức được việc nếu đến muộn sẽ không thể tránh khỏi thực tế là phải chịu phạt theo chính sách của Công ty, do đó luôn phải nhận thức được quãng đường từ nhà tới công ty là 3km và phải mất ít nhất 15 phút di chuyển. Nhận thức của bản thân trong tình huống thức tế này, bản thân sẽ có quyết định giờ đi làm luôn trước ít nhất 15 phút so với giờ vào làm việc tại Công ty. Thực tiễn cho thấy giờ đi làm bình thường của bản thân luôn sớm hơn giờ vào làm của Công ty từ 20 phút trở lên điều này thể hiện tính năng động chủ quan được phát huy.  Tính năng động của bản thân trong việc thực hiện chính sách giờ giấc của Công ty sẽ cố gắng đảm bảo và có thời gian dự trù cho các tình huống sảy ra trong quá trình di chuyển từ nhà tới Công ty.  Do đó có thể thấy trong hoạt động nhận thức và thực tế luôn cần tôn trọng  thực tế khách quan, tuy nhiên thực tế khách quan không thể thích ứng được với mọi người nên mỗi chủ thể cần phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thực tế khách quan, giúp thực tế phù hợp với mỗi chủ thể.

Bài viết mang tính chất tham khảo.

Please follow and like us:

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.

Thực tiễn là gì? Tại sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Để có thể giải đáp được những câu hỏi này, mời Quý vị tham khảo bài viết ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý của luathoangphi.vn để có cái nhìn rõ nét hơn về triết học Mác – Lênin.

Thực tiễn là gì?

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của loài người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Hoạt động thực tiễn có các đặc điểm cơ bản như sau:

– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người

– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội.

Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể. Hoạt động thực tiễn đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, nhưng có thể chia ra làm 03 hình thức cơ bản, đó là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học:

+ Hoạt động sản xuất vật chất như các hoạt động trồng lúa, dệt vải, sản xuất giày dép…

+ Hoạt động chính trị – xã hội: dạng hoạt động này nhằm biến đổi các quy định xã hội, chế độ xã hội như thanh niên tham gia tình nguyện giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, người dân đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội…

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học.

Bên cạnh việc hiểu về thực tiễn thì để có thể đưa ra được ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý thì chúng ta cũng cần phải có cách nhìn chính xác về chân lý.

Chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý bao giờ cũng là chân lý khách quan tức là những tri thức mà nội dung của nó không phụ thuộc vào con người. Và chân lý còn có tính tuyệt đối và có tình tương đối.

Ngoài ra, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn.

Ví dụ xuất phát từ thực tế khách quan

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý được hiểu như thế nào?

Trước khi đưa ra ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý thì cần lý giải thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý là gì?

– Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý:

Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.

Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm mà chúng ta xác định được đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái đúng, đâu là sai, cái nào nên làm…

Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn.

Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng.

– Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Mỗi tri thức đúng bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền với đối tượng xác định nên chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn mà thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức.

– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối

Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

Một chân lý luôn có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm nghiệm bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức là tri thức đúng.

Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, tức là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.

Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực nghiệm, áp dụng những phát minh vào thực tế.

Ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Ví dụ: Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.

Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trời

Ví dụ: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Những ví dụ trên chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.

Trên đây là nội dung bài viết ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.