Vì sao tác giả cho rằng phải biết tôn trọng người khác

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất, là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, vậy nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình? Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng. Hãy nghe theo chính mìn, bởi chính bạn sẽ là người hưởng thụ thành quả, hay gánh chịu hậu quả, cho dù bạn có làm theo hay sống theo ý muốn của bất cứ ai.(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Phạm Lữ Ân, NXB Hoa Học Trò, 2011)

Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác hay nhất

  • Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
  • Nghị luận về tôn trọng người khác - Mẫu 1
  • Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác - Mẫu 2
  • Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác - Mẫu 3
  • Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác - Mẫu 4
  • Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác - Mẫu 5
  • Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác - Mẫu 6

Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác

I. Mở bài:

Show

- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Đưa ra một câu nói hay một câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề tôn trọng người khác.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói trên nhằm khuyên bảo con người phải biết tôn trọng người khác.

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề:

- Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.

- Tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.

=> Điều đó thể hiện một lối sống văn minh của con người hiện đại.

2. Nguyên nhân phải biết tôn trọng người khác:

- Đầu tiên, nếu biết tôn trọng người khác thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ.

- Tôn trọng người khác thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn.

- Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.

- Những người biết tôn trọng người khác luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.

3. Biểu hiện

* Biết tôn trọng người khác:

- Trong thái độ, lời nói

  • Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo. Mỗi người trong xã hội đều đáng được tôn trọng.
  • Lời nói luôn giữ đúng chuẩn mực: lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng…

* Trong cử chỉ, hành động:

  • Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung: xếp hàng khi thanh toán hay mua đồ, nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai, vứt rác đúng nơi quy định…
  • Chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung…

* Không biết tôn trọng: Con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ; Đồng nghiệp nói xấu nhau...

4. Mở rộng:

- Đặc biệt, với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có ý thức tôn trọng người khác.

  • Với gia đình: chào hỏi bố mẹ trước và sau khi đi học, nói chuyện với người lớn trong gia đình thưa hỏi lễ phép không được cãi lại, với các em nhỏ thì đối xử nhẹ nhàng không nên đánh mắng…
  • Với nhà trường: lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập, không coi thường hoàn cảnh gia đình bạn…

- Tuy nhiên, có một số học sinh vẫn chưa có ý thức tôn trọng mọi người xung quanh: nói xấu thầy cô, cãi lại bố mẹ, nói tục chửi bậy...

III. Kết bài

- Ý thức tôn trọng người khác có được phần lớn dựa vào sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội.

- Mỗi người cũng cần tự ý thức phải tôn trọng người khác.

Đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác

THPT Sóc Trăng Send an email
0 8 phút

Đề tài nghị luận sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra, đề thi của môn ngữ văn, các em có thể tham khảo hướng dẫn làm bài văn, đoạn văn ngắn dưới đây để lưu ý làm bài:

Nội dung

  • 1 Dàn ý
  • 2 Một số dẫn chứng về sự tôn trọng quan điểm của người khác
  • 3 Top 3 đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác

Dàn ý

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

– Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ).

Bạn đang xem: Đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác

Bài viết gần đây
  • Vì sao tác giả cho rằng phải biết tôn trọng người khác

    Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

  • Vì sao tác giả cho rằng phải biết tôn trọng người khác

    Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang – Huy Cận

  • Tóm tắt truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

  • Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu

– Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác. Có thể theo các ý chính sau:

– Giải thích: Tôn trọng quan điểm của người khác là gì?

+ Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay xúc phạm.

+ Quan điểm của mỗi người được hình thành từ cách suy nghĩ, đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác là sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người. Trong bất cứ sự việc nào diễn ra trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết cách tôn trọng quan điểm của người khác.

– Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác:

+ Mỗi người có suy nghĩ, cách đánh giá, hệ giá trị khác nhau nên sẽ có quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tôn trọng quan niệm của người khác cũng chính là tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

– Dẫn chứng về sự tôn trọng quan điểm của người khác: Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm. Dẫn chứng được đưa ra cần cụ thể và thuyết phục.

+ Về thái độ, lời nói: Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh và luôn giữ đúng chuẩn mực, chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung

+ Về cử chỉ, hành động: Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung, chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung…

– Phê phán những hành vi không biết tôn trọng người khác: con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ; Đồng nghiệp nói xấu nhau…

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đề tài nghị luận liên quan mà em nhất định phải xem thêm:Nghị luận Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác

Một số dẫn chứng về sự tôn trọng quan điểm của người khác

1. Tôn trọng khuyết điểm của người khác: Trong cuộc sống, chúng ta chứng kiến những người khuyết tật tự nhiên, bị người khác cười nhạo. Cũng có những người có những điểm yếu mà rèn luyện mãi cũng không khá hơn được, bị người khác coi thường, chọc ghẹo. Nguyên nhân sâu xa của điều này, hoàn toàn là sự thiếu tôn trọng mà ra.

2. Tôn trọng công việc của người khác

– Học sinh tôn trọng công việc của giáo viên, nhưng không chỉ tôn trọng bằng lời nói, mà còn là hành động, ví dụ như học tập chăm chỉ hơn, mang lại kết quả học tập tốt. Đấy là cốt lõi của sự tôn trọng.

– Người qua đường tôn trọng công việc của cảnh sát giao thông, tuân thủ theo những hiệu lệnh của người cảnh sát, nhằm đảm bảo an toàn đường bộ cho bản thân, lẫn mọi người xung quanh.

– Người dân tôn trọng công việc của một công nhân vệ sinh, tức là ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Nhờ vậy môi trường sống trở nên sạch sẽ hơn.

3. Tôn trọng thói quen, văn hóa của người khác

– Trong cuộc sống, mỗi người có những thói quen sống khác nhau, chứa đựng văn hóa, phong cách riêng, không ai là giống ai toàn vẹn. Thế nên, trong gia đình hay xã hội, tôn trọng thói quen của những người khác là điều kiện tiên quyết cho một mối quan hệ thuận hòa, một gia đình hạnh phúc.

– Ví dụ, người chồng miền Trung thích ăn cay, nhưng người vợ lại ghét đồ cay nóng. Thế nên khi nấu, người chồng biết ý không cho cay vào nồi. Người vợ cũng hiểu sở thích của chồng, khi dọn mâm cơm đã đặt lên đĩa vài lát ớt cho chồng sử dụng. Đó gọi là tôn trọng sở thích, thói quen của người khác.

– Đừng áp đặt thói quen của mình lên người khác. Cần phải học cách tôn trọng lẫn nhau, hòa nhập với nhau. Hẳn nhiên, tôn trọng cũng không phải là con đường một chiều, mà là hai chiều. Món quà quý giá nhất dành cho người thương yêu không phải hoa hay quà đắt tiền, mà là sự thấu hiểu và tôn trọng.

4. Tôn trọng ý tưởng và lựa chọn của người khác: Mỗi người là một cá thể độc lập trong xã hội, thế nên không ai có quyền dẹp bỏ ý tưởng, suy nghĩ của người khác và lấn át họ, đề cao mình.

– Một phụ huynh có trình độ càng phải tôn trọng ý tưởng của con trẻ, thay vì suy nghĩ coi thường “chỉ là đứa trẻ ranh”.

– Một người lãnh đạo có năng lực càng phải tôn trọng ý tưởng của cấp dưới, thay vì tư tưởng trù dập, coi thường.

Top 3 đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác

Đoạn văn 200 chữ nghị luận về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác số 1

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ trải qua biết bao nhiêu cuộc tranh luận và hiển nhiên cũng sẽ xuất hiện rất nhiều quan điểm khác nhau nên việc tôn trọng quan điểm người khác là vô cùng cần thiết. Thực tế, không phải lúc nào quan điểm của họ và ta đều đúng nhưng việc tôn trọng quan điểm người khác sẽ giúp chúng ta được họ tôn trọng lại những quan điểm của mình và đó cũng là cơ sở để họ yêu quý và tôn trọng ta hơn. Nếu chúng ta thiếu tôn trọng quan điểm người khác và ta thử đặt mình vào vai trò của họ thử xem, chúng ta sẽ thấy như thế nào? Chính vì vậy, việc tôn trọng quan điểm người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính bản thân mình. Đây là vấn đề rất quan trọng và thiết thực.

Đoạn văn 200 chữ nghị luận về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác số 2

Cuộc sống của chúng ta có muôn vàn sắc màu, mà mỗi màu lại tô điểm cho cuộc sống ngày một thêm tươi đẹp hơn. Trong đó sự tôn trọng quan điểm của người khác là một điều vô cùng quan trọng. Đầu tiên, tôn trọng chính là chúng ta đánh giá cao, và không có lời lẽ, hành động xúc phạm đến người khác. Về quan điểm của mỗi người thì đó hoàn toàn dựa vào suy nghĩ, cách đánh giá sự vật, sự việc của mỗi người. Nên sẽ không ai giống ai về quan điểm cả. Chúng ta có suy nghĩ cùng với cách đánh giá, các hệ giá trị của bản thân cũng rất khác nhau. Tôn trọng quan điểm của người cũng như tôn trọng người đó và đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Trước đây vấn đề sử dụng điện thoại từng nhận được rất nhiều lời phê phán rằng xã hội dần trở thành “thế hệ cúi đầu”, nhưng cũng có người cho rằng chiếc điện thoại di động là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người. Mỗi quan điểm lại có một ý đúng và sai, ta không thể phủ nhận hay khẳng định ý kiến nào. Hay chỉ trong một cuộc tranh luận mà chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống. Hãy là người thông minh khi biết tiếp thu những quan điểm tốt và loại bỏ những điểm xấu để càng ngày hoàn thiện bản thân hơn. Và tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Xây dựng một xã hội văn minh thì nên biết tôn trọng quan điểm của người khác.

Đoạn văn 200 chữ nghị luận về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác số 3

Trong cuộc sống, việc có thái độ tôn trọng quan điểm của người khác là một thái độ sống mà ai cũng cần có. Thật vậy, trong mối quan hệ giữa người với người, việc tôn trọng quan điểm của người khác là việc sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Thái độ tôn trọng quan điểm của người khác được thể hiện bằng việc chúng ta lắng nghe cẩn trọng và không hạ thấp hay phản bác hoàn toàn với ý kiến đó. Đầu tiên, việc tôn trọng ý kiến của người khác thì sẽ góp phần đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề chung đang mắc phải. Đối diện trước một vấn đề, có muôn vàn những quan điểm khác nhau, việc tôn trọng quan điểm của người khác thay vì phản biện gay gắt hay hạ thấp ý kiến thì việc tôn trọng sẽ góp phần đưa ra những giải pháp khác nhau cho vấn đề đó. Thứ hai, việc tôn trọng quan điểm của người khác sẽ giữ gìn mối quan hệ giữa bạn và người đó được tốt đẹp. Người đối diện sẽ cảm giác được tôn trọng thì họ sẽ tôn trọng lại chúng ta. Cứ như vậy, mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, việc lắng nghe và tôn trọng những quan điểm của mọi người xung quanh chính là một kỹ năng quan trọng mà ta cần có. Khi làm việc, mỗi cá nhân không thể nào tách rời bản thân ra khỏi tập thể nên việc lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề chung. Tóm lại, việc tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác chính là một kỹ năng cần thiết để có thể có được sự thuận lợi, tốt đẹp hơn trong công việc và cuộc sống.

Trên đây là hướng dẫn viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác dành cho các em học sinh tham khảo. Đừng quên còn rất nhiều tài liệu nghị luận xã hội khác đang đợi các em tìm hiểu.

Hướng dẫn viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác dành cho các em học sinh tham khảo.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 12 Văn mẫu lớp 12 Văn mẫu lớp 12 Tập 1
THPT Sóc Trăng Send an email
0 8 phút

Đề đọc hiểu kết hợp nghị luận ( đề sưu tầm)

Đọc bài Lưu
edf40wrjww2News:ContentNew

Đề 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?

Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. […] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…)

Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.

Anh/chị hiểu thế nào là “định kiến”?

Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”?

Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế.

GỢI Ý – HƯỚNG DẪN

[Nhận biết]

– Thao tác lập luận: bình luận.

– Giải thích lý do chọn: tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về những người thường hay phán xét ở đoạn đầu và bàn luận mở rộng ở đoạn còn lại.

[Thông hiểu]

– “Định kiến” là ý nghĩa riêng đã có sẵn, thường là không hay và khó có thể thay đổi được.

[Thông hiểu]

– “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ". Rất tệ bởi vì, định kiến khiến bản thân thường đánh giá, nhận xét một vấn đề theo một chiều, khó chấp nhận sự khác biệt dẫn đến khó hòa nhập.

– “Nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”. Vì nếu ta bị điều khiến bởi định kiến của người khác thì khó lòng ta được là chính mình.

[Vận dụng]

– Bài học rút ra: tôn trọng sự khác biệt. Vì mỗi người mỗi cách sống, cách nghĩ khác nhau.

– Học sinh có thể liên hệ thực tế về các vấn đề như: phân biệt sắc tộc, cách nhìn nhận đối với cộng đồng giới tính thứ ba,…

(Đề và đáp án trích từ sách Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM)

Bài 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia ánh nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!

(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)

Xác định thao tác lập luận chủ yếu và trình tự lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên.

Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình”?

Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”?

Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

GỢI Ý – HƯỚNG DẪN

[Nhận biết]

– Thao tác lập luận chủ yếu:

+ Phân tích.

+ Giải thích lý do chọn: để làm rõ luận điểm “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”, tác giả đưa ra những luận cứ phân tích “Đừng trông đợi một phép màu hay ai đó mang đến hạnh phúc”, “Đừng đợi…”,...

– Phương thức lập luận:

+ Tổng – phân – hợp (luận điểm – phân tích – luận diểm).

+ Giải thích lý do chọn: luận điểm nằm ở vị trí đầu đoạn văn: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”, rồi đi đến phân tích cụ thể luận điểm đầu sau đó kết luận lại ở luận điểm cuối đoạn văn: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy”.

[Thông hiểu]

– “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình” vì đó là quá trình sống, trải nghiệm cả đời như một con đường chứ nó không chỉ là một khoảnh khắc. Từ sự trải nghiệm trên hành trình ấy ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

[Thông hiểu]

– “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống” vì “Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh” nên những khoảnh khắc hạnh phúc rất khó có được.

– Do vậy, biết trân trọng từng giây phút chúng ta đang sống trên đời, biết hài lòng với thực tại và chọn sống hạnh phúc cho hôm nay thay vì đau khổ, muộn phiền.

[Vận dụng]

– Thông điệp: Hạnh phúc ở hiện tại, hãy trân trọng.

– Ý nghĩa: hiểu được ra hạnh phúc không phải chỉ là một khoảnh khắc mà là cả một quá trình, bản thân mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống, chắt chiu hạnh phúc ở hiện tại.

(Đề và đáp án trích từ sách Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM)

Tác giả: ( Sưu tầm)

Nguồn:thptnguyendu.bacninh.edu.vn Copy link
Nguồn: http://thptnguyendu.bacninh.edu.vn/hoat-dong-chuyen-mon/de-doc-hieu-ket-hop-nghi-luan-de-suu-tam-c15319-43979.aspx
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết