Walmart không thành công ở thị trường nào

Trong tháng 5 và 6 năm 2006, trên các báo chí Hàn Quốc thấy xuất hiện rất nhiều các thông tin về sự rút khỏi thị trường Hàn Quốc của các công ty phân phối lớn là Carrefour và Wal-Mart. Việc bán đi các cửa hàng cho các công ty khác của Hàn Quốc được giải thích là rút khỏi đây để tập trung vào thị trường Trung Quốc. Nhưng xét trên việc kinh doanh thua lỗ kéo dài  và thị phần khiêm tốn của các công ty này trên thị trường Hàn Quốc cũng cho ta thấy khó khăn của họ trong kinh doanh tại đây. Và nhiều nhà phân tích cũng cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của họ chính là việc không cạnh tranh được với các công ty trong nước trong việc nắm bắt được những  bà nội trợ xứ Hàn muốn gì khi đi siêu thị. Hay chính là các công ty này thất bại trên khía cạnh văn hóa khi kinh doanh tại đây.

Phân phối toàn cầu nhưng không am hiểu tính cách tiêu dùng bản địa, đó là hạn chế đầu tiên, cũng là hạn chế lớn nhất, được ví như “gót chân Achilles” của Wal-Mart. Khi mua hàng, các bà nội trợ Hàn Quốc thường có thói quen xem xét hàng hóa cẩn thận, thử sản phẩm hay so sánh với các sản phẩm cùng loại khác mà họ muốn mua. Trong khi đó hàng hóa tại các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour lại được đóng gói rất kỹ càng gây khó khăn cho việc lựa chọn sản phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó cách sắp xếm gian hàng kiện hàng tại các trung tâm bán lẻ này cũng tỏ ra không phù hợp cho việc xem xét, kiểm tra hàng hóa. Đây chính là lý do đầu tiên lý giải cho việc các bà nội trợ Hàn Quốc không mặn mà lắm với các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai đó là người dân Hàn Quốc có thói quen mua sắm và tiêu dùng rất đặc trưng của người dân Châu Á. Không giống như những nước phương Tây, thường chỉ đi siêu thị một hoặc hai lần trong tuần và mua sắm hàng hóa đủ để tiêu dùng cho cả tuần, người Hàn Quốc thường có thói quen đi chợ hằng ngày, thực phẩm họ mua cũng chỉ phục vụ cho việc tiêu dùng trong một ngày hoặc nhiều nhất là hai ngày mà thôi bởi họ muốn đảm bảo luôn mua được những thực phẩm tươi ngon nhất. Người dân Hàn Quốc không thích sử dụng các sản phẩm đông lạnh được bảo quản lâu ngày như những  người tiêu dùng phương tây. Và cũng do không có nhiều thời gian cho việc đi chợ nên người dân Hàn Quốc thường mua sắm tại các khu vực gần nơi họ sinh sống. Đây chính là điểm bất lợi lớn cho các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour, bởi do qui mô rất lớn nên số lượng các trung tâm này thường ít và nằm ở những địa điểm có mật độ dân cư không cao. Việc mua sắm hằng ngày  trở nên rất khó khăn bởi muốn mua được hàng hóa tại các trung tâm bán lẻ này, người dân Hàn Quốc phải đi một quãng đường rất xa.  Hơn nữa, hàng thực phẩm trong các trung tâm bán lẻ này thường là hàng đông lạnh, mặc dù đảm bảo cao về mặt chất lượng nhưng nó lại không đáp ứng đúng với thói quen tiêu dùng của người dân Hàn Quốc.

Với cương vị là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đã mang đến nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam, nhiều  
việc làm tiếng Nhật
đã được tìm kiếm thông qua các công ty tuyển dụng nhân sự cho công ty Nhật như TBSVN. Hiện nay, TBS đang tuyển thông dịch viên tiếng Nhật, yêu cầu: 

MÔ TẢ CÔNG VIỆC – Hỗ trợ về dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, thủ tục bảo hiểm cho người Nhật ở Việt Nam. – Phiên dịch và giải thích chính xác cho khách hàng Nhật Bản. – Nhận điện thoại, liên hệ đặt chỗ khám bệnh tại các bệnh viện, phòng khám cho khách hàng. – Dẫn khách Nhật đi khám bệnh theo yêu cầu. – Hỗ trợ khách điền bản khai bảo hiểm. YÊU CẦU CÔNG VIỆC – Trình độ tiếng Nhật giỏi, thông thạo: Nghe, nói, đọc, viết (trình độ N2 trở lên). + Ưu tiên người có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm cho người nước ngoài. + Ưu tiên người đã từng học tập, làm việc, sống nhiều năm ở Nhật Bản. – Mọi ứng viên tự tin về

khả năng tiếng Nhật
đều có thể tham gia ứng tuyển.

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể truy cập vào website: www.tbsvn.com.vn hoặc liên hệ  Ms Trúc, email: , Tel: 08.62914.681 / 684

.

Tháng 5/2011, Wal-Mart Trung Quốc để mất giám đốc tài chính Roland Lawrence và giám đốc điều hành Rob Cissell. 2 người này đã ra đi tìm chân trời và cơ hội phát triển mới.

Ngày Chủ nhật vừa qua, khủng hoảng lãnh đạo tại Wal-Mart Trung Quốc tiếp tục khi phó giám đốc cũng từ chức vì lý do cá nhân.

Dù Wal-Mart có 333 siêu thị và doanh thu hàng năm 7,5 tỷ USD tại Trung Quốc, Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMRC) dự báo thị phần của Wal-Mart đã giảm xuống mức 5,5% từ mức 8% cách đây 3 năm bởi công ty này đã phản ứng chậm chạp với xu thế mới.

Wal-Mart cần nhìn lại chiến lược bởi họ đương đầu với quá nhiều sự cạnh tranh từ các kênh bán hàng mới như bán hàng trực tuyến, giá bất động sản và chi phí lao động tăng, hơn thế nữa sở thích của người tiêu dùng đang thay đổi thị trường bán lẻ Trung Quốc.

Sự thất bại trong tạo dựng hình ảnh và định vị thị trường

Wal-Mart đã sai lầm khi quá phụ thuộc vào mô hình các siêu thị bán lẻ lớn đã giúp công ty này thành công tại Mỹ trong khi đó thực tế người tiêu dùng tại Trung Quốc chuộng các cửa hàng bán lẻ nhỏ.

Wal-Mart đã đi theo “vết xe đổ” của Home Depot và BestBuy. Cả hai hãng bán lẻ này đã rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tại Trung Quốc hàng năm của Trung Quốc có thể cao, tuy nhiên yếu tố giao thông không thuận lợi và thiếu chỗ đỗ xe đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ muốn mua sắm ở gần nhà hơn.

Ngoài ra, khi chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng túi nilong, người tiêu dùng phải đi mua hàng nhiều hơn và mỗi lần mua ít hàng hơn, họ lại càng chuộng các cửa hàng gần nhà.

Người tiêu dùng thường mua sản phẩm nhập khẩu đắt tiền tại các cửa hàng nhỏ do người Trung Quốc mở ra và đến Wal-Mart để mua hàng giá thấp như kem đánh răng Colgate và dầu gội đầu Procter and Gamble, xà phòng giặt Tide.

Một người tiêu dùng tại Thượng Hải cho biết: “Tôi mua hoa quả từ cửa hàng nhỏ bởi nó tươi hơn so với Wal-Mart. Tôi không quan tâm đến việc liệu giá cả có cao gấp đôi, quan trọng là sản phẩm chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, đến Wal-Mart tôi phải trả tiền gửi xe.”

Việc người tiêu dùng sẵn sàng mua hoa quả giá cao và tránh các siêu thị bán lẻ không có chỗ đỗ xe miễn phí cho thấy Wal-Mart và nhiều công ty bán lẻ khác đã không hiểu người tiêu dùng Trung Quốc. Họ sẽ chi tiêu khi họ nhìn thấy giá trị và họ “căn cơ” với từng chi phí nhỏ như tiền gửi xe.

Wal-Mart đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp người tiêu dùng nhận diện được tiêu chí bán hàng và thương hiệu của hãng. Họ nói đến quan niệm giá thấp thế nhưng lại định vị khá cao trên thị trường nếu so với các cửa cửa hàng bán lẻ dọc phố thực sự mang đến giá rẻ cho người tiêu dùng.

Nghiên cứu cho thấy khách hàng tiêu dùng tại Wal-Mart và đóng góp nhiều nhất cho doanh thu của công ty thường là nhóm khách hàng trung lưu hoặc giàu. Họ không đến Wal-Mart với suy nghĩ mua hàng giá rẻ mà coi như địa điểm mua hàng an toàn và chất lượng cao.

Họ không thích hình ảnh hàng giá rẻ mà Wal-Mart trưng ra trong các quầy hàng cũng như cách chọn hàng của công ty này, họ không thích đám đông chen nhau mua sắm, họ muốn có môi trường mua sắm thoải mái, dễ chịu hơn.

Các hãng bán lẻ nước ngoài sẽ chẳng bao giờ được lựa chọn làm nơi mua hàng giá rẻ tại Trung Quốc bởi nhóm cửa hàng bán lẻ sẵn sàng hạ giá đến mức tối đa, vì thế cạnh tranh về giá thực sự là một chiến lược ngu ngốc.

Các hãng bán lẻ nước ngoài phải trả lương cho quản lý cao cấp và tuân thủ ngặt nghèo tiêu chuẩn quốc tế không thể cạnh tranh nổi về giá với những cửa hàng bán lẻ mà chủ sở hữu của nó bằng long với thu nhập khoảng 300USD/tháng.

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử

Wal-Mart cũng khốn khổ tại Trung Quốc bởi thương mại điện tử phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng lên tới 40%/năm. Gần đây, Wal-Mart đã mua lại cổ phần trị giá 500 triệu USD tại công ty bán lẻ trực tuyến 360Buy. Tuy nhiên Wal-Mart cũng gặp khó ở chỗ nhiều công ty bán lẻ như Dang Dang và Mecoxlane sẵn sàng không cần lợi nhuận để giành thị phần.

Dang Dang đã mất tới 11 năm trước khi kiếm được 2,4 triệu USD lợi nhuận. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử chắc chắn sẽ khiến lợi nhuận biên giảm.

Để ứng phó với vấn đề này và tình trạng chi phí thuê nhà, lao động leo thang, các công ty bán lẻ cần phải có lựa chọn sản phẩm hợp lý hơn như Apple.

Chi phí tăng cao và người tiêu dùng đòi hỏi ngày một cao hơn đang khiến môi trường kinh doanh trong ngành bán lẻ Mỹ ngày một thay đổi. Wal-Mart cần thích nghi bằng cách thu hẹp quy mô và thay đổi địa điểm các cửa hàng, lựa chọn sản phẩm cao cấp hơn cũng như đa dạng hóa chuỗi cung cấp sản phẩm. Nếu không làm như vậy, Wal-Mart khó thành công.

Ngọc Diệp
Theo CNBC

Nội dung nổi bật:

Kế hoạch: Tự tin với 8.500 siêu thị tại hơn 15 nước, Walmart "tấn công" thị trường lớn nhất nhì Châu Âu bằng mô hình giá rẻ "bất bại" của mình.

Thực tế: Walmart ngay lập tức gặp phải vô vàn khó khăn tại Đức. Chiến thuật giá rẻ bị chính phủ cấm, văn hóa công ty bị cả khách hàng và nhân viên coi thường.

Kết quả: Chưa đầy 10 năm kể từ lúc xuất hiện, Walmart buộc phải sa thải 11.000 nhân viên và chịu lỗ hơn 1 tỷ USD để rút chân ra khỏi Đức.

Thế lực bán lẻ của Mỹ

Walmart không thành công ở thị trường nào

"Ông hoàng bán lẻ" Walmart cực kỳ tự tin với thành tích 8.500 siêu thị tại 15 nước và đồng thời là tập đoàn có số lượng nhân viên lớn nhất thế giới. Ngay cả tại một quốc gia "khó nhằn" như Trung Quốc, Walmart vẫn phát triển mạnh mẽ với 243 siêu thị và sở hữu hơn 100 điểm bán với thương hiệu Trust-Mart.

Khởi đầu từ con số không vào năm 1962, Wal-Mart từng bước vươn lên trở thành một thế lực bán lẻ với doanh thu hơn 63 tỷ USD mỗi năm và Châu Âu là thị trường đang phát triển nhanh nhất của tập đoàn này.

Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa cũng như chính trị, chắc hẳn ai cũng nghĩ Walmart sẽ dễ dàng xâm chiếm thị trường Châu Âu hơn so với Châu Á. Nhưng quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất nhì khu vực – Đức, lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.

Ít ai có thể ngờ rằng, quốc gia "lạ lẫm" như Trung Quốc nhanh chóng thích ứng với mô hình của Walmart, trong khi Đức lại từ chối Walmart một cách thẳng thừng.

Trên đà phát triển mạnh mẽ của mình, "ông hoàng bán lẻ" tiến vào thị trường có GDP cao chót vót tại Châu Âu – Đức vào năm 1997. Nhưng gần một thập kỷ cố gắng xâm nhập thị trường Đức, Walmart liên tục chuốc lấy thất bại, đánh mất hy vọng trở thành điểm đến thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm như tại Mỹ và buộc phải rút lui vào năm 2006, sa thải hơn 11.000 nhân viên và bán tháo chuỗi cửa hàng với mức lỗ hơn 1 tỷ USD.

Công thức thành công nổi tiếng của Walmart: Giá rẻ, hàng hóa đa dạng và tồn kho khổng lồ không hề "dụ" được khách hàng Đức khi trong khu vực đã có những chuỗi bán lẻ với giá rẻ, và nhất là khi khách hàng có thói quen tiêu dùng hoàn toàn khác biệt.

Khi vũ khí bị vô hiệu

Walmart không thành công ở thị trường nào

Tuy khó có thể xác định đâu mới là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại này, nhưng nhiều người dùng dễ dàng chỉ ra hàng loạt những sai lầm của Walmart khi hoạt động tại Đức. Chẳng hạn như thói quen mua sắm ở những cửa hàng địa phương thay vì các đại siêu thị khổng lồ, hay cái nhìn thiếu thiện cảm của người Đức với các thương hiệu lớn của Mỹ, vì mô hình này thường chèn ép lao động phổ thông và thiếu ý thức bảo vệ môi trường …

Nhưng đó chỉ là những lý do dễ dàng thấy được bên ngoài. Kể từ khi xuất hiện tại Đức, Walmart đã vướng phải những rào cản "vô hình" tại quốc gia này.

Chẳng hạn như cáo buộc phá giá thị trường nhằm gây tổn hại về mặt kinh tế đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ngay khi Walmart xuất hiện và tung ra chương trình khuyến mãi đầu tiên. Chính quyền Đức ngay lập tức yêu cầu Walmart phải nâng giá các sản phẩm thiết yếu như sữa, bột mì, bơ, đường… bằng mức giá thu mua hiện tại trên thị trường.

Luật thương mại của Đức nêu rõ hành động thiết lập giá bán thấp hơn giá mua vào là phạm pháp, khiến các chương trình bán "dưới giá vốn" nổi tiếng của Walmart bỗng nhưng vô hiệu.

Không những thế, chính phủ Đức còn hạn chế nhiều hợp đồng giá rẻ mà Walmart có ý định thực hiện, tước mất vũ khí mạnh nhất của chuỗi siêu thị này.

Jon Jacobs, nhà phân tích kinh tế tại Cantor Viewpoint cho hay: "Các chuỗi bán lẻ nội địa Đức đã giữ vững được thị trường trong một thời gian dài. Người tiêu dùng Đức cực kỳ nhạy cảm với giá bán, và các thương hiệu giảm giá nội địa còn có mức giá rẻ hơn cả "gã khổng lồ giá rẻ" Wal-Mart."

Kết quả chứ không phải quá trình

Walmart không thành công ở thị trường nào

Người Đức chỉ quan tâm đến công việc, còn người Mỹ lại tập trung vào con người. Chính vì thế, văn hóa Walmart xoay quanh việc tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng, trong khi các chuỗi siêu thị Đức còn lại chỉ tập trung hoàn thành chuyến mua sắm của khách càng nhanh càng tốt.

Không chỉ đánh mất hình tượng đối với khách hàng, nhân viên Walmart tại Đức còn phải tham gia bài tập thể dục nhóm trước mỗi ca làm việc, cả nhóm sẽ thực hiện một vài động tác làm giãn cơ, và liên tục hô: "WALMART! WALMART! WALMART!". Hoạt động này được sao chép từ những siêu thị tại Mỹ với hy vọng sẽ gia tăng động lực làm việc và xây dựng tinh thần làm việc nhóm cũng như lòng trung thành của nhân viên …

Nhưng tiếc rằng hành động này không hề được các nhân viên tại Đức tiếp nhận. Một số nhân viên cho rằng đây là một hành động vô bổ và ngu ngốc, một số thì cho rằng tập đoàn đang ép nhân viên bày tỏ lòng trung thành với thương hiệu, một thứ phải được xuất phát từ chính bản thân mỗi người chứ không phải từ một hành động ép buộc… Hầu hết nhân viên đều bày tỏ bức xúc với hoạt động trên.

Và chết người lớn nhất có thể nói là thái độ phục vụ. Walmart yêu cầu các nhân viên quầy tính tiền phải liên tục nở nụ cười với khách hàng, nhất là khi đưa sản phẩm đã được bỏ vào bao và đưa tận tay cho các "thượng đế". Nhưng Walmart không tính trước việc người dân Đức hoàn toàn không có thói quen cười xã giao với người lạ, cảnh tượng nhân viên vừa bỏ đồ vào bao, vừa cười liên tục không chỉ không tạo cảm giác thân thiện mà còn làm cho người mua cảm thấy khó chịu.

Một số khách hàng nam còn hiểu nhầm rằng nhân viên thu ngân đang có ý định tán tỉnh mình, gây nên không ít tình huống tai hại.

Và như thế, cả Chính phủ, người dân và khách hàng đều một mực "tẩy chay" Walmart, khiến gã khổng lồ này thất bại cay đắng tại Đức.