Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn

Đi ngoài hoặc tiêu chảy là căn bệnh khá phổ biến ở mèo, tuy nhiên việc mèo bị đi ngoài ra máu là triệu chứng không thể coi thường. Đây là dấu hiệu của một số bệnh khá nguy hiểm có thể xảy đến cho mèo của bạn. Hãy cùng Life Pet tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị cũng như chăm sóc cho mèo nhé.

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn
Việc mèo bị đi ngoài ra máu là triệu chứng không thể coi thường

Mèo bị đi ngoài ra máu có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất:

Triệu chứng đặc trưng của nguyên nhân này chính là mèo đi ngoài với phân lỏng kèm ít máu, tuy nhiên phân không quá loãng và mèo vẫn có thể ăn uống. 

Trong trường hợp này, rất có thể mèo của bạn đã bị ngộ độc với thực phẩm kém chất lượng hoặc hóa chất gia dụng. Bên cạnh đó trong trường hợp ăn phải thực phẩm gây dị ứng cũng là nguyên nhân khiến mèo đi ngoài ra máu. Tuỳ thuộc độ nhạy đặc biệt của mèo đối với một số chất nhất định, máu có thể xuất hiện ít hoặc nhiều trong phân lỏng của mèo.

Ngoài ra việc mèo ăn phải dị vật, khiến dạ dày hoặc đường ruột bị tổn thương do không tiêu hoá được cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo đi ngoài.

Mèo bị tiêu chảy thường phân sẽ có màu vàng nâu, tuy nhiên nếu bạn phát hiện mèo đi ngoài bị lỏng, với màu phân có phần sẫm màu, hoặc thậm chí chuyển qua màu hắc ín, thì rất có thể mèo đã bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Việc các ký sinh bám quá nhiều trong đường ruột, gây tắc nghẽn hệ tiêu hoá và làm tổn thương bên trong cơ thể mèo sẽ gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Căn bệnh này cũng đi kèm với triệu chứng hậu môn bị phình to hoặc kèm nôn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này chính là việc môi trường sống của mèo không được giữ vệ sinh hoặc mèo ăn phải thức ăn chứa trứng của ký sinh trùng.

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn
Đôi khi phân kèm máu hoặc thậm chí đi cùng với giun ra ngoài

Đây là nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong rất cao ở mèo hiện nay. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là mèo đi ngoài với phân lỏng kèm máu, có mùi hôi tanh rất khó chịu, cơ thể mèo uể oải, không thể ăn uống và nôn mửa nhiều. Ngoài ra mèo có thể có thêm một số triệu chứng khác như bị chảy dãi, đi đứng lảo đảo không kiểm soát, thậm chí co giật.

Lúc này rất có thể mèo đã mắc bệnh truyền nhiễm, phổ biến nhất là bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Đây là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do bản thân mèo có virus đối với mèo con mới sinh, hoặc do mèo tiếp xúc với mầm bệnh.

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn
Phân mèo quá lỏng, cùng mùi tanh hôi khó chịu rất có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng

Khi phát hiện mèo của bạn có tình trạng đi ngoài với phân lỏng, một số điều bạn cần phải chú ý để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của bệnh:

  • Trong 24h đầu không để mèo ăn và quan sát tình trạng bệnh cũng như phân của mèo. 
  • Cung cấp đủ nước cho mèo, vì tiêu chảy sẽ khiến mèo mất nước rất nhiều. Bạn có thể pha nước điện giải oresol cho mèo uống mỗi 2 tiếng 1 lần.
  • Đo nhiệt độ cho mèo nếu có thể,quan sát mèo xem có bị co giật hoặc có các triệu chứng sùi bọt mép, chảy dãi hay không
  • Việc mèo của bạn đi ngoài ra máu là biểu hiện những bệnh đã có chuyển biến nặng. Lúc này tốt nhất bạn cần lập tức mang mèo của mình đến một cơ sở thú y để có được những chẩn đoán và cách chữa trị tốt nhất. Bạn lưu ý khi đi nhớ mang một phần mẫu phân để bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm nhé.

Sau khi được điều trị và khám chữa bệnh, bên cạnh những dặn dò và tư vấn từ bác sĩ, bạn cũng cần chú ý thêm một số thông tin trong quá trình chăm sóc mèo để đảm bảo mèo được hồi phục và không còn nguy cơ mắc bệnh lại:

  • Vệ sinh nơi ở của mèo thật sạch sẽ và luôn thông thoáng. Tuyệt đối không để chuồng ẩm ướt. Nếu trong thời gian mèo bị nôn, tiêu chảy thì phải thường xuyên vệ sinh chuồng sạch sẽ.
  • Không để mèo ăn bậy bạ, áp dụng chế độ nhiều protein, có thể cho mèo ăn thịt nạc chín cắt nhỏ, hạn chế đồ tanh hoặc dầu mỡ. Nếu được có thể chuyển sang thức ăn khô cho mèo
  • Bổ sung thêm vitamin như vitamin B, kháng sinh để tăng sức đề kháng cho mèo
  • Không để mèo tiếp xúc với mèo hoang, cho mèo đi đến những nơi mang nguy cơ mầm bệnh
  • Mang ra cơ sở thú y gần nhất để tiêm phòng các bệnh cho mèo.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa cho mèo bị đi ngoài ra máu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho mèo cưng của bạn nhé.

Skip to content

Nguyên nhân cụ thể khiến mèo bị sa hậu môn vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các  bác sĩ thú y có thể ngăn ngừa được tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó mà các chủ nuôi cần sớm phát hiện mèo bị lòi hậu môn để điều trị kịp thời. Cùng Petto tìm hiểu về chứng bệnh sa hậu môn ở mèo qua bài viết sau:

1. Mèo bị sa hậu môn là gì? 

Các thuật ngữ như mèo bị sa hậu môn, rò hậu môn dùng để chỉ tình trạng lớp niêm mạc hậu môn bị nhô ra ngoài. Tình trạng thường xảy ra khi mèo bị tăng nhu động ruột đột ngột trong vài phút rồi trở lại bình thường. Nhiều người thường lầm tưởng sa hậu môn với sa trực tràng.

Tuy nhiên, sa trực tràng là tình trạng các lớp niêm mạc màu đỏ phía trong trực tràng bị lòi ra ngoài lỗ hậu môn. Tức là phần hậu môn của mèo vẫn ở vị trí cũ, nhưng phần trực tràng bị lộn ra bên ngoài hậu môn. Xét về mức độ nguy hiểm, mèo bị sa hậu môn hay sa trực tràng đều cần được sớm điều trị.

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn
Sa hậu môn ở mèo là gì?

2. Tại sao mèo bị sa hậu môn?

Các yếu tố bao gồm giun, sán dây, ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến. Các tác nhân truyền nhiễm sẽ gây nên những kích thích khu vực xung quanh hậu môn. Sự xuất hiện của chúng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Cảm giác kích thích khiến các cơ co bóp mạnh hơn bình thường. Để loại bỏ tình trạng này, các bác sĩ thú y sẽ ưu tiên điều trị triệu chứng để giảm đau đớn cho mèo cưng. Tiếp đến mới dùng các biện pháp trị liệu ngoại khoa để đưa hậu môn về vị trí cũ.

2. Triệu chứng 

Ngoài biểu hiện điển hình của sa hậu môn ở mèo là lớp hậu môn bị lòi ra ngoài. Mèo nhà bạn khi bị bệnh còn có những biểu hiện đi kèm như sau: 

  • Mèo sẽ thấy khó chịu ở phần sau hậu môn. Bé thường gặp vấn đề khi đi vệ sinh. Mèo khó đưa được các chất thải trong cơ thể ra ngoài tại lỗ hậu môn. 
  • Giai đoạn đầu, có thể nhìn thấy phần hậu môn bị lòi ra khi mèo đi vệ sinh. Lâu dần, mèo bị sa hẳn hậu môn ra ngoài.
  • Khi tình trạng nặng hơn, phần lòi ra ngoài không thể thụt vào nữa. Nếu để lâu ngày sẽ có dấu hiệu sưng, đỏ và gây đau đớn. 
  • Tình trạng viêm nếu để lâu ngày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Phần hậu môn lòi ra lâu sẽ bị rỉ máu, chảy dịch. Hoặc tệ hơn là hoạt tử, đe dọa trực tiếp đến tính mạng mèo. 
  • Khi thấy đau, mèo sẽ thường xuyên kêu la, nhất là khi đi vệ sinh. Mèo thường hay quay đầu về phía hậu môn để liếm. Các chất thải của phản ứng viêm, nhiễm trùng có thể khiến mèo bị sốt, mệt mỏi, bỏ ăn. Mèo không cho chủ động chạm phần sau gần hậu môn. 

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn
Mèo thường kêu gào đau đớn vì sa hậu môn

3. Phương pháp chẩn đoán 

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng, tuy nhiên, bác sĩ thú y sẽ điều tra những yếu tố gây kích ứng hậu môn và điều trị triệu chứng trước tiên. Đồng thời, để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất về mức độ nặng, nhẹ khi mèo bị sa hậu môn, bác sĩ thú y sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt như: 

Kiểm tra triệu chứng

Bên cạnh kiểm tra những biến đổi ở phần hậu môn bị đưa ra ngoài, bác sĩ thú y cũng đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe thông qua các các yếu tố: 

  • Biểu hiện khi mèo được mang đến phòng khám tươi tỉnh hay ủ rũ. 
  • Kiểm tra tổng quát các bộ phận, da, niêm mạc, thân nhiệt,… 
  • Hỏi chủ nuôi về những biểu hiện đi kèm bất thường, thời gian phát hiện mèo bị sa hậu môn. 
  • Đôi khi còn hỏi chủ vật nuôi về mức độ linh hoạt của mèo. Những chú mèo năng động, thường xuyên leo trèo, chạy nhảy có thể dẫn đến chấn thương hoặc nhu động ruột tăng cường quá mức,…

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn
Phần hậu môn bị lòi ra ngoài

Chẩn đoán phi lâm sàng 

Sau khi đã kiểm tra lâm sàng bên ngoài, bác sĩ thú y sẽ có các định hướng và đưa ra phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn. 

  • Các xét nghiệm máu, nước tiểu,… có thể kiểm tra được sự bất thường đang diễn ra. Ví dụ như viêm, nhiễm trùng,… thông qua sự thay đổi ở tế bào bạch cầu. 
  • Xét nghiệm phân có thể cho biết được sự hiện diện của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. 
  • Kỹ thuật chụp X – quang hay siêu âm vùng bụng giúp đánh giá được một số bộ phận như bất thường ở tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi thận, sự xuất hiện của sinh vật lạ, di vật,…

Tình trạng mèo bị sa hậu môn cần phải được nhanh chóng điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe mèo. Hơn nữa, mèo cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng sa hậu môn tái phát. Mọi thông tin về sức khỏe mèo, hãy nhờ bác sĩ thú y tư vấn để an tâm hơn trong khi thú cưng mắc bệnh.

Vì sao mèo lại bị chảy máu ở hậu môn