Các phương pháp nâng ngực hiện nay update 2024

  1. Cấy ghép túi ngực

Cấy ghép túi ngực là phương pháp nâng ngực phổ biến và lâu đời nhất. Túi ngực được đặt bên dưới cơ ngực hoặc trên cơ ngực, tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng và khuyến nghị từ bác sĩ phẫu thuật. Túi ngực thường được làm từ silicon gel hoặc nước muối.

  • Ưu điểm:
  • Kết quả lâu dài
  • Có thể đạt được kích thước mong muốn
  • Có thể cải thiện sự tự tin và lòng tự trọng
    • Nhược điểm:
  • Có nguy cơ biến chứng như rò rỉ, vỡ túi ngực hoặc nhiễm trùng
  • Cần phải gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật
  • Thời gian hồi phục tương đối dài
  • Chi phí có thể cao
  1. Nâng ngực bằng mỡ tự thân

Nâng ngực bằng mỡ tự thân là phương pháp sử dụng chính mỡ của cơ thể để làm đầy vùng ngực. Mỡ được lấy từ các vùng như bụng, hông hoặc đùi và được tiêm vào ngực.

  • Ưu điểm:
  • Sử dụng mỡ tự thân tránh nguy cơ đào thải hoặc dị ứng
  • Kết quả tự nhiên và mềm mại
  • Thời gian hồi phục tương đối nhanh
  • Bớt mỡ ở các vùng khác trên cơ thể.
    • Nhược điểm:
  • Có thể không đạt được kích thước mong muốn
  • Có thể hấp thụ một phần mỡ sau phẫu thuật
  • Cần phải gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ trong quá trình phẫu thuật
  • Chi phí có thể cao
  1. Nâng ngực bằng phương pháp treo ngực

Nâng ngực bằng phương pháp treo ngực là phương pháp sử dụng chính mô ngực của cơ thể để làm đầy vùng ngực. Phần da và mỡ thừa sẽ được cắt bỏ, sau đó các mô ngực được nâng lên và tạo hình sao cho cân xứng với cơ thể.

  • Ưu điểm:
  • Sử dụng chính mô ngực của cơ thể nên tránh nguy cơ đào thải hoặc dị ứng
  • Kết quả tự nhiên và bền vững
  • Thời gian hồi phục tương đối nhanh
  • Có thể kết hợp với thu nhỏ quầng vú
    • Nhược điểm:
  • Có thể không đạt được kích thước mong muốn
  • Có thể để lại sẹo
  • Cần phải gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật
  • Chi phí có thể cao
  1. Nâng ngực bằng phương pháp kết hợp cấy ghép và mỡ tự thân

Phương pháp nâng ngực này sử dụng kết hợp giữa cấy ghép túi ngực và mỡ tự thân. Túi ngực được đặt vào bên dưới cơ ngực, sau đó mỡ tự thân được tiêm vào xung quanh túi ngực để tạo hình dáng tự nhiên và đầy đặn cho ngực.

  • Ưu điểm:
  • Kết hợp được ưu điểm của cả hai phương pháp cấy ghép túi ngực và mỡ tự thân nêu trên.
  • Có thể đạt được kích thước mong muốn
  • Kết quả tự nhiên và bền vững
  • Có thể bớt được một lượng nhỏ mỡ ở những vùng khác trên cơ thể.
    • Nhược điểm:
  • Có thể để lại sẹo, tuy nhiên có thể được che khéo bằng nếp gấp ở dưới vú
  • Cần phải gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật
  • Chi phí có thể cao

Ngực chảy xệ là nỗi ám ảnh khó nói của nhiều chị em sau khi sinh con hoặc phụ nữ lớn tuổi. Để cải thiện vòng 1 chảy xệ, phẫu thuật nâng ngực chảy xệ đang là phương pháp được các chị em lựa chọn với mong muốn sớm lấy lại vẻ đẹp, sự tự tin. Riêng Hoa Kỳ, năm 2015 đã có 279.143 ca phẫu thuật nâng ngực. Vậy phẫu thuật nâng ngực chảy xệ là gì? Chi phí, chỉ định và quy trình thực hiện ra sao?

Các phương pháp nâng ngực hiện nay update 2024

Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ là gì?

Nâng ngực chảy xệ là một quy trình phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, loại bỏ da thừa và định hình lại mô vú để nâng ngực lên, định vị núm vú và thay đổi hình dạng của bầu ngực đẹp hơn, nâng cao hình ảnh bản thân và tự tin hơn.

1. Tại sao cần phẫu thuật nâng ngực chảy xệ?

Ngực thay đổi theo độ tuổi, càng lớn tuổi ngực bạn thường mất độ săn chắc và kém đàn hồi hơn, dư thừa da,… thường do nguyên nhân sau:

  • Khi mang thai: tuyến sữa phát triển và các dây chằng nâng đỡ ngực bị căng ra, theo thời gian sẽ khiến ngực chảy xệ sau khi mang thai cho dù bạn có cho con bú hay không.
  • Cân nặng thay đổi khiến da vú bị căng ra và kém đàn hồi.
  • Trọng lực: theo thời gian, trọng lực khiến dây chằng ở ngực căng ra và chảy xệ.

Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ có thể làm giảm chảy xệ và nâng cao vị trí của núm vú, thu gọn quầng vú.

Có thể cân nhắc nâng ngực nếu:

  • Ngực bạn chảy xệ, mất hình dạng và thể tích, hoặc phẳng hơn và dài hơn.
  • Núm vú của bạn tụt xuống dưới nếp gấp ngực khi không mặc áo ngực.
  • Núm vú và quầng vú của bạn hướng xuống dưới.
  • Quầng vú của bạn bị giãn ra không cân xứng với bầu ngực.
  • Một bên ngực của bạn tụt xuống thấp hơn bên còn lại.

Đối tượng chỉ định nâng ngực chảy xệ

  • Nếu bạn dự định mang thai trong tương lai, bạn có thể trì hoãn việc nâng ngực. Ngực của bạn có thể bị căng ra khi mang thai.
  • Cho con bú có thể là một lý do khác để trì hoãn việc nâng ngực. Mặc dù thường có thể cho con bú sau phẫu thuật nâng ngực bị chảy xệ, nhưng việc sản xuất đủ sữa có thể khó hơn.
  • Mặc dù có thể thực hiện nâng ngực cho bất kỳ kích cỡ ngực nào, nhưng những người có ngực nhỏ hơn sẽ có kết quả lâu dài hơn. Ngực lớn hơn sẽ nặng hơn, khiến ngực dễ bị chảy xệ trở lại.
    Các phương pháp nâng ngực hiện nay update 2024
    Người có vòng một chảy xệ có thể lựa chọn phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vẻ ngoài.

Có 3 phương pháp nâng ngực chảy xệ phổ biến, gồm:

  • Nâng ngực chảy xệ bằng mỡ tự thân: bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy mỡ từ bụng, lưng, đùi rồi tiêm vào ngực. Phương pháp này dành cho những người muốn tăng kích thước ngực tương đối nhỏ.
  • Nâng ngực sa trễ: phương pháp thẩm mỹ giúp thay đổi kích thước, đường viền và độ cao của vú. Bằng cách cắt bỏ phần da thừa để vòng ngực trở nên thon gọn, căng tròn và không còn bị chảy xệ. Tùy thuộc vào mức độ chảy xệ mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau:
    • Mức độ nhẹ: phẫu thuật sa trễ theo hình lưỡi liềm (Crescent Breast Lift).
    • Mức độ trung bình: phẫu thuật nâng ngực theo hình kẹo mút (Benelli Lollipop Mastopexy).
    • Mức độ nghiêm trọng: nâng ngực theo phương pháp hình mỏ neo (Anchor-pattern Breast Lift).
  • Nâng ngực chảy xệ bằng cách đặt túi ngực: áp dụng với người không có mô tuyến vú. Bác sĩ sẽ thực hiện treo tuyến xóa chảy xệ kết hợp đặt túi ngực, nhằm mang lại bầu ngực căng tròn, đầy đặn. Những túi ngực thường dùng gồm:
    • Túi ngực nước muối: chứa nước muối vô trùng. Nếu túi ngực vỡ bên trong vú, cơ thể sẽ hấp thụ nước muối và đào thải ra ngoài 1 cách tự nhiên.
    • Túi độn nước muối có cấu trúc: chứa nước muối vô trùng và có cấu trúc bên trong, giúp túi độn có cảm giác tự nhiên hơn.
    • Túi nâng ngực bằng silicon: được làm bằng gel silicone. Nếu túi độn bị vỡ, gel có thể nằm trong vỏ hoặc rò rỉ vào vú.
    • Túi ngực ổn định hình dạng: còn gọi là túi ngực dạng kẹo dẻo vì giữ được hình dáng ngay cả khi vỏ túi bị vỡ. Loại túi này được làm bằng gel silicon dày và cứng hơn so với túi ngực truyền thống.
    • Túi ngực hình tròn: làm ngực trông đầy đặn hơn. Vì túi độn có hình tròn nên không làm thay đổi hình dáng bầu ngực, ngay cả khi chúng xoay ra khỏi vị trí.
    • Túi ngực trơn: túi cho cảm giác mềm mại nhất. Túi ngực nhẵn làm cho các chuyển động của ngực trông tự nhiên hơn so với những loại khác.
    • Túi độn ngực có kết cấu: tạo mô sẹo để dính vào túi độn, khiến chúng ít có khả năng di chuyển bên trong vú.
      Các phương pháp nâng ngực hiện nay update 2024
      Tùy thuộc vào mức độ chảy xệ mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau

Quy trình phẫu thuật nâng ngực chảy xệ

1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

  • Bác sĩ hỏi bệnh sử của bạn: có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú? Kết quả chụp X quang tuyến vú hoặc sinh thiết vú nếu có? Thuốc nào bạn đang dùng hoặc đã dùng gần đây, phẫu thuật nào bạn đã trải qua.
  • Bác sĩ khám bệnh kiểm tra ngực của bạn, vị trí của núm vú và quầng vú, màu da của bạn, độ săn chắc da bầu ngực. Bác sĩ phẫu thuật có thể chụp hình ngực 2 bên của bạn để làm hồ sơ y tế.
  • Thảo luận về những kỳ vọng của bạn. Bác sĩ hỏi bạn tại sao bạn muốn nâng ngực? Bạn muốn bộ ngực của mình trông như thế nào sau mổ? Bạn hiểu những rủi ro và lợi ích, bao gồm sẹo và những thay đổi ở núm vú hoặc cảm giác vú.

Trước khi nâng ngực chảy xệ, bạn có thể cần phải:

  • Lên lịch chụp X quang tuyến vú hoặc vài tháng sau đó. Điều này giúp bác sĩ của bạn nhìn thấy những thay đổi trong mô vú của bạn và diễn giải các hình ảnh chụp X quang tuyến vú trong tương lai.
  • Bỏ thuốc lá: hút thuốc làm giảm lưu lượng máu trong da và có thể làm chậm quá trình lành vết thương và phải ngừng hút thuốc trước khi phẫu thuật.
  • Tránh một số loại thuốc aspirin, thuốc chống viêm và các chất bổ sung thảo dược có thể làm tăng chảy máu.
  • Sắp xếp để được giúp đỡ trong quá trình phục hồi. Lập kế hoạch để ai đó đưa bạn về nhà sau khi phẫu thuật và ở bên bạn khi bạn bắt đầu hồi phục. Bạn có thể cần ai đó giúp bạn trong các hoạt động hàng ngày như gội đầu, trong quá trình hồi phục ban đầu.
  • Cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống hoặc thực hiện một chương trình tập thể dục để hỗ trợ giảm cân nếu bạn tăng cân trong năm qua.

2. Thực hiện nâng ngực chảy xệ

Nâng ngực có thể được thực hiện trong bệnh viện hoặc cơ sở phẫu thuật ngoại trú. Đôi khi thủ thuật được thực hiện với thuốc an thần và gây tê tại chỗ. Trong các trường hợp khác, nên gây mê toàn thân

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể rạch da:

  • Xung quanh quầng vú (vùng sẫm màu xung quanh núm vú)
  • Kéo dài xuống từ quầng vú đến nếp dưới vú
  • Theo chiều ngang nếp nhăn bầu ngực. Bác sĩ có thể khâu sâu bên trong vú để định hình lại mô vú. Các mũi khâu để giảm kích thước của quầng vú, bỏ da vú dư thừa và chuyển núm vú lên vị trí cao hơn.

Quy trình này thường mất từ ​​2 – 3 giờ. Bạn có thể về nhà ngay trong ngày hoặc sáng hôm sau.

3. Sau phẫu thuật nâng ngực chảy xệ

  • Sau khi nâng ngực, ngực của bạn có thể sẽ được băng lại bằng gạc và áo ngực hỗ trợ phẫu thuật. Các ống dẫn lưu hút hết dịch dư thừa.
  • Ngực của bạn sẽ sưng và bầm trong khoảng 2 tuần. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau và nhức xung quanh vết mổ, vết mổ sẽ có màu đỏ hoặc hồng trong vài tháng. Tình trạng tê ở núm vú, quầng vú và da vú có thể kéo dài khoảng 6 tuần.
  • Trong vài ngày đầu sau khi nâng ngực, hãy dùng thuốc giảm đau thông thường. Tránh làm căng, uốn cong và nâng người quá mức. Bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ để giảm áp lực lên ngực.
  • Tránh sinh hoạt tình dục ít nhất 1 – 2 tuần sau khi nâng ngực. Bạn có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày như: gội đầu, tắm vòi hoa sen hoặc tắm bồn.
  • Các ống dẫn lưu có thể được đặt gần vết mổ và thường được rút bỏ trong vòng vài ngày.
  • Một số mũi khâu tự tan hay cắt chỉ được bác sĩ dặn kỹ, thường là 1 tuần sau khi mổ.
  • Tiếp tục mặc áo ngực hỗ trợ phẫu thuật suốt ngày đêm trong 3 – 4 ngày. Sau đó, bạn sẽ mặc chiếc áo ngực hỗ trợ mềm trong 3 đến 4 tuần, bảo vệ vết mổ của bạn khi phơi nắng.

Kết quả sau phẫu thuật nâng ngực chảy xệ

  • Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi về ngoại hình của ngực ngay lập tức. Hình dạng của ngực sẽ tiếp tục thay đổi và ổn định trong vài tháng tới.
  • Ban đầu sẹo sẽ có màu đỏ và sần. Mặc dù sẹo là vĩnh viễn nhưng sẽ mềm và mỏng đi trong vòng 1 – 2 năm. Sẹo do nâng ngực thường có thể được che giấu bằng áo lót và đồ tắm.
  • Bạn có thể nhận thấy kích cỡ áo ngực nhỏ hơn một chút sau khi nâng ngực, do ngực của bạn trở nên săn chắc và tròn trịa hơn sau mổ.
  • Kết quả nâng ngực có thể không vĩnh viễn. Khi bạn già đi, làn da của bạn sẽ kém đàn hồi hơn. Một số hiện tượng chảy xệ có thể xảy ra, đặc biệt nếu bạn có bộ ngực lớn hơn và nặng hơn. Giữ cân nặng ổn định, khỏe mạnh có thể giúp bạn duy trì kết quả của mình.
    Các phương pháp nâng ngực hiện nay update 2024
    Bầu ngực đẹp, săn chắc và gợi cảm sau phẫu thuật kèm theo túi ngực.

Chi phí phẫu thuật nâng ngực chảy xệ

Chi phí phẫu thuật nâng ngực chảy xệ thường tùy thuộc vào cơ sở y tế – nơi bệnh nhân lựa chọn thực hiện. Đồng thời, tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn chi phí phẫu thuật hợp lý.

Biến chứng sau nâng ngực chảy xệ

Nâng ngực gây ra nhiều nguy cơ khác nhau:

  • Sẹo: mặc dù sẹo là vĩnh viễn nhưng chúng sẽ mềm và mờ dần trong vòng 1 đến 2 năm. Sẹo do nâng ngực thường được che giấu bằng áo lót và đồ tắm. Hiếm khi quá trình lành vết thương kém có thể khiến sẹo dày và rộng.
  • Thay đổi cảm giác ở núm vú: cảm giác thường trở lại trong vòng vài tuần. Nhưng một số mất cảm giác vĩnh viễn.
  • Hình dạng và kích thước ngực không đồng đều, có thể xảy ra do những thay đổi trong quá trình phẫu thuật.
  • Hoại tử một phần hoặc toàn bộ núm vú, quầng vú. Tình trạng này hiếm khi xảy ra do thiếu máu nuôi núm vú hoặc quầng vú.
  • Khó cho con bú. Mặc dù có thể cho con bú sau khi nâng ngực, nhưng một số người có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ sữa.
  • Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật lớn nào, nâng ngực chảy xệ có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và phản ứng bất lợi với thuốc mê, dị ứng với băng phẫu thuật hoặc các vật liệu khác được sử dụng trong hoặc sau khi làm thủ thuật.

Chăm sóc sau phẫu thuật nâng ngực chảy xệ

Sau phẫu thuật nâng ngực, người bệnh cần:

  • Kiểm tra ống dẫn lưu và thay băng.
  • Di chuyển cẩn thận. Không đưa tay lên đầu.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi có biến chứng xảy ra.
  • Nằm ngửa khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc mỡ hoặc viên uống nhằm kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Mặc áo ngực định hình để giảm sưng và nâng đỡ ngực trong thời gian lành vết mổ.
    Các phương pháp nâng ngực hiện nay update 2024
    Vết sẹo sau phẫu thuật nâng ngực đều nhỏ và mờ dần theo thời gian.

Các thắc mắc thường gặp về phẫu thuật nâng ngực chảy xệ

1. Có nên nâng ngực chảy xệ?

Có! Ngực chảy xệ khiến các chị em tự ti về hình thể của bản thân. Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ giúp phụ nữ tự tin khi hữu bầu ngực căng tròn, gợi cảm.

2. Nâng ngực xệ có nguy hiểm không? Có gặp rủi ro không?

Có! Cũng như bất kỳ phẫu thuật khác, nâng ngực cũng gặp 1 số rủi ro như:

  • Ngực không đối xứng.
  • Vết mổ chảy máu hoặc hình thành cục máu đông.
  • Máu hoặc chất dịch tích tụ bên trong vú, có thể phải dẫn lưu.
  • Gây sẹo.
  • Vết mổ không lành.
  • Mất cảm giác tạm thời ở quầng vú, núm vú. Tê ở da vú.
  • Đau hoặc sưng kéo dài.
  • Da bất thường hoặc thay đổi sắc tố.
  • Không có khả năng cho con bú.
  • Biến chứng do gây mê: buồn nôn,…
  • Tổn thương dây thần kinh, mạch máu hoặc các cơ quan khác.

3. Phẫu thuật nâng ngực có để lại sẹo không?

Có! Trong 1 số trường hợp, phẫu thuật nâng ngực có thể để lại sẹo. Thế nhưng, đa phần các vết sẹo sau phẫu thuật nâng ngực đều nhỏ, ẩn bên trong đường viền quầng vú hoặc nếp nhăn ở ngực và mờ dần theo thời gian.

4. Nâng ngực xệ có đau không?

Có! Nâng ngực xệ là phương pháp phẫu thuật vùng ngực, do đó, không thể tránh khỏi các triệu chứng sưng hay đau ngực. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê hoặc gây mê nên người bệnh hoàn toàn không thấy đau. Sau phẫu thuật, một số loại thuốc giảm đau sẽ được kê để cải thiện các triệu chứng nói trên. Cơn đau thường kéo dài vài ngày và sẽ khỏi hẳn sau đó.

5. Nâng ngực xệ có bị tái phát không?

Có! Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ giúp các chị em có được hình dáng ngực như mong muốn. Song, quá trình lão hóa của cơ thể và 1 số yếu tố như: mang thai, cho con bú, trọng lực,… có thể khiến tình trạng ngực chảy xệ tái phát.

Ngoài ra, độ tuổi và lối sống của người sau phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến việc duy trì 1 bộ ngực hoàn hảo. Người từng phẫu thuật nâng ngực ở tuổi đôi mươi, vài năm sau có thể phải thực hiện tái tạo lại.

6. Nâng ngực xệ bao lâu thì thay thế?

Phẫu thuật nâng ngực xệ có thể kéo dài từ 10 – 15 năm. Tuy nhiên, theo thời gian, bộ ngực sẽ chịu tác động bởi quá trình lão hóa, mang thai và thay đổi cân nặng. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc duy trì 1 bộ ngực ưng ý. Do đó, trong khoảng thời gian nói trên, người bệnh có thể cân nhắc thay thế, đồng thời, lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để yên tâm cải thiện vòng 1 của mình.

Top 5 các phương pháp nâng ngực hiện nay

  1. Cấy ghép túi ngực: Đây là phương pháp nâng ngực phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở nếp gấp dưới vú hoặc quanh quầng vú, sau đó đặt túi ngực vào bên trong mô vú. Túi ngực có thể được làm bằng nước muối hoặc silicone. Phương pháp này phù hợp với những người muốn cải thiện kích thước và hình dạng vòng 1.
    1. Nâng ngực bằng mỡ tự thân: Phương pháp này sử dụng chính mỡ tự thân của bạn để làm đầy ngực. Bác sĩ sẽ hút mỡ ở một vùng khác trên cơ thể, sau đó tinh chế và tiêm vào ngực. Phương pháp này có thời gian hồi phục ngắn hơn phương pháp cấy ghép túi ngực, nhưng hiệu quả nâng ngực không cao bằng.
    2. Nâng ngực không phẫu thuật: Phương pháp này sử dụng các loại kem hoặc thuốc để tăng kích thước vòng 1. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thường không cao và có thể gây ra tác dụng phụ.
    3. Nâng ngực bằng phương pháp BBL: Phương pháp này còn được gọi là nâng ngực bằng mỡ bụng. Bác sĩ sẽ hút mỡ ở vùng bụng, sau đó tinh chế và tiêm vào ngực. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện cả kích thước vòng 1 lẫn vòng 2 một cách tức thì.
    4. Nâng ngực nội soi: Phương pháp này là một lựa chọn ít xâm lấn hơn so với cấy ghép túi ngực. Bác sĩ sẽ sử dụng một máy nội soi để luồn ống vào ngực, sau đó đặt túi ngực vào bên trong. Phương pháp này có thời gian hồi phục ngắn hơn phương pháp cấy ghép túi ngực thông thường.

7. Nâng ngực chảy xệ sau sinh được không?

Được! Quá trình mang thai, sinh nở, cho con bú khiến bầu ngực giãn nở, chèn ép lên các mô mỡ, dây chằng giãn. Sau khi cai sữa, tuyến sữa không còn hoạt động, độ đàn hồi của các mô mỡ suy giảm, không thể nâng được trọng lượng bầu ngực khiến vòng 1 chảy xệ. Do đó, phẫu thuật nâng ngực có thể làm săn chắc, tạo độ đầy đặn cho vùng ngực. Trước khi nâng ngực chảy xệ sau sinh, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, lên liệu trình phù hợp.

Khoa Ngoại vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ những nước Âu Mỹ cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, phối hợp đa chuyên khoa sẽ mang lại cơ hội điều trị tốt bệnh tuyến vú nói chung và ung thư vú nói riêng.

Có thể thấy, ngực chảy xệ khiến phụ nữ thiếu tự tin, ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Trên đây là những thông tin về phương pháp phẫu thuật nâng ngực chảy xệ là gì? Chi phí, chỉ định và quy trình thực hiện? Hy vọng đây sẽ là phương pháp giúp các chị em sớm có được vòng 1 như ý.