Vì sao phải dun nước sôi pha sữa

Hay nhất

Nước sôi sẽ làm chết các vi khuẩn trong hộp sữa chua dùng làm giống. Quá trình lên men cần vi khuẩn này, nếu không có vi khuẩn quá trình lên men không diễn ra

(QNO) - Vẫn biết uống nước đun sôi nhiều lần không tốt cho sức khỏe. Nhưng hại đến đâu, chắc ít người biết.

Một tình huống quen thuộc thường xảy ra hàng ngày là khi đang đun nước nóng để chuẩn bị pha trà hay pha sữa, bỗng nhiên bạn nhận được một cuộc điện thoại hoặc một việc đột xuất.

Mải "buôn" chuyện hoặc tập trung giải quyết công việc cho xong, khi quay lại, nước trong bình đã nguội. Tất nhiên, bạn phải đun nóng lại nước.

Vì sao phải dun nước sôi pha sữa
 

Bản chất của việc đun sôi nước uống là tốt vì có tác dụng diệt vi khuẩn. Nhưng việc đun sôi lại nước đã nguội lại không tốt cho sức khỏe, nếu không muốn nói là lại trở thành mối nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh tật tiềm ẩn.

Lí giải cho điều này là bởi nước đun sôi khiến các hợp chất có hại bốc hơi và khi đó sẽ an toàn để uống. Tuy nhiên, khi đun lại nước này và để sôi trong thời gian dài, các hợp chất có hại sẽ tập trung lại và "biến" phần nước đun trở về trạng thái không an toàn.

Dưới đây là thông tin về các ảnh hưởng chúng ta có thể gặp nếu uống nước đun sôi lại nhiều lần.

1. Vấn đề về tiêu hóa

Hàm lượng arsen trong nước khi được đun sôi là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khoẻ đường ruột. Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là 1 cơn đau dạ dày nhẹ mà hầu hết chúng ta đều không nhận ra.

Vì sao phải dun nước sôi pha sữa
 

2. Vấn đề về thần kinh

Một số nghiên cứu được tiến hành trên toàn thế giới chỉ ra rằng chất flo trong nước dẫn đến một số vấn đề về thần kinh, thậm chí là ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở trẻ em.

3. Ung thư

Trong nước luôn có nitrate trong nước. Khi nước này tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình tái đun sôi có thể dẫn đến một số bệnh ung thư như ruột kết, buồng trứng, bàng quang và tuyến tụy.

Vì sao phải dun nước sôi pha sữa
 

4. Vấn đề về tim mạch

Asen là một trong những chất độc hại nhất có mặt trong nước. Khi nước được đun sôi lại, chất này có xu hướng phát triển và gây hại đến các vấn đề tim mạch.

5. Vấn đề về thận

Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, và cũng là 1 trong những bộ phận bị ảnh hưởng nhất nếu uống phải nước tái đun sôi có chứa asen. Bởi asen là chất độc có khả năng tác động mạnh mẽ đến cơ quan này.

 Theo soha.vn

Sữa công thức vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn

Với công nghệ sản xuất sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi hiện tại, sữa công thức không thể hoàn toàn được tiệt trùng dù tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Điều này có nghĩa đôi khi sữa công thức vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn bị nhiễm phổ biến nhất là Enterobacteria sakazakii và Salmonella enterica. Enterobacteria sakazakii được chứng minh gây bệnh cho trẻ sơ sinh từ năm 1958, Salmonella enterica được báo cáo từ năm 1995. Tuy nhiên tần suất mắc bệnh cũng không cao, Enterobacteria sakazakii gây ra khoảng 70 ca bệnh trên toàn thế giới kể từ năm 1958, Salmonella gây đợt nhiễm 141 trẻ ở Pháp năm 2005.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị bội nhiễm hai loại vi khuẩn này nếu trong quá trình pha sữa cho trẻ tay của người pha và các dụng cụ pha (bình sữa, ly, muỗng) không sạch.

Trẻ nào dễ bị bệnh?

Về mặt lý thuyết tất cả trẻ đều có nguy cơ mắc bệnh từ sữa nhiễm khuẩn. Tuy nhiên một số trẻ có nguy cơ cao hơn như trẻ sinh non tháng, nhẹ cân (dưới 2,5kg), trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng) và đặc biệt trẻ dưới 2 tháng tuổi, trẻ suy giảm miễn dịch (mẹ nhiễm HIV).

Nên pha sữa bằng nước nóng 70độ C

Trước đây, theo khuyến nghị của các nhà sản xuất và phổ biến trong cộng đồng, mọi người vẫn thường pha sữa với nước nóng 40-50độ C. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để diệt được các vi khuẩn trên cần pha sữa ở nhiệt độ 70độ C rồi làm nguội tức thì bằng cách để bình sữa dưới vòi nước chảy hay ngâm trong nước lạnh. Nên kiểm tra kỹ nhiệt độ sữa trước khi cho trẻ bú, tránh làm phỏng trẻ.

Để có nước nóng 70độ C, có thể dùng nước sôi để trong bình thủy hoặc nước vừa đun sôi để nguội khoảng 30 phút. Ngoài ra, để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi pha. Dù trẻ uống không hết, phụ huynh không nên lưu trữ quá 1-2 giờ. Trường hợp cần pha sữa trước cho nhiều cữ bú, phải dự trữ sữa trong tủ lạnh với nhiệt độ 5độ C không quá 24 giờ.

Quá trình vệ sinh và pha sữa cũng cần đảm bảo đúng quy định. Trước tiên nên rửa tay bằng xà bông trước khi pha sữa. Khi rửa bình sữa, phụ huynh cần dùng bàn chải rửa bình dài rửa sâu trong bình sữa và rửa bằng xà phòng. Bên cạnh đó có thể dùng các máy tiệt trùng bình sữa theo cơ chế hơi nước nóng hay đun trực tiếp bình sữa trong nồi nước sôi. Sau đó để bình sữa, núm ti bình trong nồi đun tiệt trùng và đậy kín cho đến khi cần dùng đến.

Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Hằng năm Tổ chức Y tế thế giới đều tăng cường mối quan tâm của cộng đồng về nuôi con bằng sữa mẹ thông qua việc kỷ niệm tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (tuần lễ từ 1 đến 7-8 hằng năm) trên 170 quốc gia trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu và hiệu quả nhất trong việc bảo đảm sức khỏe của trẻ.

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Việc chuẩn bị nước pha sữa bột cho con tưởng chừng như đơn giản nhưng không ít ông bố bà mẹ mắc những sai lầm mà không hề hay biết.

Nếu hỏi nước nào là an toàn nhất để pha sữa, tất nhiên câu trả lời của nhiều bà mẹ sẽ là nước đun sôi. Nước sôi giúp loại bỏ tới 100% tất cả các mầm bệnh gây hại có thể ẩn trong nguồn nước.

Tuy nhiên, đun sôi nước trong thời gian bao lâu cũng quyết định quan trọng đến tính an toàn của nước khi pha sữa cho bé.

Vì sao phải dun nước sôi pha sữa

Nước sôi ở 100 độ C, nhưng sôi bao lâu mới tốt?

Theo một khảo sát của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đa phần mọi người đều nghĩ rằng nước chỉ cần nổi bong bóng sôi lên là được. Tuy nhiên, không phải hiện tượng sôi mà chính nhiệt độ mới là tác nhân tiêu diệt vi sinh vật. Cẩn thận hơn, bạn nên để nước thật sôi trong khoảng 1 phút. Nếu đang ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển, bạn cần để nước sôi trong 3 phút.

Do nước từ sông hồ tự nhiên sau khi được đưa vào bồn chứa đều phải qua xử lý Clo để trừ khử các tạp chất. Nhưng đồng thời trong quá trình này, Clo và chất hữu cơ còn sót lại trong nước có thể tác dụng lẫn nhau, có khả năng hình thành các hợp chất gây ung thư như Chloroform, Haloalkane… Nước sau khi sôi thêm 1 đến 3 phút khiến hàm lượng Haloalkane giảm còn 9.2μg và Chloroform còn 8.3μg, lúc này mới trở thành nước uống an toàn.

Đương nhiên, nước sôi cũng không phải là nấu càng lâu càng tốt. Bởi vì thời gian nấu quá lâu thì muối Nitrate và các chất độc hại không bốc hơi sẽ kết tủa lại, hàm lượng tương đối cao, uống vào sẽ gây hại cơ thể.

Vì sao phải dun nước sôi pha sữa

Có nên pha sữa cho bé bằng nước nóng vừa đun sôi để đảm bảo an toàn?

Như vậy, chỉ cần được đun sôi đến 100 độ C trong vòng 1 đến 3 phút thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng nước này pha sữa ngay lập tức có thể làm vón cục, phá hủy cấu trúc, làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa. Bên cạnh đó, việc pha sữa ở nhiệt độ nước quá cao cũng có thể giết chết các lợi khuẩn probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ có trong một số loại sữa công thức hiện nay.

Thông thường, trên bao bì của các loại sữa công thức sẽ ghi rõ yêu cầu về nhiệt độ nước khi pha sữa cho bé, phổ biến nhất thường là từ 40 - 50 độ C. Có một số loại sữa sẽ yêu cầu dùng nước trên 45 độ C, thậm chí 70 độ C ở như các thương hiệu sữa đến từ Nhật. Tuy nhiên, quy tắc pha sữa này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới, bằng chứng là hiện nay, đa phần các loại sữa công thức các nước khác trên thế giới đều yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ phòng. Đây được xem là nhiệt độ an toàn cho trẻ nhỏ uống sữa.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có hai cách an toàn để pha sữa bột cho trẻ

Cách thứ nhất: Dùng nước đã đun sôi để nguội không dưới 70 độ C rồi pha. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế nhà bếp kỹ thuật số để đo nhiệt độ của nước, hoặc bạn có thể để nước nguội không dưới 30 phút ở nhiệt độ phòng nếu không có sẵn nhiệt kế. Sữa công thức pha theo cách này phải được làm nguội nhanh chóng và có thể cho trẻ ăn ngay hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh đến 24 giờ.

Cách thứ hai: Sử dụng nước đun sôi để nguội trước đó ở nhiệt độ phòng (37 đến 40 độ), pha và cho trẻ uống ngay. Dù pha với cách nào thì tốt nhất vẫn là cho bé uống sữa ngay sau khi pha. Trường hợp nếu bé uống không hết sữa, không cho bé uống lại mà phải vứt đi. Nếu bạn pha sữa mà bé không uống chút nào, bạn vẫn phải bỏ sữa đó đi trong vòng 2 giờ đồng hồ.

Vì sao phải dun nước sôi pha sữa

Nước pha sữa phải được đựng trong bình sạch, không có vi khuẩn xâm nhập. Đối với nước sôi nên đựng trong bình thủy giữ nhiệt chất lượng tốt. Đối với nước đun sôi để nguội nên đựng trong các bình kín như thủy tinh. Bình được làm từ thủy tinh siêu bền, không thôi nhiễm chất độc hại vào nước, dễ dàng vệ sinh, bình có nắp đậy kín đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nước đựng bên trong.

Bạn cần đặc biệt lưu ý

Nguồn nước dùng để pha sữa cho trẻ cần được lọc sạch và loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, một số chất hữu cơ, kim loại và đã qua khử clo… Nếu gia đình bạn sử dụng nước giếng, nên kiểm tra thử mẫu nước để chắc chắn rằng nó an toàn trước khi sử dụng.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, bạn không bao giờ được pha sữa công thức cho trẻ bằng nước nóng từ vòi. Lý do là nhiều nhà có đường ống dẫn nước bằng chì hoặc hàn chì, và nước nóng có thể làm chì hòa tan, đây là một yếu tố nguy cơ gây ngộ độc chì.