Vị trí trạng từ trong tiếng Trung

Trạng ngữ là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong câu tiếng Trung. Hôm nay, cùng tự học tiếng Trung tại nhà học chủ điểm ngữ pháp trạng ngữ trong tiếng Trung nhé!

Trạng ngữ trong tiếng Trung là thành phần ngữ pháp bổ nghĩa cho động từ và hình dung từ trong câu. Trạng ngữ thường được dùng để biểu thị thời gian, nơi chốn, phương thức, phạm vi của hành động và mức độ của tính chất, trạng thái.

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn nói rõ động tác xảy ra ở đâu, hoặc tình hình xuất hiện ở nơi nào.

– Nó thường do kết cấu giới từ hoặc nhóm từ chỉ nơi chốn đảm nhiệm.

Ví dụ:

(1) 我们在电影院看电影。
(2) 阿武在河内大学学习汉语。

– Trạng ngữ chỉ sự khởi điểm biểu thị khởi điểm của động tác về mặt thời gian, không gian và số lượng (bao giờ, ở đâu, bao lâu).

– Nó thường do kết cấu giới từ đảm nhiệm.

Ví dụ:

(1) 联欢会从七点半开始。

– Trạng ngữ chỉ thời gian biểu thị động tác xảy ra lúc nào, hoạc hiện tượng ấy xuất hiện vào lúc nào.

– Trạng từ chỉ thời gian thường do phó từ, danh từ chỉ thời gian hoặc nhóm từ biểu thị thời gian… đảm nhiệm.

– Trạng ngữ chỉ thời gian thường đứng trước động từ, hình dung từ, có khi đứng trước chủ ngữ.

Ví dụ:

(1) 我昨天去图书馆。
(2) 武老师现在很忙。

– Trạng ngữ chỉ mức độ nói rõ tính chất, trạng thái ở mức độ nào.
– Nó thường do phó từ đảm nhiệm.

– Thành phần bị tu sức thường là hình dung từ hoặc động từ chỉ hoạt động tâm lý.

Ví dụ:

(1) 营业员很热情。
(2) 她说话非常和气。

Trạng ngữ chỉ phương thức biểu thị động tác được tiến hành như thế nào. Nó thường do hình dung từ hoặc phó từ đảm nhiệm.

Ví dụ:

(1) 宴会结束时,大家都热烈鼓掌。

Trạng ngữ chỉ đối tượng biểu thị đối tượng của động tác, hoặc phát ra động tác. Nó thường phối hợp với giới từ “由”, “向” cấu tạo thành kết cấu giới từ, đứng trước động từ làm trạng ngữ.

Ví dụ:

(1) 阿武不断地向我招手。

Không cần trợ từ kết cấu “地”

Ví dụ: 很不舒服 Hěn bú shūfú: rất khó chịu

Khi tính từ làm trạng ngữ, có các trường hợp sau:

  • Tính từ đơn âm tiết không dùng “地”
  • Ví dụ: 快走 Kuàizǒu: đi nhanh

    Tính từ song âm tiết có thể dùng cũng có thể không dùng “地”

Ví dụ:

努力学习 Nǔlì xuéxí: cố gắng học tập

  • 热烈的讨论 Rèliè de tǎolùn: thảo luận sôi nôi

    Tính từ lặp lại cần dùng “地”

Ví dụ:

静静的坐着Jìng jìng de zuòzhe: ngồi im lặng

Ví dụ:

非常高兴地说Fēicháng gāoxìng de shuō: vui vẻ nói

Nói chung cần dùng “地”

Ví dụ:

选择的继承Xuǎnzé de jìchéng: kế thừa một cách có chọn lọc

Các đại từ như “这么”,“那么”,“这样”,“那样”,“多么”… thường xuyên làm trạng ngữ, khi làm trạng ngữ chúng không cần dùng “地”.

Ví dụ:

怎么唱;这么高;这里做吧

Các đại từ khác sẽ được dùng như từ chúng thay thế.

Danh từ chỉ thời gian, địa điểm làm trạng ngữ không cần dùng “地”

Ví dụ:

昨天走了Zuótiān zǒule : hôm qua đi rồi

Lưu ý:

Một số ít danh từ thông thường cũng có thể làm trạng ngữ (gặp nhiều trong văn viết), biểu thị phạm vi, phương thức, công cụ,… của hành vi động tác.

Ví dụ: a. 两国政治解决领土争端。

Hai nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng con đường chính trị

Chắc hẳn còn rất nhiều bạn vẫn đang mơ hồ về khái niệm trạng ngữ. Vậy trang ngữ trong tiếng Trung là gì ? Cùng tiengtrung.com tìm hiểu kĩ hơn qua bài biết này nha.

Trạng ngữ là thành phần ngữ pháp bổ nghĩa cho động từ và hình dung từ trong câu. Trạng ngữ thường dùng để chỉ thời gian, phương thức , nơi chốn, phạm vi của hành động và mức độ của tính chất, trạng thái.

Vị trí trạng từ trong tiếng Trung

Trạng ngữ tiếng Trung

Trạng ngữ thường đứng trước thành phần trung tâm của vị ngữ, nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt nó đứng ở phía sau. Trạng ngữ trong tiếng Trung đặt ở đầu câu, nó thường dùng để nhấn mạnh để làm nổi bật, tăng cường ngữ khí. Có trường hợp vì trạng ngữ dài, đưa lên đầu câu khiến cho chủ ngữ và vị ngữ gần nhau, kết cấu chặt chẽ hơn.

Ví dụ:

明天晚上你跟我一起去看电影吗? Míngtiān wǎnshàng nǐ gēn wǒ yīqǐ qù kàn diànyǐng ma? Tối mai anh có đi xem phim với em không? Trạng ngữ chỉ thời gian có thể đặt trước vị ngữ hoặc cũng có thể ở đầu câu. Ví dụ: 阿琳下个月要去英国留学。 Ā lín xià gè yuè yào qù yīngguó liúxué. Tháng sau A Lâm phải đi Anh du học rồi.

Hoặc

下个月阿琳要去英国留学。 Xià gè yuè Ā lín yào qù yīngguó liúxué.

Tháng sau A Lâm phải đi Anh du học rồi.

– Trạng từ chỉ thời gian trong tiếng Trung thường do phó từ, danh từ chỉ thời gian hoặc cụm từ biểu thị thời gian đảm nhiệm. – Trạng ngữ chỉ thời gian thường đứng trước động từ hoặc hình dung từ, có thể đứng trước chủ ngữ. Ví dụ: (1) 小兰,你现在在哪了?我找不到。 Xiǎo Lán, nǐ xiànzài zài nǎle? Wǒ zhǎo bù dào. Tiểu Lan, cậu đang ở đâu đấy? Tớ không tìm được cậu? (2) 明天下午你有空吗?跟我们一起去公园玩吧! Míngtiān xiàwǔ nǐ yǒu kòng ma? Gēn wǒmen yīqǐ qù gōngyuán wán ba!

Chiều mai bạn có rảnh không? Cùng đến công viên với bọn mình nhé!

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn thể hiện rõ động tác xảy ra ở đâu, hay tình hình xuất hiện ở nơi nào. – Trạng ngữ này thường do kết cấu giới từ hoặc cụm từ chỉ nơi chốn đảm nhiệm. Ví dụ: (1) 我在图书馆看书。 Wǒ zài túshū guǎn kànshū. Tôi đọc sách ở thư viện. (2) 我的男友在运动场打篮球。 Wǒ de nányǒu zài yùndòngchǎng dǎ lánqiú.

Bạn trai tôi đang chơi bóng rổ ở sân vận động.

↣ Xem ngay Ngữ pháp tiếng Trung 

Trạng ngữ chỉ đối tượng biểu thị đối tượng của một động tác. Nó thường kết hợp với các giới từ “由”, “向”, đứng trước động từ làm trạng ngữ. Ví dụ: (1) 最后这首歌有周杰伦表演。 Zuìhòu zhè shǒu gē yǒu zhōujiélún biǎoyǎn. Bài hát cuối cùng này do ca sĩ Châu Kiệt Luân biểu diễn. (2) 昨天啊雄向小美告白了。 Zuótiān a xióng xiàng xiǎo měi gàobáile.

Hôm qua A Hùng tỏ tình với Tiểu Mỹ rồi đấy.

Trạng ngữ chỉ phương thức biểu thị động tác được diễn ra như thế nào và thường do hình dung từ hoặc phó từ đảm nhiệm. (1) 生日晚结束,她才开始把礼物打开。 Shēngrì wǎn jiéshù, tā cái kāishǐ bǎ lǐwù dǎkāi. Bữa tiệc sinh nhật kết thúc cô ấy mới bắt đầu mở quà. (2) 我们班一起复习课文,大家互相帮助。 Wǒmen bān yīqǐ fùxí kèwén, dàjiā hùxiāng bāngzhù.

Lớp chúng tôi cùng nhau ôn lại bài khóa, mọi người cùng hỗ trợ nhau.

Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức về trạng từ trong tiếng Trung. Để học tốt hơn về ngữ pháp và từ vựng tiếng Trung. Chúng mình cùng tham khảo khóa học online tiengtrung.com nhé !

Trạng từ trong tiếng trung

1). Có thể để nhấn mạnh thời gian,
VD: 我是星期天来的。
他是今天上午走的

2)。Có thể dùng để nhấn mạnh địa điểm.
VD: 我的汉语是从大学学习的

3). Có thể dùng để nhấn mạnh phương thức của động tác,
VD: 我是跟朋友一起去喝咖啡的。

Đôi khi cũng có thể dùng để nhấn mạnh chủ thể của động tác.
VD: 是他告诉我们的

Ngữ chữ “的” có thể xuất hiện phía sau của đại từ, danh từ, tính từ, động từ và các loại ngữ để tạo thành ngữ chữ “的”. Chức năng của nó tương đương một danh từ.

1. Đại từ + 的 – 你的
2. Danh từ + 的 – 中国的
3. Tính từ + 的 – 红的。
4. Động từ + 的 –
5. Ngữ tính từ + 的
6. Ngữ động từ + 的

Tuy nhiên phải tùy từng ngữ cảnh mà sử dụng, trong câu:
我 (是) 去 年九 月来 中 国 的 . là ngữ 是…的, “是” được đặt trước bộ phận được nhấn mạnh, nhưng đôi khi được lược bỏ, ‘的” đặt ở cuối câu. Bạn đừng tách từng chữ ra mà phải xét trong toàn câu thì mới rõ
Như vậy là muốn nhấn mạnh thành phần nào thì thành phần đó đặt giữa 是…的 . Mình cũng đã từng nghĩ thế & cho là thế . Khốn nỗi đôi khi làm bài tập không biết bác soạn đề muốn nhấn mạnh kái j

Lưu ý khác khi học tiếng trung quốc

điền 的
(điền vị trí nào mình tô đậm chỗ đó)

1. 我 (A)弟 弟 是 昨 天(B) 晚 上 在 图 书 管 遇 见 (C)他 (D)
2. 昨 天 晚 上 我 是 喝 (A) 茶(B), 不 是 喝 (C) 咖 非(D) 。

tiengtrung.vn

CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội

CS2:Số 25 Ngõ 68 Cầu giấy ( Tầng 4 )

ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :

học tiếng đài loan

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :

học tiếng trung giao tiếp

Vị trí trạng từ trong tiếng Trung

Vị trí trạng từ trong tiếng Trung

Trật tự câu tiếng Trung thông thường bao gồm 3 phần chính là “chủ ngữ + động từ + tân ngữ”. Để học tốt tiếng Trung bạn bắt buộc phải nắm vững các thành phần câu của tiếng Trung. Hôm nay Tiếng Trung Thượng Hải sẽ cùng bạn học về các thành phần chính trong câu tiếng Trung nhé!

1. Các thành phần chính trong câu

Thành phần
câu
Định nghĩa Vị trí
主语 

Chủ ngữ

Là chủ thể trong câu, thường do danh từ, đại từ, cụm động tân hoặc một phân câu đảm nhiệm. Thường đứng đầu câu
谓语 

Vị ngữ

Diễn đạt động tác do chủ ngữ gây ra hoặc đặc điểm tính chất của chủ ngữ. Thường do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm. Đứng sau chủ ngữ
状语

Trạng ngữ

Là thành phần tu sức cho động từ. Gồm trạng ngữ thời gian, trạng ngữ địa điểm, trạng ngữ phương thức…. Thường đứng trước động từ
定语

Định ngữ

Là thành phần tu sức cho danh từ chính, bổ sung thêm ý nghĩa cho danh từ chính. Thường đứng trước danh từ trung tâm ngữ
补语

Bổ ngữ

Là thành phần cho biết về kết quả, trạng thái, khả năng, mục đích, xu hướng …của hành động. Thường đứng sau động từ
宾语

Tân ngữ

Là đối tượng chịu tác động của động tác. Thường do danh từ, đại từ đảm nhiệm. Đứng sau động từ hoặc giới từ

*Phân tích câu

1. 昨天小李买了一个好看的书包。

Zuótiān xiǎo lǐ mǎile yīgè hǎokàn de shūbāo.

Hôm qua Tiểu Lý mua một chiếc cặp sách rất đẹp.

– “小李” là chủ ngữ.

– “买了一个好看的书包” là vị ngữ.

– “买” là động từ chính.

– “昨天” là trạng ngữ thời gian

– “书包” là tân ngữ.

– “一个好看的” là định ngữ của “书包”.

– “了” là trợ từ động thái.

2. 他从家里急急忙忙地跑了出去。

Tā cóng jiālǐ jí jí máng máng de pǎo le chūqù.

Anh ấy từ trong nhà vội vội vàng vàng chạy ra.

– “他” là chủ ngữ.

– “从家里急急忙忙地跑了出去” là vị ngữ.

– “从家里” là cụm giới từ, đóng vai trò trạng ngữ địa điểm.

– “急急忙忙地” là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho “跑”.

– “跑” là động từ chính.

– “了” là trợ từ động thái.

– “出去” là bổ ngữ xu hướng.

2. Các loại câu cơ bản

2.1 Câu vị ngữ động từ

– Cấu trúc cơ bản:

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ

– Là câu có động từ làm vị ngữ.

– Dùng để miêu tả hành động của người hoặc vật.

– Có thể mang tân ngữ hoặc không.

1. 他学习汉语。

Tā xuéxí hànyǔ.

– 他 là chủ ngữ

– 学习 là động từ

– 汉语 là tân ngữ

2. 他跑了。

Tā pǎole.

– 他 là chủ ngữ

– 跑 là động từ

– 了 là trợ từ ngữ khí

– Câu này không có tân ngữ

2.2 Câu vị ngữ hình dung từ

– Cấu trúc cơ bản:

Chủ ngữ + tính từ

– Là câu có tính từ làm vị ngữ.

– Miêu tả tính chất và trạng thái của chủ ngữ.

– Trước tính từ phải có phó từ như: 很、非常、太、….

你高兴吗?

Nǐ gāoxìng ma?

– 你 là chủ ngữ

– 高兴 là vị ngữ

2.3 Câu vị ngữ chủ – vị

– Cấu trúc cơ bản:

Chủ ngữ lớn + chủ ngữ nhỏ + tính từ

– Là câu có vị ngữ do một cụm chủ vị đảm nhận.

我妈妈身体很好。

Wǒ māmā shēntǐ hěn hǎo.

– 我妈妈 là chủ ngữ chính.

– 身体很好 là vị ngữ.

2.4 Câu vị ngữ danh từ

– Cấu trúc cơ bản:

Chủ ngữ + danh từ

 今天星期六。

Jīntiān xīngqíliù.

2.4 Câu hai tân ngữ

– Cấu trúc cơ bản:

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ người + tân ngữ vật 

– Là câu mà phía sau động từ mang theo 2 tân ngữ.

– Tân ngữ gần chỉ người, tân ngữ xa chỉ vật.

老师问我们一个问题。

Lǎoshī wèn wǒmen yīgè wèntí.

– 老师 là chủ ngữ.

– 问我们一个问题 là vị ngữ.

– 问 là động từ.

– 我们 là tân ngữ 1 chỉ người.

– 一个问题 là tân ngữ 2 chỉ vật.

3. Từ loại

Từ loại Định nghĩa   Ví dụ
Danh từ – 名词 Là những từ chỉ người, địa điểm hay sự vật. 书,花,桌子,
Đại từ –  代词 Là những từ dùng để xưng hô 我,你,他,她
Động từ – 动词 Là những từ chỉ động tác, hành động của người hoặc vật. 写,喝,吃,跑,喜欢
Tính từ – 形容词 Là những từ chỉ tính chất, trạng thái của sự vật , sự việc. 漂亮,好看,好吃,容易
Phó từ – 副词 Là những từ tu sức cho động từ hoặc tính từ để chỉ phương thức, mức độ, tần xuất. 很,非常,经常,往往
Giới từ – 介词 Là những từ đứng trước danh từ, đại từ, cụm danh từ…để chỉ phương hướng hoặc đối tượng.  在,自,朝,向,当,同…
Liên từ –  连词 Là những từ dùng để nối 2 phân câu. 因为,所以,虽然,但是

Trên đây là 1 số thành phần chính thường có của một câu tiếng Trung, để có thể học tốt tiếng Trung bạn nhất định phải nắm vững kiến thức này. Chúc các bạn học tiếng Trung Quốc hiệu quả!

BỔ NGỮ KẾT QUẢ

CÁCH ĐẶT CÂU HỎI TRONG TIẾNG TRUNG

TỰ HỌC TIẾNG TRUNG QUA THÀNH NGỮ HAY (PHẦN 1)

TỰ HỌC TIẾNG TRUNG QUA THÀNH NGỮ HAY (PHẦN 2)