Vì sao phải quản lý nhà nước về văn hóa

Chương I Quản lý nhà nước về Văn HoáCâu 1 : Tại sao nói văn hoá là động lực, mục tiêu phát triển linh tế xã hộiVăn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, sáng tạo như nhận định của Mác, tạo ra những giá trị tinh thần những công trình khoa học, văn hoá nghệ thuật nhằm xây dựng và phát triển con người. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy, và vì thế hai lĩnh vực đó luôn luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với thực trạnh sự vận động và phát triển của xã hộiVới vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá văn hóa và khả năng to lớn. Nó khơI dậy nhân lên mọi tiềm năng phát triển sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quýêt định sự phát triển của công nghiệp hoá hiện đại hóa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn lực vật chất cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá còn hạn hẹp trong khi đó tiềm lực con người Việt nam lại vô cùng phong phú nếu biết nuôi dưỡng phát huy khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý nhất tiết kiệm nhất . Trong thời đại ngày nay tư tưởng trên càng có ý nghĩa to lớn khi mà nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của đất nước không chỉ là tài nguyên vốn kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người là tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người Việt nam. Nền kinh tế tri thức thời kỳ mới của sự phát triển xã hội hiện nay bắt nguồn từ chính đặc điểm này.Tư tưởng khẳng định văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi con người trước hết là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ tinh thần và đạo đức là nhân tố quyết định sự phát triển là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây dựng CNXH. Từ đó cần phảI nhấn mạnh coi phát triển văn hoá là lĩnh vực quan trọng của chiến lược con người còn chiến lược con người lại nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá. Điều đó cũng có nghĩa là phảI đặt văn hoá vào trung tâm của những vấn đề kinh tế đồng thời bản thân văn hóa là lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo ra động cơ tháI độ , khơI dậy tiềm năng trong người lao động tạo ra nguồn lực ở trình độ phát triển ngày càng cao thúc đẩy con người phát triển và hoàn thiện nhân cách .Mục tiêu phấn đấu “ dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” là định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là mục tiêu của văn hoá, nếu hiểu theo nghĩa rộng của kháI niệm này. Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì định hướng XHCN là văn hoá và văn hoá là đổi mới đổi mới là văn hoáChiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 đã xác định “ Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người do con người” đồng thời đã nêu rõ yêu cầu “ tăng trưởng kinh tế phảI gắn với tiến bộ công bằng xã hội phát triển văn hoá, bảo vệ môI trường”Như vậy đường lối xây dựng cnxh ở nước ta cũng như trong chủ trương chính sách văn hoá được coi là mục tiêu cao cả của CNXH. Đó là nhận thức đúng đắn trước kinh nghiệm của các nước từng hy sinh giá trị tinh thần để chạy theo lợi ích kinh tế để rồi gánh lấy những hậu quả lớn chưa có phương cách giảI quyết.Câu 2. Phân tích những giải pháp quản lý nhà nước để đạt mục tiêu duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt namCó thể nói bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những phẩm chất , tính cách khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của mỗi dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hoá đó là cáI hồn, cáI cốt, cáI thể hiện diện mạo của một nền văn hoá. Bản sắc văn hoá là cái tạo nên sự độc đáo sự riêng có của một nền văn hoá. Bản sắc văn hoá dân tộc được xem là “ kháng thể” để chống lại sự xâm lăng văn hoá.Với dân tộc việt nam lịch sử dựng nứơc và giữ nước lâu đời của dân tộc VN đã tạo nên cốt cách con người Việt nam và cốt cách ấy được phản chiếu trong nền văn hoá VN, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Nói đầy đủ về bản sắc văn hoá dân tộc VN quả là một vấn đề khó, vì cho đến nay những công trình nghiên cứu về vấn đề này còn quá ít. Nhưng “ những giá trị văn hoá truyền thống vững bền của dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn cộng đồng sâu sắc đạo lý “ thương người như thể thương thân” , đức tính cần cù vượt khó, sáng tạo trong lao động… đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng ,một xã hội phát triển , tiến bộ công bằng nhân áI ngày nay.Văn hoá gắn liền với con đường đi lên của lịch sử dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam là vô cùng quý báu. Nhưng bản sắc ấy chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được bảo tồn và không ngừng phát huy tạo nên sức sống cho dân tộc.Làm thế nào để bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đã đang và sẽ còn là vấn đề mà các nhà quản lý các học giả và mỗi người VN yêu nước băn khoăn tìm câu trả lời thích đáng. Đứng trên giác độ quản lý nhà nước Câu 3 Những yếu tố cơ bản quyết định phương thức quản lý nhà nước về văn hoá.Khoa học quản lý đã khẳng định quản lý gồm hai quá trình đan kết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và phát triển. Hai quá trình này vừa giữ cho một thực thể tồn tại độc lập vừa tạo cho nó vận động phát triển. Với quản lý nhà nứoc nguyên lý này càng có ý nghĩa quan trọng bởi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Nhưng để văn hoá được bảo tồn và phát triển vấn đề cốt yếu nhất là hình thành những phương thức quản lý thích hợp. Đến lượt mình việc lựa chọn những phương thức quản lý nhà nước về văn hoá lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố .Đứng trên giác độ khoa học chính trị, không một nhà nước hiện đại nào lại không đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng chính trị. Những chủ trương đường lối quan điểm của Đảng cầm quyền . Mặt khác trong mỗi giai đoạn phát triển Đảng cầm quyền có những chỉ đạo về văn hoá khác nhau. Mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hoá trong mỗi thời kỳ đặt ra cho nhà nước vấn đề là phải sử dụng phương thức quản lý nhà nước để hoàn thành được mục tiêu cơ bản đó.Văn hoá thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng mối quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở cũng chính là yếu tố quyết định phương thức quản lý nhà nước về văn hoá. Điều này có thể được nhìn nhận rõ ràng khách quan khi xem xét các phương thức quản lý của nhà nước trong thể chế kinh tế khác nhau. Một điều không ai không công nhận là trong thể chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung các phương thức quản lý nhà nước được sử dụng rất khác nhau với mức độ ưu tiên rất khác nhau.Quản lý theo quan niệm tổng thể là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các phương pháp quản lý với các công cụ đặc thù nhằm đi đến mục tiêu quản lý nhất định. Quan niệm này cho phép chúng ta đánh giá việc lựa chọn phương thức quản lý nhà nước về văn hoá còn phụ thuộc vào chính bản thân chủ thể quản lý. Nhà nứơc và đối tượng quản lý các hoạt động văn hoá. Bản chất của nhà nước sự nhận thức của nhà nứoc về vai trò của văn hoá trong mỗi thời kỳ sẽ tác động đến thể chế nhà nước để tìm ra phương thức quản lý phù hợp. Bản thân văn hoá là một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội. Những đặc trưng riêng có của văn hoá đòi hỏi nhà nước phảI hình thành những phương thức quản lý đặc thù. Bởi hơn ai hết nhà nước là người nhận thức rõ mọi sự dập khuôn, áp đặt chung sẽ được trả giá bằng các hậu quả quản lý.Yếu tố thứ tư có thể đặt ra ở đây chính là vấn đề về môi trường văn hoá quốc tế. Trong thời đại ngày nay sự mở rộng giao lưu kinh tế thương mại đã kéo theo sự giao lưu về văn hoá. Những ảnh hưởng giữa các nền văn hoá đã trở nên phong phú hơn đa dạng hơn và phức tạp hơn. Nhà nước với trách nhiệm của mình phải lựa chọn các phương thức quản lý nhà nước để vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá thời đại để làm giàu thêm cho văn hoá dân tộc. Môi trường văn hoá quốc tế lành mạnh hay chưa lành mạnh phù hợp hay chưa phù hợp có ý nghĩa quyết định để nhà nước tạo dựng các phương thức quản lý nhà nứoc định hướng nền văn hoá phát triển theo hướng mở hay khép kín…Câu 4. Tại sao nói quản lý theo hình thức pháp luật là một trong những hình thức cơ bản quan trọng nhất trong quản lý văn hoá. Nhà nước cần làm gì để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật trong quản lý văn hoá.Khoa học nhà nước và pháp luật khi đề cập đến giai cấp thống trị đã nhấn mạnh sự thống trị trên ba mặt : kinh tế, chính trị, văn hoá tư tưởng. Để duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải làm sao cho ý chí của giai cấp mình bao trùm trong đời sống xã hội. Và pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị sử dụng pháp luật làm phương tiện cơ bản nhất để quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong đó có văn hoá.Văn hoá là nền tảng tinh thần của mọi xã hội. Sự quản lý nhà nước đối với văn hoá chính là để định hướng cho văn hoá phục vụ cho mục đích của giai cấp , của dân tộc. Nhưng văn hoá là một lĩnh vực phức tạp, đa chiều cạnh nhà nước phải có được một hình thức quản lý hiệu lực và hiệu quả nhất. Quản lý theo hình thức pháp luật là một trong những hình thức cơ bản nhất trong quản lý văn hoá. Điều này bắt nguồn từ bản thân đặc trưng vân hoá và vai trò của pháp luật cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.Văn hoá có tính bao trùm ảnh hưởng lâu dài và bền vững. Văn hoá liên quan đến vấn đề tư tưởng và tinh thần của cả chế độ. Nhà nước trước hết phải sử dụng pháp luật để tạo lập hướng đI cho văn hoá và chỉ có pháp luật nhà nước mới có thể ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, ý chí của giai cấp thống trị mới có thể bao trùm lên mọi khía cạnh của hoạt động văn hoá,Văn hoá là một lĩnh vực nhạy cảm. Những biến động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều được phản chiếu trong văn hoá. Văn hoá trong các thời điểm nhất định có thể có những biểu hiện mất trật tự, lộn xộn do những xu hướng phát triển tự phát… Để lập lại trật tự kỷ cương trong văn hoá thì hình thức pháp luật được xem là hữu hiệu nhất bởi hiệu lực của pháp luật đảm bảo bằng sự cưỡng chế của bộ máy công quyền mà không một công cụ quản lý nào có được.Hình thức quản lý nhà nước bằng pháp luật là bản quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất. CHính vì vậy cùng với hình thức này nhà nước còn quản lý văn hoá bằng các quy ước chính sách, kế hoạch. Nhưng có thể khẳng định được rằng thiếu các hình thức quản lý bằng các quy ước chính sách quản lý nhà nước có thể không toàn diện, hiệu quả quản lý có thể không như mục tiêu mong muốn của chủ thể nhưng hoạt động quản lý vẫn diễn ra. Nhưng thiếu pháp luật thì quản lý nhà nước tất yếu không thể tồn tại.Quản lý nhà nước về văn hoá bằng các hình thức pháp luật có vai trò quan trọng quyết định đến quản lý nhà nứoc. Vậy để nâng cao hiệu quả của công cụ này chúng ta cần phải làm gì ?-Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ thống nhất. Cần có sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan để xây dựng pháp luật về văn hoá để pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến văn hoá nói riêng không xung đột mâu thuẫn với nhau.-Các văn bản luật cần được hướng dẫn kịp thời bằng văn bản của chính phủ( cho đến nay Luật di sản văn hoá còn thiếu 4 nghị định hướng dẫn)-Nâng cao khả năng dự báo về tiến trình văn hoá để dự thảo các văn bản pháp luật tránh tình trạng ứng phó thụ động khi có những biến cố xảy ra mới tìm cách để xây dựng các văn bản để điều chỉnh…C âu 5. Nêu tên các phong trào thi đua xây dựng môI trường văn hoá đang được triển khai trong cả nước.Văn hoá VN theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì nó mang tính cộng đồng sâu sắc tính cộng đồng gồm 3 cái trục: gia đình, làng và nước. CHính tính cộng đồng của văn hoá làm cho văn hoá có ảnh hưởng cả bề rộng và bề sâu. Điều này đối với quản lý nhà nước một ý nghĩa đặc biệt đó là để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá phải tìm về cộng đồng văn hoá, để tạo dựng môi trường văn hoá phải tìm về xây dựng các phong trào văn hoá trong cộng đồng Trong những năm gần đây ở nước ta các phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hoá quả thực phù hợp với mong đợi của các cộng đồng dân cư và tất yếu sự gặp gỡ của ý Đảng lòng dân sẽ làm nên kỳ tích. ở đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phong trào văn hoá đang được triển khai rộng khắp này.Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Phong trào này đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia tạo nên sức sống mới trong đời sống văn hoá cộng động. Những giá trị văn hoá truyền thống tạo nên một môi trường văn hoá dân tộc và hiện đại.Phong trào “ gia đình văn hoá, làng văn hoá” đã tạo nên môi trường văn hoá gia đình môi trường văn hoá làng xã lành mạnh góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách cá nhân. Phong trào này không những có ý nghĩa lớn về mặt văn hoá mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện trong đời sống cộng đồng.Phong trào “ thực hiện dân chủ ở cơ sở” đã được phát động trong một khoảng thời gian dài. Dân chủ ở cơ sở đã thực sự đem lại những kết quả to lớn về nhiều mặt. Sự tham của người dân vào các hoạt động của chính quyền trong đó có hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá làng xã cộng đồng đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc mà nếu phiến diện chúng ta vô tình gạt bỏ.Phong trào xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, các hội bảo trợ cho văn hoá giáo dục. Đây là một nét đẹp của văn hoá dân tộc mang tính truyền thống mà trong những năm gần đây có dịp được khôi phụcvà phát triển mạnh mẽ. Trong lịch sử dân tộc ở làng xã VN xưa đã từng có những học điền( ruộng khuyến học) cô quả điền… để giúp đỡ những người nghèo hiếu học. Phong trào xây dựng các quỹ khuyến học trong những giai đoạn hiện nay vừa mang ý nghĩa văn hoá vừa là biểu hiện của kết quả xã hội hoá giáo dục.Phong trào về nguồn tìm trong vốn cổ là phong trào văn hoá để khơI dậy những mạch nguồn văn hoá dân tộc tạo nên sự tiếp nối của dòng chảy văn hoá dân tộc. Phong trào này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu về giá trị văn hoá dân tộc, phát hiện những trầm tích trong địa tầng văn hoá.Câu 6. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về văn hoá và phân tích các nội dung đó.Câu 7. Cần chú trọng vào những tiêu chí nào để đầu tư một cách có hiệu quả đối với các sản phẩm và hoạt động văn hoá.Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Có lẽ đây là nhận thức chung của mọi quốc gia khi nhìn nhận vấn đề đầu tư cho văn hoá. Nhưng nói đến đầu tư cho văn hoá là phải tính đến hiệu quả mặc dù đầu tư cho văn hoá hiệu quả không phải dễ lượng hoá và dễ nhận biết trong một sớm một chiều. Với ý nghĩa đó nhà nước cần chú trọng vào những tiêu chí nào để đầu tư một cách có hiệu quả đối với các sản phẩm và hoạt động văn hoá.TRước hết nhà nước cần phảI nhận diện về mức độ thích ứng với cơ chế thị trường của các sản phẩm và hoạt động văn hoá để có hướng đầu tư thích hợp. Việc nhận diện này để đi đến kết luận : hoạt động nào cần đầu tư toàn bộ, hoạt động nào cần đầu tư một phần, hoạt động nào chỉ cần hỗ trợ ban đầu. ở nước ta việc đầu tư toàn bộ được thực hiện đối với các hoạt động văn hoá không có thu. Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao để xác định được đúng các sản phẩm văn hoá, hoạt động văn hoá cần thiết phải có sự đầu tư để tồn tại phát triển tránh sự cào bằng, đầu tư dàn trải dẫn đến thiếu hiệu quả.Tiêu chí quan trọng được nhiều người quan tâm rằng đó là chất lượng của sản phẩm và hoạt động văn hoá. Thật ra đặt vấn đề chất lượng của văn hoá là rất chung chung bởi đánh giá chất lượng của văn hoá không phảI là điều đơn giản không thể chấp nhận sự tuỳ tiện chủ quan. Chất lượng văn hoá cần phảI được cụ thể hoá bằng các tiêu chí cụ thể rõ ràng và cơ bản. Đó là các sản phẩm văn hoá hoạt động văn hoá tiêu biểu cho đời sống cộng đồng các sản phẩm hoạt động văn hoá biểu hiện xu thế vận đông của văn hoá tương lai, các sản phẩm văn hoá là kết tinh của bản sắc văn hoá dân tộc, các sản phẩm