Vở bài tập Tiếng Việt trang 83, 84

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện - Tuần 12 trang 83, 84, 85 Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Kết bài trong bài văn kể chuyện

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 83, 84, 85: Tập làm văn

Câu 1: Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

Trả lời:

a, Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.

b, Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

c, Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

d, Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

e, Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

Câu 2: Viết lại kết bài của các truyện sau: Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào ?

Tên truyện Đoạn kết bài Kiểu kết bài
Một người chính trực    
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca    

Trả lời:

Tên truyện Đoạn kết bài Kiểu kết bài
Một người chính trực Tô Hiến Thành tâu : "Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá." Kết bài không mở rộng.
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt, "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít nàm nữa". Kết bài không mở rộng.

Câu 3: Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng :

Trả lời:

Truyện Một người chính trực:

Câu chuyện trên giúp ta hiểu thêm về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành - một con người luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Đáng để chúng ta học tập.

Câu chuyện trên đã nêu tấm gương sáng về sự chính trực, liêm khiết. Tô Hiến Thành mãi là tấm gương cho đời sau.

Truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em, đó là tình thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với chính bản thân.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện - Tuần 12 trang 83, 84, 85 Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Với bài giải Tập làm văn Tuần 16 trang 83, 84 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 3.

Vở bài tập Tiếng Việt trang 83, 84

1: Dựa theo truyện Kéo cây lúa lên, trả lời các câu hỏi ở dưới đây :

a, Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ?

b, Về nhà , anh chàng nói gì với vợ ?

c, Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Trả lời:

a, Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ?

Kéo lúa của nhà mình lên cho bằng lúa của nhà khác .

b, Về nhà , anh chàng nói gì với vợ ?

Về nhà anh khoe với vợ là lúa mình rất tốt

c, Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Vì bị đứt nên lúa nhà chàng ngốc bị héo hết

2: Trả lời câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị )

a, Nhờ đâu em biết ( được đi chơi , xem ti vi , nghe kể ) ?

b, Cảnh vật , con người ở nông thôn ( hoặc thành thị ) có gì đáng yêu ?

c, Em thích nhất điều gì ?

Trả lời:

a, Nhờ đâu em biết ( được đi chơi , xem ti vi , nghe kể ) ?

Nghỉ hè em được ba dẫn về thăm nội ở một vùng nông thôn. Ở đó có nhiều điều làm em cảm thấy thú vị .

b, Cảnh vật , con người ở nông thôn ( hoặc thành thị ) có gì đáng yêu ?

Cảnh vật ở nông thôn rất yên bình, không khí mát mẻ. Cây cối xanh tươi . Con người ở nông thôn giản dị , chân thật và rất hiếu khách

c, Em thích nhất điều gì ?

Em thích nhất là khoảng đất trống rộng ở gần nhà nội. Ở đó , em có thể cùng các bạn chơi đá bóng , bắn bi hoặc thả đều. Em có thể chơi cả ngày ở đó mà không biết chán .

244

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp Tập làm văn trang 83, 84 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 83, 84 Tập làm văn - Điền vào giấy tờ in sẵn

Câu 1 trang 83 VBT Tiếng Việt lớp 4: Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo : “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây :

Vở bài tập Tiếng Việt trang 83, 84

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Vở bài tập Tiếng Việt trang 83, 84


Câu 2 trang 84 VBT Tiếng Việt lớp 4: Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi : “Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không ?” Em trả lời mẹ thế nào ?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ xem khai báo tạm trú, tạm vắng gửi tới công an địa phương sẽ giúp ích gì cho những người tạm trú, tạm vắng và cả những người trong khu vực.

Trả lời:

Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở hoặc những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.

474

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập làm văn trang 83, 84 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 83, 84 Tập làm văn - Ôn tập về tả cảnh

Câu 1 trang 83 VBT Tiếng Việt lớp 5: Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở học kì I (Tiếng Việt 5, tập một).

(Chú ý : Không liệt kê những bài văn tả cảnh trong tiết viết bài, trả bài.)

Tuần

Bài văn tả cảnh

Trang

1

……………………

…………

2

……………………

…………

3

……………………

…………

6

..................

…………

7

……………………

………….

8

…………………

…………

9

…………………

…………

 Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó :

DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH……………

…………………………………………………

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Tuần

Bài văn tả cảnh

Trang

1

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa

- Hoàng hôn trên sông Hương

- Nắng trưa

- Buổi sớm trên cánh đồng

10

11

12

14

2

- Rừng trưa

- Chiều tối

21

22

3

- Mưa rào

31

6

- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam

- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi

62

62

7

- Vịnh Hạ Long

70

8

- Kì diệu rừng xanh

75

9

 -Bầu trời mùa thu

 -Đất Cà Mau

87

89

Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó :

a) DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG

A. Mở bài : Giới thiệu vẻ yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn

B. Thân bài : Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.

Gồm hai đoạn :

- Đoạn 1 : Tả sự đổi sắc của sông Hương lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

- Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hồn đến lúc thành phố lên đèn.

C. Kết bài : sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

b) Dàn ý của bài văn tả Vịnh Hạ Long

A. Mở bài : Giới thiệu Vịnh Hạ Long- một thắng cảnh có một không hai của nước ta.

B. Thân bài : Tả vẻ đẹp của Hạ Long và sự duyên dáng của thiên nhiên cùng với sự riêng biệt của bốn mùa.

- Đoạn 1 : Tả cái đẹp của Hạ Long : sự kì vĩ của thiên nhiên.

- Đoạn 2 : Sự duyên dáng của thiên nhiên.

- Đoạn 3 : Những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của bốn mùa Hạ Long.

C. Kết bài : Nhân dân ta đời nọ tiếp nối đời kia giữ gìn cảnh đẹp Hạ Long.

c) Dàn ý của bài văn “Kì diệu rừng xanh”.

(Bài tập đọc chỉ là một đoạn trích. Do đó chỉ có phần thân bài và kết bài)

* Thân bài

- Đoạn 1 : Miêu tả sự kì diệu của nấm dại cùng những cảm xúc kì lạ của tác giả.

- Đoạn 2 : Sự chuyển động của rừng xanh, qua nắng, qua lá và qua những con vượn, con chồn sóc.

- Đoạn 3:  Sắc vàng rực rỡ của rừng khộp

* Kết bài : cảm nghĩ của tác giả.

Câu 2 trang 84 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hố Chí Minh ( Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132), trả lời các câu hỏi sau :

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

      Một ngày mới bắt đầu.

      Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toàn nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

      Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hóa và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,… đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.

       Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!

Theo Nguyễn Mạnh Tuấn

a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào? ..........

b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế. ..............

c) Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả ? ...............

Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ từng đoạn văn để phát hiện ra trình tự được miêu tả trong bài.

b. Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và thứ 3.

c. Đây là cách thể hiện tình cảm trực tiếp, lời khen ngợi dành cho thành phố thân yêu cho thấy điều gì?

Trả lời:

a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.

b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.

Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như hoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm sâu vào đất / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương / Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

c) Hai câu này là hai câu cảm thán, thể hiện tình cảm yêu quý, những ngưỡng mộ và từ hào của tác giả đối với vẻ đẹp của Thành phố.