Vì sao mỹ gây chiến tranh phá hoại miền bắc

HQVN -

Chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường là một chiến công to lớn của quân dân miền Bắc nói chung và của Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục tiến lên “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến công này đã đi vào lịch sử như một kỳ tích chiến đấu, làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật chống giặc giữ nước của dân tộc ta, đồng thời đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Vì sao mỹ gây chiến tranh phá hoại miền bắc

Nghiên cứu thủy lôi địch để tìm phương pháp rà phá.

Trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh và quân các nước chư hầu của Mỹ vào miền Nam; đồng thời âm mưu mở rộng cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Đầu năm 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam và ngày càng đẩy mạnh việc đánh phá bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Máy bay, tàu chiến Mỹ đêm ngày đánh phá các mục tiêu trên đất liền một cách điên cuồng, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Đồng thời, chúng thả thủy lôi, bom từ trường xuống các bến cảng, cửa sông ven biển, các khu tập kết chuyển tải hàng hóa và các bến phà trên sông, biển miền Bắc. Chúng thả nhiều đợt, mỗi đợt thực hiện theo một phương thức mới, kết hợp nhiều loại thủy lôi, bom mìn, có sự cải tiến và mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.

Đợt một, từ ngày 26-2 đến 20-5-1967. Lúc đầu chúng thả 106 quả thủy lôi xuống 4 cửa sông lớn là sông Mã, sông Lam, sông Gianh và sông Nhật Lệ thuộc địa bàn Quân khu 4. Riêng ở Hải Phòng, chúng thả ở các luồng lạch xung quanh thành phố với ý đồ vừa thăm dò dư luận, vừa xem khả năng phản ứng của ta. Tiếp đó, chúng dùng máy bay A6A, AD6, F4, F7, F8… liên tục thả hàng ngàn quả thủy lôi MK- 50 (loại thủy lôi cảm ứng âm thanh) và MK-52 (loại thủy lôi cảm ứng từ trường), hình thành những tuyến chướng ngại trên khắp các cửa sông, biển miền Bắc.
Do đặc điểm các dòng sông ở miền Bắc có luồng chảy hẹp, uốn lượn ngoằn ngoèo và bị hỏa lực dày đặc của các lực lượng phòng không 3 thứ quân của ta đánh trả quyết liệt, nên máy bay địch không thể bay thấp để thả thủy lôi trúng luồng. Những quả thủy lôi rơi trúng luồng cũng ít phát huy tác dụng vì bị ta phát hiện, rà phá, tháo gỡ. Do vậy, trong đợt hai, từ tháng 6-1967 đến tháng 10-1968, địch đã sử dụng bom từ trường DST-36 để thay thế các loại thủy lôi. Đây là loại vũ khí rất nguy hiểm, có tác dụng chiến đấu cả ở trên cạn và dưới nước. Khi được thả từ máy bay xuống, bom từ trường chìm sâu dưới đất nên rất khó phát hiện và có phát hiện được cũng rất khó đưa lên, nhất là ở dưới nước, nên mức độ nguy hiểm của nó lớn hơn rất nhiều. Với âm mưu cắt đứt hoàn toàn các tuyến giao thông thủy bộ của ta, địch thả hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường DST-36 xen lẫn với bom phá dưới các cửa sông, bến phà, bến cảng, cửa biển. Những khu vực trọng điểm chúng thả với mật độ dày hơn. Trong cả hai đợt, từ tháng 2-1967 đến tháng 10-1968, đế quốc Mỹ thả 74.718 quả bom mìn các loại, trong đó có gần 7000 quả thủy lôi và bom từ trường phong tỏa 24 cửa sông, biển lớn nhỏ từ Cửa Tùng ( Vĩnh Linh) đến của Văn Úc (Hải Phòng). Riêng khu vực xung quanh cảng Hải Phòng chúng đã thả trên 1.500 quả, sông Gianh 2.000 quả, cửa Ròn 1.500 quả… Vào giai đoạn cuối địch thả những loại thủy lôi, bom từ trường đã được cải tiến như DST-36 Modl, DST-36 Mod2, DST- 36 Mod3 (chủ yếu là cải tiến đầu nổ MK42 theo các Modl1, Mod2, Mod3) để ta khó tháo gỡ, làm mất tác dụng chiến đấu của vũ khí thủy lôi, bom từ trường của chúng.

Nhằm làm gián đoạn giao thông giữa Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất của miền Bắc với các tỉnh, địch đã ném bom phá sập cầu Rào, cầu Niệm và thả dày đặc bom từ trường DST-36 xuống dưới lòng sông, bịt các cửa sông, bến phà xung quanh thương cảng, gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa viện trợ của nước ngoài vào cảng và từ cảng không thể chuyển đi nơi khác, với ý đồ biến thành phố cảng thành hòn đảo cô lập với nội địa. Không những thế, đế quốc Mỹ còn liên tục cho máy bay giám sát các tàu chở hàng của Liên Xô, Cu Ba và các nước XHCN anh em trên đường từ biển vào cảng Hải Phòng; chúng đã bắn tên lửa, rốc két vào hai tàu chở hàng của Liên Xô đang đậu ở Cảng, gây thiệt hại về vật chất và làm thương vong một số sỹ quan, thủy thủ của đội tàu, bất chấp sự phản đối của dư luận.

Để chủ động đối phó với nguy cơ địch sử dụng thủy lôi phong tỏa vùng biển miền Bắc, ngay từ đầu năm 1966, Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra Nghị quyết lãnh đạo Quân chủng chủ động xây dựng kế hoạch chống địch phong tỏa đường thủy. Đến đầu tháng 4-1966, kế hoạch chống địch phong tỏa cơ bản hoàn thành và được Bộ Tư lệnh Quân chủng thông qua.
Ngày 1-6-1966, Thường vụ Quân ủy Trung ương xác định vấn đề chống phong tỏa các cảng là một nhiệm vụ cấp thiết và chỉ đạo Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tích cực nghiên cứu kế hoạch, chuẩn bị đối phó.

HQVN

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 180 SGK Lịch sử 12

Đề bài

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 178, suy luận. 

Lời giải chi tiết

1. Âm mưu:

- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lay ý chí chống Mĩ của nhân ta ở hai miền.

2. Thủ đoạn:

- Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

- Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” (ngày 5 - 8 - 1964), cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc.

- Ngày 7-2-1965, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh), … chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Chiến tranh phá hoại là thuật ngữ sử dụng bởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[1][2] để mô tả các hoạt động ném bom của quân đội Mỹ trên khắp miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Chiến lược này tiến hành bằng không quân và hải quân.

Vì sao mỹ gây chiến tranh phá hoại miền bắc

B-52F đang ném bom (chiến tranh Việt Nam).

Trong chiến tranh Việt Nam, bốn mục tiêu chính yếu để Mỹ oanh tạc miền Bắc Việt Nam là:

  1. Cứu vãn tinh thần đang sa sút của chính phủ Việt Nam Cộng hòa;
  2. Ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngừng hỗ trợ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam;
  3. Phá hủy hệ thống giao thông, các cơ sở công nghiệp, các lực lượng phòng không và đơn vị quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
  4. Ngăn chặn dòng quân và hàng hóa chảy vào miền Nam Việt Nam.

Các chiến dịch:

  • Chiến dịch Sấm Rền, từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 đến 1 tháng 11 năm 1968.
  • Chiến dịch Linebacker, từ 9 tháng 5 đến 23 tháng 10 năm 1972.
  • Chiến dịch Linebacker II, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972.

Chỉ tính từ 1965 đến 1968, theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến cuối năm 1965, quân và dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi 834 chiếc máy bay Mỹ, tiếp đó bắn rơi 773 chiếc trong năm 1966. Năm 1967 bắn rơi 1.067 chiếc và 571 chiếc năm 1968, bắt sống hàng trăm phi công Mỹ, 143 lần bắn chìm hoặc bắn cháy tàu chiến Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.[3]

Theo ý nghĩa tương tự trong các cuộc chiến tranh khác, loại chiến tranh này cũng đề cập đến các hoạt động quân sự như các cuộc không kích nước Anh của quân đội Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm phá hoại nguồn lực vật chất của Anh[4] đẩy Anh đến đàm phán; cũng như đề cập các cuộc ném bom chiến lược vào nước Đức; và các cuộc không kích vào Nhật Bản.

Mục tiêu của việc phá hoại là nhằm vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, thông tin-liên lạc,... bao gồm các khu công nghiệp và kho tàng. Qua đó, làm sụp đổ tiềm lực chiến tranh của đối phương. Phổ biến và ác liệt nhất của loại phá hoại này là chiến tranh được tiến hành bằng không quân và thường không phân biệt mục tiêu quân sự hay mục tiêu dân sự. Mục đích không chỉ làm tê liệt khả năng chiến tranh mà song song đó, còn gây áp lực tâm lý đối phương, khiến đối phương bị hủy hoại hoặc buộc phải đầu hàng.[5]

Các cuộc không kích của Không quân Đức nhằm vào đảo Anh trong 1939-1940 tàn phá nặng nề nhiều khu công nghiệp quan trọng của Anh ở quanh Luân Đôn và miền Trung nước Anh, đáp trả lại, trong các giai đoạn 1943-1945, không quân phe Đồng minh tổ chức oanh tạc vào lãnh thổ chính quốc của Đức và đã tàn phá nặng nề nền công nghiệp của Đức. Các cuộc không kích vào Nhật Bản trong suốt Thế chiến II cũng diễn ra nhằm làm tê liệt khả năng chiến tranh của Nhật. Mặc dù tổng quân số lên đến 7,2 triệu người[6][7] vào tháng 8 năm 1945, nhưng Nhật Bản vẫn đi đến quyết định đầu hàng bởi cạn kiệt nguồn lực vật chất cho chiến tranh.[8][9][10][11]

  • Ném bom chiến lược
  • Ném bom chiến thuật
  • Không kích
  • Không chiến tại Anh Quốc
  • Các cuộc không kích vào Nhật Bản
  • Phong tỏa
  • Cấm vận

  1. ^ Hà Nội những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại (Phần 1), truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ Ký ức Việt Nam: BV Bạch Mai khôi phục sau chiến tranh phá hoại, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ “Đế quốc Mỹ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất”. Báo Nhân dân. Truy cập 27 tháng 08 năm 2018.
  4. ^ Bungay 2000, tr. 31–33Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBungay2000 (trợ giúp)
    Directive No. 17 – For the conduct of air and sea warfare against England Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, Führer Headquarters, 1 tháng 8 năm 1940.
  5. ^ Bishop 2010, tr. 14–18.
  6. ^ Weinberg, tr 892.
  7. ^ Cook, tr 403: 4.335.500 quân ở Nhật Bản, và 3.527.000 ở ngoài Nhật Bản.
  8. ^ Frank, tr 81.
  9. ^ Pape, Robert A. (Fall 1993). “Why Japan Surrendered”. International Security. 18 (2): 154–201. doi:10.2307/2539100. JSTOR 2539100.
  10. ^ Feifer, tr 418.
  11. ^ Reynolds, tr 363.

  • Bishop, Patrick (2010). Battle of Britain: a day-by-day chronicle, ngày 10 tháng 7 năm 1940 to ngày 31 tháng 10 năm 1940. London: Quercus. ISBN 978-1-84916-224-1.
  • Cook, Haruko Taya; Theodore F. Cook (1992). Japan at War: An Oral History. New Press. ISBN 978-1-56584-039-3.
  • Feifer, George (2001). The Battle of Okinawa: The Blood and the Bomb. Guilford, CT: The Lyons Press. ISBN 978-1-58574-215-8.
  • Frank, Richard B. (1999). Downfall: the End of the Imperial Japanese Empire. New York: Penguin. ISBN 978-0-14-100146-3.
  • Reynolds, Clark G. (1968). The Fast Carriers; The Forging of an Air Navy. New York, Toronto, London, Sydney: McGraw-Hill.
  • Weinberg, Gerhard L. (1999). A World at Arms: A Global History of World War II. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-55879-2.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiến_tranh_phá_hoại&oldid=68605071”