Viettel trên thị trường quốc tế

18:23' - 29/07/2021

BNEWS Tất cả các thị trường đầu tư nước ngoài của Viettel đều tăng thị phần; trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Haiti tăng 1,5%, Peru tăng 1,4%.

Mặc dù do diễn biến phức tạp của dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của Viettel. 95% điểm bán tại Tp. Hồ Chí Minh và 80% điểm bán tại Hà Nội phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động. Thuê bao di động suy giảm do người dân giảm bớt số lượng sim và tiêu dùng viễn thông.

Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn đạt 128,6 nghìn tỷ, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 19,9 nghìn tỷ, tăng 3,1% so với cùng kỳ.Để đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh, Viettel tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong trong công tác quản trị cũng như ứng dụng triệt để công nghệ để thúc đẩy kinh doanh và chăm sóc khách hàng trên các kênh trực tuyến.

Trong lĩnh vực viễn thông, Viettel tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát, tự tối ưu chất lượng từng cuộc gọi, tự phân tích nguyên nhân lỗi, đưa ra giải pháp cho 70% cuộc gọi/phiên tồi với độ chính xác 85-90%. Số cuộc rớt, tồi giảm 10 lần. Các ứng dụng công nghệ cũng giúp cho 95% khách hàng đã có thể tự chăm sóc, tự phục vụ các yêu cầu của mình mà không cần đến cửa hàng giao dịch.

Tất cả các thị trường đầu tư nước ngoài của Viettel đều tăng thị phần; trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Haiti tăng 1,5%, Peru tăng 1,4%. Bốn thị trường vẫn giữ vị trí dẫn đầu là Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi. Thị trường Myanmar đã tiến gần đến vị trí số 1 với 30,8% thị phần.

Viettel tiếp tục là đơn vị chủ lực trong việc xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh, an ninh mạng, tiên phong kiến tạo xã hội số. Viettel tiến hành nâng cấp hạ tầng lưu trữ dữ liệu và chuẩn bị xây dựng trung tâm dữ liệu mới tại Bình Dương với quy mô 300 rack. Tập đoàn mở rộng nghiên cứu lĩnh vực AI trong các lĩnh vực y tế, viễn thám, công nghiệp. Viettel cũng đã hoàn thiện đề án, hoàn thành xây dựng chính sách kinh doanh, đảm bảo hạ tầng, hệ thống sẵn sàng kinh doanh dịch vụ Mobile Money ngay khi có giấy phép.Trong mảng logistics, Viettel đã hoàn thành chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu đưa Viettel Post trở thành công ty Logistic số 1 Việt Nam. 6 tháng đầu năm, Viettel Post đã triển khai robot tự động giúp tiết kiệm 91% sức lao động, giảm toàn trình kết nối bưu phẩm lên tới 6h; chuyển đổi số cùng nông dân thông qua sàn TMĐT Voso.vn, xuất khẩu thành công 3 tấn vải thiều sang Đức, tạo bước tiến quan trọng đối với ngành thương mại điện tử trong nước trong việc đưa nông sản chất lượng cao sang EU.Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, Viettel cũng tập trung nguồn lực để ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch COCIV-19.Đầu tháng 7/2021, Viettel đưa vào vận hành Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với năng lực đáp ứng 5 triệu mũi tiêm/ngày. Bên cạnh đó, Viettel đã thực hiện kết nối gần 7.500 camera giám sát tại các khu vực  cách ly.Viettel cũng bổ sung trạm, triển khai xe lưu động để đảm bảo chất lượng mạng lưới cho 28 bệnh viện dã chiến, 68 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và 200 khu cách ly tập trung.Trước đó, Viettel đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch khác như Hệ thống khám chữa bệnh từ xa - Telehealth, tờ khai y tế điện tử - Vietnam Health Declaration, Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc, Hệ thống tiêm chủng toàn quốc, hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc.../.

>>>VNPT Technology tập trung xuất khẩu các sản phẩm, giải pháp công nghệ Việt

Đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) thành lập các công ty cấp 4 nêu trên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động.

Bên cạnh đó, khi thành lập phải đảm bảo đúng mục tiêu, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Viettel đầu tư ra nước ngoài.

Viettel trên thị trường quốc tế

Viettel thành lập các công ty cấp 4 phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động (Ảnh: Trụ sở chính Viettel)

Khi đi vào hoạt động, các công ty phải được quản lý, giám sát tình hình hoạt động, tăng cường các biện pháp phòng tránh rủi ro; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề phát sinh.

Bộ Quốc phòng, cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với toàn bộ quá trình Viettel thành lập và điều hành hoạt động của các công ty cấp 4 nêu trên, bảo đảm hoạt động của các công ty này hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước.

Viettel khẳng định sức mạnh viễn thông toàn cầu

Năm 2006 đánh dấu Viettel lần đầu tiên bước chân ra thị trường kinh doanh thế giới với điểm đến là Campuchia. Chỉ sau 3 năm vận hành, mạng di động của Viettel tại đất nước của những "ngôi đền" này với thương hiệu Metfone - Viettel đã được khẳng định và đang chiếm tới hơn 50% thị phần viễn thông.

Sau thành công và kỳ tích đạt được đó, năm 2010, Viettel tiếp tục có mặt tại quốc gia châu Mỹ Haiti để ký hợp đồng thành lập liên doanh viễn thông. Tại thị trường này, Viettel xây dựng Natcom, một công ty duy nhất cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, công nghệ 3G, nhà mạng sở hữu cổng kết nối Internet quốc tế... giúp thị trường viễn thông Haiti giảm được 20% giá cước.

Vượt châu Mỹ, năm 2014, Viettel lại có mặt tại Burundi - quốc gia châu Phi. Tại đây Movitel - Viettel ra đời và giành được 6 giải thưởng di động quốc tế.

Cũng tại thời điểm này, Viettel lại tiếp tục đầu tư vào thị trường Đông Timor, xây dựng thương hiệu Telemor và chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm kinh doanh, Telemor tiếp tục ghi dấu bước tăng trưởng thần tốc đạt doanh thu ấn tăng 280% so với năm 2014. Năm 2015, Telemor đã vinh dự nhận nhận giải "Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2014 khu vực châu Á, châu Úc và New Zealand" tại lễ trao giải thưởng Kinh doanh Quốc tế năm 2015 của tổ chức Stevie Awards diễn ra tại Toronto, Canada.

Viettel trên thị trường quốc tế

Viettel thành lập các công ty cấp 4 tại các quốc gia, phải đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước- (Ảnh: Các thương hiệu của Viettel tại nước ngoài)

Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới. Riêng Viettel Global – đơn vị phụ trách lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Viettel – đang có giá trị gần 2,4 tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Ghi nhận sự đóng góp của Viettel đối với quốc gia mình, Thủ tướng Đông Timor khẳng định, viễn thông, CNTT đã góp phần giúp mở mang dân trí, tạo ra các cơ hội đầu tư, kinh doanh và việc làm cho mọi người, Viettel đã làm thay đổi diện mạo viễn thông, CNTT ở Đông Timor.

Lần lượt các năm sau, năm 2018, mạng Mytel của Viettel lại có mặt tại thị trường Myanmar. Đây là thị trường quốc tế thứ 10 của Viettel, nhờ có Mytel cuộc cách mạng trên thị trường dữ liệu di động, truy cập Internet đã thực sự bùng nổ và đến nay số thuê bao di động Mytel trên đất nước chùa tháp này đã tăng trên lên 10 triệu (Mytel đạt kỷ lục hiếm có trong ngành viễn thông thế giới khi vượt mốc hơn 5 triệu thuê bao chỉ sau gần 7 tháng kinh doanh).

Như vậy, sau hơn 10 năm đầu tư ra nước ngoài, Tập đoàn Viettel đã có thương hiệu riêng tại 10 quốc gia (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Peru, Haiti, Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi) ở 3 châu lục trên thế giới (châu Á, châu Mỹ và châu Phi). Viettel đặt mục tiêu năm nay sẽ mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và vào Top 10 công ty viễn thông toàn cầu.

Với những kết quả, thành tích cao đạt được, Viettel đã khẳng định được sức mạnh viễn thông Việt Nam vươn ra toàn cầu.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel: Được đánh giá là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, Viettel hiện nay không chỉ phát triển mạnh mẽ ở trong nước mà đã có những bước tiến đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài, bao gồm 3 châu lục gồm châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Vậy để làm được điều này, Viettel đã thực hiện những chiến lược kinh doanh quốc tế nào, hiệu quả của chúng ra sao? Hãy cùng phân tích các yếu tố liên quan đến sự hoạt động của Viettel trong bài viết dưới đây. 

Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, thành lập ngày 15/10/2000. Viettel là một công ty viễn thông đa quốc gia của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội. Viettel hiện là một trong số các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam và là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng điều hành. Tập đoàn Viettel hiện bao gồm hơn 20 công ty con, kinh doanh nhiều loại hình khác nhau, bao gồm viễn thông, đầu tư, bất động sản, ngoại thương và dịch vụ kỹ thuật. 

Năm 2006, tập đoàn Viettel quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài nhằm tìm kiếm thị trường tiềm năng hơn, với bước mở màn là ở hai thị trường Campuchia và Lào. Tháng 10 năm 2007, Viettel Global đã được thành lập với tầm nhìn và trách nhiệm đưa dịch vụ của Viettel ra thị trường quốc tế. 

Năm 2014, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 9,8 tỷ USD và lợi nhuận 2 tỷ USD, nằm trong top các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu. Ngoài ra, Viettel cũng là nhà tài trợ cho nhiều chương trình vì cộng đồng như Chúng tôi là chiến sĩ, Như chưa hề có cuộc chia ly, Trái tim cho em, chương trình phẫu thuật Nụ cười, Internet trường học v.v..

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, hiện nay, Viettel đã trở thành nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông tại Việt nam cũng như được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. 

Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuốc top 15 công ty viễn thông lớn nhất trên thế giới về số thuê bao, top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được xác định là 4,3tỷ USD, thuộc top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

Dưới đây là tổng quan về phân tích PEST của thương hiệu Viettel bao gồm nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội…

Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao về độ ổn định trong chính trị, đảm bảo an ninh cho sự phát triển của mọi Doanh nghiệp. Đặc biệt với một loạt các chính sách mở cửa sau khi gia nhập WTO, trở thành thành viên của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, Viettel có rất nhiều cơ hội để mở rộng xu hướng đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới cũng như tham gia vào thị trường toàn cầu. Đặc biệt, dưới sự bảo lãnh của Bộ Quốc Phòng, Viettel cũng có những bước đi chắc chắn và vững vàng hơn trong việc chuẩn bị các thủ tục hành chính và giấy phép kinh doanh. Vậy nên, chúng ta có thể thấy, các yếu tố chính trị sẽ không tác động lên một Doanh nghiệp như Viettel quá nhiều. 

Xem thêm các bài viết liên quan

・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota
・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola

Cũng như các ngành nghề khác, ngành điện tử viễn thông cũng chịu nhiều tác động và biến động của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế càng phát triển, xã hội tạo ra nhiều của cải, hàng hóa được lưu thông mạnh mẽ thì nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông cũng được tăng theo, và ngược lại. 

Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai, Viettel sẽ có những cơ hội và nhiều lợi thế nhất định khi nền kinh tế phát triển khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều thách thức cần phải kể đến như thường xuyên nâng cấp công nghệ, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý chi phí phát sinh hay cạnh tranh đến từ các đối thủ bên ngoài. Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát cũng khiến nhiều Doanh nghiệp trở nên khó khăn, trong đó có cả Viettel. 

Từ những phân tích sơ bộ trên đây, chúng ta thấy, các yếu tố về kinh tế, phát triển của xã hội có sự liên quan mật thiết tới Viettel. 

Dân số tạo nên thị trường. Dân số của Việt Nam là 97 triệu người, tính đến ngày 16 tháng 11 năm 2019 theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc, chiếm 1,27% dân số của thế giới và đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng dân số của các quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Với mật độ dân số cao cùng với sự trẻ hóa dân số hiện nay, đây là môi trường cực kỳ tiềm năng cho Viettel để cung cấp dịch vụ viễn thông của mình. Đặc biệt, nhóm sinh viên và giới trẻ có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet để trao đổi thông tin, học tập và làm việc rất lớn. Chưa kể, các thành phần lao động chủ chốt như doanh nhân, công nhân, nhân viên công ty, công chức… tất cả đều có nhu cầu liên lạc và sử dụng dịch vụ của Viettel. 

Từ những yếu tố tổng quan trên, chúng ta có thể thấy, Việt Nam là một thị trường rất màu mỡ với Viettel với dân số đông, tốc độ phát triển nhanh, nguồn lao động trí thức có trình độ công nghệ vượt trội … tất cả đều tạo nên cơ hội để giúp cho Viettel phát triển chiến lược kinh doanh của mình. 

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, công nghệ là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi Doanh nghiệp. Viettel cũng không nằm trong vòng ngoại lệ. Nắm được thực trạng này, Viettel đã áp dụng linh hoạt các công nghệ mới nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của mình và nâng tầm chất lượng dịch vụ. 

Các ứng dụng công nghệ mới giúp Viettel có thể tiết kiệm được chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như độ ổn định của vùng phủ sóng, công nghệ truyền dẫn cáp quang FTTx với tốc độ cao, ổn định dần thay thế ADSL và chiến lĩnh thị trường băng thông rộng. 

Ngoài ra, vào tháng 4 năm 2019, Viettel đã hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và phát sóng thử nghiệm thành công trên các băng tần được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

Chúng ta có thể thấy rằng, Viettel là một Doanh nghiệp cực kỳ nhanh nhạy với sự thay đổi của công nghệ cũng như áp dụng công nghệ vào chiến lược sản xuất và nghiên cứu sản phẩm của mình. 

Viettel trên thị trường quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel (Ảnh minh họa)

Dưới đây là phân tích 5Forces của thương hiệu Viettel bao gồm đến từ năm yếu tố: Nguồn cung, người mua, yếu tố cạnh tranh nội bộ ngành…

Để có thể hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều về trang thiết bị và tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp nhất với hạ tầng hiện tại của công ty. Hiện tại có thể kể tới tên một vài bên cung cấp vật tư và sản phẩm cho Viettel như AT&T (Hoa Kỳ), Huawei (Trung Quốc), Ericsson (Thụy Điển), Nokia Siemens Network (Phần Lan)… 

Ngoài ra, Viettel cũng cần phải có các bên cung cấp tài chính có độ tin cậy cao như BIDV, MHB, Vinaconex và EVN. Việt là một doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng điều hành nên Viettel hầu như không gặp nhiều áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp. 

Viettel là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông. Khi gia nhập thị trường, Viettel đã góp phần phổ cập điện thoại di động tại Việt Nam, tiếp đó là sự bùng nổ về Internet băng thông rộng nhờ việc phủ sóng 4G tới 97% dân số. Tính đến tháng 7 năm 202, Viettel trở thành nhà mạng lớn nhất Việt Nam với hơn 65 triệu thuê bao di động, chiếm 46.7% thị phần (trong đó, 45 triệu thuê bao dữ liệu) và 5.8 triệu thuê bao Internet cáp quang, chiếm 41.5% thị phần.  Mạng viễn thông của Viettel là mạng siêu băng rộng với 360.000km cáp quang đến hầu hết các huyện, xã với 120.000 trạm phát sóng và 5 trung tâm lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

Không chỉ trong thị trường nội địa, trên thị trường quốc tế, Viettel Global cũng trực tiếp đầu tư phát triển và quản lý 9 thị trường quốc tế. Trong số đó, Viettel Global đã trở thành nhà mạng đứng số 1 về thị phần tại 5 quốc gia là Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor và Mozambique. Với những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, với chất lượng sản phẩm của mình, Viettel không ngừng chiếm được vị trí trong lòng Khách hàng, giảm áp lực đến từ phía người mua cho thương hiệu. 

Các doanh nghiệp trong ngành khi cạnh tranh trực tiếp với nhau sẽ tạo ra cường độ cạnh tranh. Thông thường trong một ngành, các yếu tố sau đây sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh lên các bên liên quan

・Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng các đối thủ cạnh tranh tiềm năng với các chiến lược marketing độc đáo. 

・Cơ cấu ngành: Tập trung vào tay các tập đoàn lớn hay phân tán đồng đều cho tất cả mọi doanh nghiệp 

・Rào cản lối ra 

Trong thương trường kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp đều muốn tạo ra ưu thế cạnh tranh hơn so với đối thủ để giành thị phần. Vậy nên, nếu sự cạnh tranh này thấp thì thị trường vẫn còn tiềm năng. Tuy nhiên, nếu mức cạnh tranh cao, khốc liệt thì khả năng doanh nghiệp có được lợi nhuận là cực kỳ khó. 

Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện có rất nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên, quyền thống lĩnh thị trường vẫn nằm trong tay ba nhà cung cấp chủ chốt là Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tăng 5%-10% mỗi năm và tương ứng với nó là doanh thu và lợi nhuận của các nhà cung cấp. Tuy nhiên với hiện trạng, rào cản gia nhập ngành cũng như yêu cầu của Khách hàng không quá cao, hiện nay có rất nhiều thương hiệu khác cũng đang chuẩn bị gia nhập thị trường. Nếu điều này xảy ra thì khả năng cạnh tranh trong ngành sẽ tăng lên và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được chú ý và săn đón nhiều hơn. 

Một thị trường có số lượng đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: 

・Mức độ hấp dẫn của ngành: Các yếu tố về tỷ suất sinh lợi, số lượng Khách hàng tiềm năng, số lượng doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành. 

・Rào cản gia nhập: Những yếu tố gây khó khăn cho một Doanh nghiệp gia nhập ngành có thể kể tới như: yếu tố kỹ thuật, yếu tố vốn kinh doanh, yếu tố thương mại (hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống dữ liệu Khách hàng), nguồn lực khác như nguyên liệu đầu vào, bằng sáng chế… 

Ngày nay với sự tiến bộ về tài chính và bùng nổ về dữ liệu, cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và điện thoại di động đang ngày càng trở thành một mặt hàng cơ bản trong cuộc sống. Chính vì thị trường viễn thông vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, cho nên Viettel vẫn phải đang đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đang lăm le dòm ngó để thâm nhập thị trường. 

Trong lịch sử, chúng ta có thể thấy Internet là một trong những phương thức sử dụng thông tin liên lạc nhanh và hiệu quả nhất hiện nay. Vì vậy, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mang đến nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh để thay thế cho việc nhắn tin và gọi điện qua Internet. Vậy nên các doanh nghiệp trong ngành viễn thông cần nghĩ ra giải pháp để tránh bị đào thải bởi không đáp ứng kịp nhu cầu và xu thế của thị trường.

Xem thêm các bài viết liên quan

・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung
・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple

Viettel đã phát triển kinh doanh tại Campuchia, Lào, Mozambique, Peru và Haiti. Chiến dịch xâm nhập thị trường quốc tế của Viettel bắt đầu từ năm 2009 với sự ra đời của hai nhà khai thác mạng di động tại Campuchia (MetFone, tháng 2 năm 2009) và tại Lào (Unitel, tháng 10 năm 2009). Trong suốt thập kỷ qua, Viettel vẫn miệt mài trong quá trình đàm phán với chính phủ các nước để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở các môi trường quốc tế như Lào, Thái Lan, Myanmar và Campuchia. 

Trong số các thị trường đã và đang đầu tư của Viettel, Peru là quốc gia có dân số lớn nhất, trên 31 triệu người, tiếp theo là Mozambique với 23 triệu người. Trong nhóm các quốc gia ngày, Peru là quốc gia có cơ cấu dân số được đánh giá là tương đồng nhất với Việt Nam.

Tên gọi: Movitel.

Nhờ vào năng lực kỹ thuật của mình, Movitel đã được chọn trong tổng số 22 công ty đấu thầu xây dựng vào ngày 5 tháng 10 năm 2010. Thậm chí, Movitel đã đánh bại hai công ty sừng sỏ là TMM (một đơn vị của Viễn thông Bồ Đào Nha) và UNI-Telecom (liên doanh giữa Unitel SA của Angola và Energy Capital SA của Mozambique). 

Movitel được chính phủ Mozambique cấp giấy phép vào ngày 10 tháng 1 năm 2011 để trở thành nhà khai thác di động thứ ba, bên cạnh hai “đàn anh” là thương hiệu Mozambique Cellular và Vodacom Mozambique. 

Chỉ chín tháng sau khi được đấu thầu, Movitel đã thực hiện cam kết với chính phủ Mozambique khi đưa vào phát sóng 9 trạm di động đầu tiên và hoàn thành xây dựng hơn 5.000km cáp quang. Tổng chiều dài này bằng tổng số cáp quang đã xây dựng từ trước tới nay tại quốc gia này. Chỉ hơn một năm, Movitel đã làm tốt hơn rất nhiều so với cam kết với chính phủ Mozambique. Cụ thể là Movitel đã triển khai nhiều hơn 20% so với chiều dài cáp quang cam kết và vượt 2,4 lần so với cam kết phủ sóng di động. 

Một vài thành tựu khác: 

Movitel đã đóng góp 70% mạng lưới cáp quang của Mozambique, điều này giúp cho mật độ phủ sóng mạng ở nước này tăng gấp 3 lần (từ khoảng 239km cáp quang trên 1 triệu dân lên 787 km cáp quang trên 1 triệu dân), cũng như đưa Mozambique trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới về mạng di động viễn thông, nằm trong top 3 ở châu Phi về hệ thống cáp quang. Ngoài ra, Movitel cũng đã xây dựng hơn 50% cơ sở hạ tầng mạng di động của Mozambique, góp phần tăng gấp đôi mật độ cơ sở hạ tầng di động của Mozambique trong vòng một năm (từ 75 trạm trên một triệu người cho đến hơn 151 trạm trên một triệu người). 

Tên thương hiệu nội địa: Bitel

Tên công ty: Viettel Peru S.A

Năm thành lập: 2011

Ngày ra mắt dịch vụ: tháng 10 năm 2014

Số lượng nhân viên: 1682 nhân viên 

Bitel là nhà mạng di động đầu tiên sử dụng mạng 3G duy nhất tại Peru với độ phủ Internet di động lên đến 80% toàn quốc. Ngoài ra, Peru cũng là thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel có GDP cao hơn Việt nam đáng kể. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa của Viettel. Vài tháng sau khi ra mắt dịch vụ chính thức vào tháng 10 năm 2014, Bitel đã góp phần tạo ra xu hướng bùng nổ dữ liệu trên thị trường viễn thông Peru. 

Để có thể có được thành tích như vậy, Viettel đã lên kế hoạch đầu tư 27 triệu USD để xâu dựng một mạng di động mới tại Peru. Cuộc đấu thầu tại Peru khi Viettel tham gia có sự góp mặt của 4 nhà mạng là Americatel, Hits Telecom và Winner Systems. Nhờ sự cam kết phục vụ miễn phí cho 4025 tổ chức giáo dục tại Peru trong vòng 4 năm, gấp hơn hai lần so với cam kết của đối thủ cạnh tranh, cũng như cam kết có tối thiểu 15,000 kết nối trong năm đầu tiên và 338,000 trong năm thứ ba, cùng với việc phủ sóng trọn vẹn tới 5 tỉnh ngoài thủ đô Lima và Callao trong hai năm, Viettel đã trở thành nhà mạng di động thứ 4 cung cấp dịch vụ tại Peru bên cạnh ba ông lớn là Claro (thuộc sở hữu của America Movil SAB Group – Mexico), Movistar (thuộc sở hữu của Telefonica Moviles SAC, thành viên của tập đoàn Telefonica SA – Tây Ban Nha) và Nextel del Peru SA, thành viên của NII Holding Inc. 

Tên thương hiệu: Natcom

Ra mắt ngày 7 tháng 9 năm 2011, Natcom gia nhập thị trường viễn thông ở Haiti với vị trí thứ ba. Đây là công ty liên doanh giữa Viettel (nắm giữ 60% cổ phần) và Teleco của chính phủ Haiti (nắm giữ 40% cổ phần). Ngay tại ngày ra mắt, Natcom đã sở hữu cơ sở hạ tầng lớn nhất và rộng nhất với mạng lưới hơn 1300 trạm (bao gồm cả 2G lẫn 3G), tương đương với tổng số 74% của cả nước. 

Viettel cũng là nhà khai thác đầu tiên, xây dựng cơ sở hạ tầng cáp quang hoàn toàn mới cho Haiti, dài 3,251km sau trận động đất. Ngoài ra, bằng năng lực kỹ thuật của mình, Viettel cũng cung cấp truy cập Internet miễn phí cho các trường học ở Haiti và giới thiệu dịch vụ băng thông rộng đầu tiên đến 100% các thành phố, tỉnh và huyện ở Haiti.

Vào tháng 5 năm 2010, chính phủ và ngân hàng trung ương Haiti đã ký thỏa thuận cho phép Viettel đầu tư vào công ty khai thác viễn thông thuộc sở hữu nhà nước là Telecom d’sGautu (Teleco). Theo thỏa thuận, Viettel sẽ đầu tư một gói thầu trị giá 99 triệu USD vào Teleco. Viettel đã đồng ý đầu tư trước 59 triệu USD trong năm đầu tiên và 40 triệu USD cho bốn năm tiếp theo để nâng cấp mạng lưới và dịch vụ viễn thông đã bị hư hỏng nặng sau trận động đất vào tháng 1 năm 2010. Theo thông tin được công bố trước đo, Viettel sẽ tiếp quản các khoản nợ cũ của Teleco (ước tính khoảng 30 triệu USD).

Với số vốn đầu tư này, Viettel và đối tác đã tiến hành thay thế và đầu tư bổ sung hạ tầng nhằm cung cấp thêm dịch vụ viễn thông cũng hư cung cấp các dịch vụ cho thuê kênh quốc tế, dịch vụ cố định và Internet ADSL. Sau khi nhận được sự đầu tư của Viettel, Teleco sẽ trở thành một liên doanh viễn thông có giấy phép và băng tần đáp ứng tất cả các dịch vụ viễn thông như cáp quang biển quốc tế, băng rộng không dây và di động.

Viettel trên thị trường quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel (Ảnh minh họa)

Tên thương hiệu: Unitel 

Unitel được thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 2009 với tư cách là công ty thứ tư gia nhập thị trường viễn thông Lào. Chỉ sau hai năm hình thành và phát triển, Unitel đã vươn lên trở thành công ty số một tại Lào về cơ sở hạ tầng, số lượng thuê bao và doanh thu, chiếm 42,23% thị phần tại quốc gia này, cũng như giành được vị trí số một về kết cấu hạ tầng mạng. 

Để làm được điều này, Unitel đã cố gắng phát triển kênh phân phối cung cấp dịch vụ được triển khai đến mọi xã. Mỗi xã ở Lào luôn có 1-2 nhân viên kinh doanh của Unitel phục vụ và tư vấn cho người dân. Unitel cũng là nhà khai thác đầu tiên và duy nhất cam kết cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho hơn 600 trường học. Với tổng số vốn đầu tư gần ba triệu đô la, Unitel đã giúp kết nối Internet cho 50% số trường học cho đến nay. 

Để có thể thâm nhập và mở rộng thị trường của mình tại Lào, Viettel cũng đã gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn phải kể tới là đảm bảo phục vụ khách hàng 24/7. Bởi lẽ nhân viên bản địa tại Lào có thói quen không làm việc quá thời gian. Và trong giao tiếp tại nơi làm việc, nhân viên Lào ưa thích lối nói nhẹ nhàng chứ không phải thói quen tác phong quân sự cứng nhắc. Ngoài ra, để có thể có một bệ đỡ cho sự phát triển của mình, Viettel đã liên doanh với Star Telecom, và chính thức ra mắt dịch vụ Unitel của mình vào tháng 10/2009. Chỉ sau ba năm hoạt động và cung cấp dịch vụ, từ vị trí thứ tư tại thị trường Lào, Unitel đã vương lên vị trí đầu tiên với 44% thị phần. Sự xuất hiện của Unitel với mạng lưới rộng khắp đã giúp Lào phát triển lĩnh vực viễn thông của mình và đưa mật độ phủ cập viễn thông ở Lào trên bình quân đầu người tăng lên tới 4 lần, cũng như mật độ các trạm thu phát BTS tăng từ 250 tới 950. 

Nhằm có thể tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi người, kể cả những người sống ở những nơi xa nhất, Unitel đã kết nối mạng lưới dịch vụ của mình tới 15,000 đại lý. Mạng lưới này đã tạo ra sự ổn định về việc làm và cuộc sống cho hơn 20,000 nhân viên địa phương. Chính việc làm đầy tính nhân văn cũng như mang tính sáng tạo đổi mới này mà Unitel đã trở thành nhà cung cấp truyền thông tốt nhất trên thị trường đang phát triển, với giải thưởng World Communication Award được trao tặng vào ngày 13/11/2012.

Tên thương hiệu: Metfone

Ra mắt vào ngày 19 tháng 2 năm 2009, Metfone tham gia vào thị trường viễn thông vốn đã cạnh tranh rất khốc liệt của Campuchia với tư cách là người tham gia thứ 8. Tuy nhiên chỉ sau 2 năm, vào năm 2011, Metfone đã giành được vị trí số một ở Campuchia về cơ sở hạ tầng, số lượng doanh thu, số lượng thuê bao gia nhập và chiếm lĩnh tới 49% thị phần. 

Kế hoạch xâm nhập thị trường Campuchia đã được Viettel lên kế hoạch từ những ngày cuối năm 2006. Việc gia nhập thị trường Campuchia đã khiến Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra thị trường nước ngoài. Đây là thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel và cũng là thị trường thành công nhất của Viettel. 

Tuy nhiên, thành công này cũng không phải là ngẫu nhiên đối với Viettel, bởi lẽ tại thời điểm Viettel gia nhập thị trường Campuchia, đã có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã có mặt tại thị trường. Thị trường Campuchia tuy có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 15 triệu dân, nhưng thị trường này không chỉ có các nhà khai thác dịch vụ trong nước mà còn có các nhà khai thác nước ngoài với kinh nghiệm tài chính và kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt là ba “ông lớn” Mfone, Mobitel và TMIC Campuchia. Họ đã tham gia vào thị trường di động của Campuchia trong 10 năm và chiếm lĩnh tới hơn 98% thị phần. Đặc biệt là Mobitel, một đối thủ cực kỳ nặng ký vì đây là liên doanh giữa Milicom và Cambodia Royal Group. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác liên doanh với Thái Lan, Thụy Điển và Na Uy cũng gia tăng thách thức cho Viettel. 

Tuy có nhiều cạnh tranh như vậy nhưng Viettel vẫn đặt Campuchia vào điểm ngắm để gia nhập thị trường bởi lẽ đây là thị trường cực kỳ tiềm năng, với chỉ có 5% dân số Campuchia sử dụng đường dây điện thoại cố định, còn lại là sử dụng điện thoại di động làm phương tiện liên lạc chính. Đây chính là lý do để Viettel nhận ra nhiều cơ hội tại Campuchia và quyết định tham gia vào thử thách này. 

Trong quá trình thâm nhập vào thị trường Campuchia, Viettel nhận thấy có những điểm mạnh, điểm yếu cùng nhiều cơ hội và thách thức như dưới đây: 

Viettel có một số thế mạnh tại thị trường Campuchia như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai chính phủ. Tại thị trường Việt Nam, Viettel cũng là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nên Viettel có những điểm mạnh về kỹ thuật cũng như mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế. Trong quá trình vận hành, Viettel đã đạt chuẩn chất lượng quốc tế về dịch vụ của mình, đặc biệt thông qua việc nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia. 

Nhân viên của Viettel có kiến thức về công nghệ và quản lý nhưng không có nhiều kinh nghiệm về kế toán và marketing. Viettel đang phát triển hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong ngành viễn thông. Điều này đòi hỏi nhiều chuyên gia về công nghệ trong các thị trường khác nhau. 

Thị trường dịch vụ viễn thông của Campuchia vẫn còn chưa được khai phá hết. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư vì vậy, Viettel có thể huy động thêm nguồn vốn để cải thiện hoạt động kinh doanh. 

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Viettel phải đối mặt không chỉ các nhà cung cấp trong nước mà còn cả các nhà cung cấp quốc tế. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với Viettel, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng vào năm 2008. 

Các chiến lược marketing mở rộng thị trường và kế hoạch kinh doanh quốc tế của Viettel tại thị trường Campuchia có thể kể đến như sau:

Viettel nhận thấy Khách hàng tiềm năng của mình ở thị trường Campuchia có thể được chia ra theo hai nhóm tín hiệu: Nhóm Khách hàng đang, sắp hoặc chưa có ý định sử dụng dịch vụ và nhóm Khách hàng theo đặc điểm xã hội. 

・Nhóm Khách hàng đang, sắp hoặc chưa có ý định sử dụng dịch vụ

Đây là nhóm Khách hàng rất tiềm năng, đối với Viettel nếu thương hiệu này có thể lôi kéo Khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ khác về sử dụng Viettel hoặc điều tra để biết các lý do Khách hàng chưa có/đang có ý định sử dụng dịch vụ. Các lý do chủ quan từ Khách hàng như chi phí đắt đỏ, khách trong vùng chưa phủ sóng, khách không thấy lợi ích của sử dụng điện thoại di động… Đây là những yếu tố giúp Viettel có thể tăng được thị phần của mình. 

・Phân tách Khách hàng dựa trên đặc điểm xã hội

Nhóm này bao gồm nhiều nhóm nhỏ: người Việt Nam và người Hoa ở Campuchia, lao động nông thôn, doanh nhân, sinh viên, nhà sư, khách du lịch quốc tế, người làm việc trong hệ thống nhà nước, công nhân nhà máy may… Mỗii nhóm Khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau, mục tiêu sử dụng khác nhau. Bằng việc phân tích cụ thể thành từng nhóm nhỏ như này, Viettel có thể đáp ứng các yêu cầu của từng nhóm Khách hàng, có những chương trình khuyến mại phù hợp. 

Sau khi phân tích các nhóm Khách hàng, Viettel bắt đầu nghiên cứu từng nhóm Khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, hành vi lựa chọn và thói quen của người tiêu dùng. Ở mỗi phân khúc thị trường, Viettel đã phân loại thành các đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài của Khách hàng. Việc phân tích Khách hàng theo đặc điểm xã hội và độ tuổi giúp Viettel có thể biết thêm về mức chi trả dịch vụ điện thoại di động và thị hiếu của Khách hàng.  

Ví dụ ở nhóm Khách hàng du lịch quốc tế, Viettel nhận thấy nhu cầu gọi điện và liên lạc nội địa của nhóm Khách hàng này rất thấp nhưng lại có nhu cầu sử dụng Internet rất cao để gọi điện qua các ứng dụng liên lạc quốc tế và tra cứu thông tin. Ngược lại, nhóm lao động ở nông thôn thì ưa chuộng các gói nghe gọi giá rẻ, không sử dụng SMS, nhưng nhóm sinh viên lại sử dụng nhiều SMS, thay vì nghe gọi.

Sau khi kinh doanh tại Việt Nam, Viettel đã có một số kinh nghiệm trong việc phát triển số lượng thuê bao bằng chiến lược giá. Thị trường Việt Nam và Campuchia có sự tương động về cơ cấu dân số và vị trí địa lý khi cả hai quốc gia đều là nước đang phát triển, thu nhập bình quân theo đầu người thấp nên giá cả ảnh hưởng rất lớn tới sự lựa chọn dịch vụ của người tiêu dùng. Vậy nên Viettel hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược giá tại Việt Nam vào Campuchia. 

Một vài chiến lược về giá có thể kể tới của Viettel, ví dụ như chiến lược tính tiền cước gọi theo giây, hoặc cung cấp các gói dịch vụ giá rẻ, linh hoạt… Đối với chiến lược tính tiền cước gọi theo giây, Viettel là nhà mạng duy nhất áp dụng cách tính tiền này. Bằng cách sử dụng cách tính tiền này, người dùng có thể tiết kiệm tới 25% chi phí, so với các nhà mạng tính tiền theo từng phút. Ngoài ra, thông qua các gói dịch vụ giá rẻ, linh hoạt, Viettel cho phép người dùng Campuchia có thể tiếp cận với các gói dịch vụ khác nhau và các gói dịch vụ giá trị gia tăng phong phú. 

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, vì vậy viễn thông là một sản phẩm đặc biệt. Đây là sản phẩm được Khách hàng đánh giá thông qua rất nhiều khía cạnh như tốc độ đường truyền, độ chính xác của thông tin khi được truyền, tính ổn định khi hoạt động. Nhất là trong một thương trường đầy cạnh tranh như Campuchia, Viettel không chỉ không ngừng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của mình mà còn phải tối ưu hóa các gói dịch vụ cung cấp tới Khách hàng. 

Để làm được điều này, Viettel đã cung cấp nhiều gói cước khác nhau, ví dụ như Metbiz, Met4ever, Meteco… Ngoài ra, Viettel cũng cung cấp một số sản phẩm liên quan đến dịch vụ điện thoại di động như USB giúp người dùng có thể truy cập Internet qua GPRS, điện thoại di động nội địa, các gói cước đặc biệt cho Khách hàng du lịch hoặc các gói cước trọn gói giá rẻ. 

Trong quá trình xây dựng và phát triển tại Việt Nam, Viettel nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống phân phối. Chính vì vậy, trong năm đầu tiên gia nhập thị trường Campuchia, Viettel đã cố gắng phát triển và xây dựng hệ thống kênh phân phối của mình, đa dạng trên khắp cả nước, như hệ thống đại lý ủy quyền, kênh bán lẻ (điểm bán), cửa hàng giao dịch trực tiếp. Sau năm đầu tiên, Viettel có khoảng 50 cửa hàng giao dịch trực tiếp và con số này là 100 cửa hàng tại tất cả thành phố lớn và tỉnh thành của Campuchia. Với chính sách phân phối này, Khách hàng ở bất kỳ nơi nào trên Campuchia đều có thể có nhận được sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ điện thoại của Viettel.

Xem thêm các bài viết liên quan

・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel với hệ thống kiến thức tổng hợp về thương hiệu, phân tích từng yếu tố bên ngoài và bên trong liên quan đến thương hiệu, cũng như các chiến lược thâm nhập thị trường, thành công của Viettel trong việc mang chất lượng của kỹ thuật Việt Nam ra tới thị trường quốc tế. 

Nguồn tham khảo

International market entry strategy of Viettel Telecom Corporation. (2013). Nguyen Hong Hanh.

Viettel strategic analysis. (2020). Nguyen Tung Lam, Vu Cong Luan.