10 máy bay chiến đấu tự do hàng đầu của Ấn Độ năm 2022

Lockheed Martin, công ty sản xuất thiết bị quốc phòng của Hoa Kỳ cho biết chính phủ Mỹ và chính phủ Ấn Độ đang thảo luận về đề xuất của công ty, dự tính sản xuất chiến đấu cơ F-16 tại Ấn Độ.

Ông Randall Howard, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh máy bay F-16 của công ty Lockheed, đề cập đến dự án này tại cuộc triển lãm hàng không ở thành phố Bengaluru, bên Ấn Độ.

Máy bay chiến đấu F-16 của hãng Lockheed Martin và chiến đấu cơ Gripen của hãng Saab, Thụy Điển, còn gọi là máy bay “Griffin” hay “Gryphon”, được coi là những sản phẩm hàng đầu của hai công ty cạnh tranh giành hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la để cung cấp từ 200 đến 250 máy bay cho không lực Ấn Độ. Chính phủ ở New Delhi dự kiến sẽ hoàn tất hợp đồng nội trong năm nay.

Ấn Độ đòi bất kỳ công ty nước ngoài nào được giao hợp đồng, cũng phải sản xuất tại nước họ, cùng cộng tác với một đối tác ở địa phương. Mục đích là nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng không và quốc phòng của Ấn Độ.

Đây là một sáng kiến ​của quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhằm gắn kết các hợp đồng mua vũ khí quốc phòng trị giá lên đến 200 tỷ đô la với chủ trương của Thủ tướng Narendra Modi, là thúc đẩy lĩnh vực chế tạo sản xuất ở Ấn Độ.

  -   Thứ ba, 22/09/2020 09:10 (GMT+7)

10 máy bay chiến đấu tự do hàng đầu của Ấn Độ năm 2022

Ấn Độ đã thử nghiệm các máy bay chiến đấu Rafale mới trên khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc.

10 máy bay chiến đấu tự do hàng đầu của Ấn Độ năm 2022
Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale mới của không quân Ấn Độ bay qua thị trấn Leh, trung tâm khu vực Ladakh - nơi đang tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: AFP

AFP dẫn lời một quan chức Ấn Độ hôm 21.9 cho biết, việc thử nghiệm máy bay chiến đấu Rafale mới do Pháp sản xuất đã diễn ra trên bầu trời khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc, nơi từng xảy ra đụng độ chết người giữa binh sĩ hai nước vào hồi tháng 6.

Năm chiếc máy bay đầu tiên trong đơn đặt hàng 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale trị giá 9,4 tỉ USD của Ấn Độ đã chính thức được đưa vào vận hành vào ngày 10.9. Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh gọi đây là "thông điệp mạnh mẽ" tới các đối thủ của New Delhi.

"Các máy bay chiến đấu Rafale đã quen thuộc với các địa hình hoạt động của chúng tôi, bao gồm cả Ladakh", AFP dẫn lời một quan chức không quân cấp cao Ấn Độ cho biết.

Vào giữa tháng 6, các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh tay đôi dữ dội ở khu vực Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc cũng thừa nhận có thương vong nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

Công bố về các chuyến bay Rafale của Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh các chỉ huy quân sự của cả hai bên tổ chức vòng đàm phán mới nhất nhằm xoa dịu căng thẳng dọc biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya.

Theo nguồn tin từ AFP, một nhiếp ảnh gia đã chứng kiến một chiếc máy bay phản lực Rafale bay qua thị trấn Leh thuộc Ladakh hôm 21.9.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, trong quá trình vận hành, các máy bay chiến đấu "đã bay và làm quen với địa hình hoạt động của chúng tôi", tuy nhiên không đề cập cụ thể đến Ladakh.

"Các máy bay Rafale đã trải qua quá trình huấn luyện tích hợp cường độ cao với các hạm đội chiến đấu khác bao gồm cả việc bắn thử các loại vũ khí tiên tiến", tuyên bố cho biết thêm.

Ấn Độ thừa nhận rằng họ đứng sau Trung Quốc và các quốc gia chủ chốt khác về sức mạnh quân sự và việc mua máy bay chiến đấu Rafale là một trong các nỗ lực được thực hiện nhằm tăng cường lực lượng quân đội hùng hậu 1,4 triệu người ở nước này.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

10 máy bay chiến đấu tự do hàng đầu của Ấn Độ năm 2022
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos chuẩn bị được phóng từ chiến đấu cơ Su-30 MKI của Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Hãng thông tấn ANI dẫn lời các quan chức bộ trên cho biết dự án mua máy bay chiến đấu này trị giá hơn 181 tỷ rupee (2,4 tỷ USD), trong đó cũng bao gồm việc nâng cấp 59 máy bay MiG-29 hiện có. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã phê chuẩn quyết định mua 248 tên lửa không đối không Astra để trang bị cho các lực lượng không quân và hải quân nước này. 

Ngoài ra, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ đã thông qua phương án thiết kế và phát triển một loại tên lửa hành trình tấn công đất liền mới có tầm bắn 1.000 km. 

Các quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở khu vực Đông Ladakh trong nhiều tuần qua.