Cách làm bột bánh canh nam phổ

Là người con xứ Huế, nhưng xa xứ đã 40 năm, hiện sinh sống ở Sài Gòn, dù có đi đâu về đâu, trong tôi vẫn luôn nhớ đến các món ăn của Huế. Ngoài các món bánh: bèo, nậm, lọc, ít-ram ... Có một món nước cũng gọi là bánh, đó là Bánh Canh Nam Phổ, bánh canh này đã trở thành món ăn thường ngày, ăn sáng, ăn chiều, ăn xế đều được & rất thích hợp cho trẻ em, người già . Đây là món hàng rong gia truyền của làng Nam Phổ - Phú Vang Huế, món ăn bình dị này tuy hơi tốn thời gian, nhưng người phụ nữ Huế không ngại khó mà luôn dành hết tâm huyết cho các món ăn mình nấu. Bánh canh Nam Phổ không chỉ thu hút bởi mùi vị, mà thật hấp dẫn đậm đà với màu trắng của bánh , xen lẫn nhưn tôm thịt & màu xanh mướt của hành ngò, rau răm, tạo nên sự đặc sắc của Cố Đô Huế. Nhờ học được cách nấu từ Mệ, từ O & Mạ, hôm nay tôi muốn giới thiệu đến những người con xa quê & các chị em vùng miền khác cách nấu món bánh canh quen mà lạ của quê tôi .
Mời chị , mời anh chén bánh canh Nam Phổ
Xơi vô bổ khỏe , có chất , có mùi hương
Lại thêm mát mẻ can trường
Sâm Cao Ly cũng sút , rượu Quỳnh Tương cũng không bì ...
( Trích thơ của tác giả Ưng Bình (st) )

Xem thêm

Huế nổi tiếng với những món ăn ngon hấp dẫn làm lưu luyến bao thực khách. Ngoài những món ăn nổi tiếng như bún bò Huế, bánh bèo, cơm hến,... Huế còn nổi tiếng với món bánh canh độc đáo "bánh canh Nam Phổ"

Sở dĩ có cái tên bánh canh Nam Phổ là vì đây là món ăn gia truyền của làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là phường Phú Thượng, thành phố Huế). Không giống với những loại bánh canh khác, bánh canh Nam Phổ Huế có hương vị đậm đà, độc đáo, khiến bao nhiêu thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Nguyên liệu của món bánh canh không quá cầu kì với sợi bánh canh, tôm, cua chả,... nhưng lại rất tỉ mỉ, công phu trong quá trình chế biến. Bánh canh Nam Phổ được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ "3 gạo - 1 lọc". Thay vì được nhồi và cắt lát như các loại bánh canh khác, bột gạo sau khi mua, pha thêm nước, khuấy đều cho tan mới hấp bột theo kiểu cách thủy. Khi hơi sánh lại, thêm bột gạo sắn rồi cho hỗn hợp vào bao ni-lon, cắt một đầu nhọn để tạo hình sợi bánh vào nồi nước sôi. Khi sợi bánh có màu trắng đục thì vớt ra xả lại bằng nước sạch. 

Nước dùng nấu bánh canh Nam phổ là nước luộc tôm, cua tươi, hầm xương nên luôn có vị ngọt tự nhiên. Nhân bánh canh được chế biến từ thịt ba chỉ và tôm. Tất cả được làm sạch, giã nhuyễn, viên nhỏ và nấu thành hỗn hợp sóng sánh. Sau đó, đổ lên bề mặt của nồi cháo. Tôm kết hợp với thịt ba chỉ tạo nên màu đỏ gạch trông rất bắt mắt và kích thích vị giác. Tô bánh canh hấp hẫn với màu trắng của bánh canh, màu đỏ của nhân tôm thịt, xen lẫn màu xanh mướt của hành lá. Khi dùng, trộn thêm chút nước mắm ớt xanh cay cay ngon đúng điệu.

Bánh canh Nam Phổ Huế mang nét đơn giản, mộc mạc nhưng lại có sức hấp dẫn, lưu luyến bao nhiêu thực khách khi đến nơi đây. Nếu có dịp tới Huế bạn có thể ghé qua các địa chỉ sau 16 Phạm Hồng Thái, 374 Chi Lăng,  54 Nguyễn Công Trứ... để thưởng thức món bánh canh đặc biệt này.

Bánh canh Nam Phổ xứ Huế mộc mạc nhưng mang hương vị đậm đà, ngọt thanh hòa quyện với vị béo ngậy... khiến ai đã từng thưởng thức đều phải vấn vương. Du khách đến Huế nhất định không nên bỏ lỡ món "có 1 không 2" này. 

Cố đô Huế được biết đến là thiên đường ẩm thực với vô vàn món ăn đặc sắc. Ngoài bún bò Huế, cơm hến..., món bánh canh Nam Phổ gia truyền cũng là tinh hoa ẩm thực được thực khách ưa chuộng bởi hương vị đậm đà, đặc biệt. Nhiều "tín đồ ăn uống" còn quả quyết rằng, đã đến Huế du lịch thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bánh canh Nam Phổ có 1 không 2.

Nơi ra đời món ăn đặc biệt này là ngôi làng cùng tên Nam Phổ (TP.Huế,Thừa Thiên – Huế). Làng Nam Phổ từ xưa nổi danh với vô vàn món ngon như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc và đặc biệt là món bánh canh mang hương vị “rất Huế” này.

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Bánh canh Nam Phổ là món ăn gia truyền bắt nguồn từ làng Nam Phổ, nay là món ăn phổ biến trong đời sống người dân cố đô.

LÊ HOÀI NHÂN

Từ trung tâm TP.Huế, đi về hướng đường Phạm Văn Đồng khoảng 4km là đến làng Nam Phổ. Đến đây, chỉ cần hỏi thăm về món bánh canh Nam Phổ, bạn sẽ được người dân địa phương chỉ đến quán của bà Trần Thị Dư (83 tuổi), người được biết đến với thâm niên bán bánh canh lâu nhất làng.

Địa điểm này được giới sành ăn gọi với cái tên trìu mến là "quán mệ Dư", với đủ các món bánh bèo, nậm, lọc... trong đó nổi tiếng nhất là món bánh canh Nam Phổ gia truyền.

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Bà Dư là người đã hơn 60 năm bán món bánh canh gia truyền

LÊ HOÀI NHÂN

Bà Dư là thế hệ thứ 4 trong gia đình nối nghiệp nghề bán bánh canh Nam Phổ. Bắt đầu làm nghề này từ năm 16 tuổi, đến nay bà đã trải qua hơn 60 năm bán bánh canh.

“Ngày tôi còn trẻ thì chỉ gánh bộ đi bán rong. Ngày nào cũng gánh hàng lên phố, bất kể mưa nắng mưa chi cũng đi, rứa mà cũng ròng rã mấy chục năm nay rồi”, bà bồi hồi kể.

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Khách đến ăn chủ yếu là người dân địa phương.

Khi tuổi đã xế chiều, bà Dư mở một quán nhỏ cạnh mảnh sân của đình làng để bán hàng. Quán chỉ vỏn vẹn 7 - 8 chiếc bàn nhựa với những chiếc ghế thấp, nhưng lúc nào cũng tấp nập thực khách.

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Ngoài bánh canh Nam Phổ, quán của mệ Dư còn bán đủ các món bánh đặc sản Huế

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Bánh canh Nam Phổ được ăn kèm với nước mắm ớt.

LÊ hOÀI nhÂN

\n

Tô bánh canh Nam Phổ mệ Dư được trình bày bình dị nhưng không kém phần thơm ngon, "bắt mắt". Ngoài bán bánh canh gia truyền, bà Dư còn các món bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít..., mỗi món chỉ bán đồng giá 10.000 đồng.

Mỗi ngày, bà cụ bắt đầu mở bán từ 13 giờ chiều, đến khi trời chợp tối là cạn nồi.

"Học lỏm" cách nấu bánh canh

Để nấu ra nồi bánh canh Nam Phổ, chủ hàng thơm ngon phải dậy từ sớm tinh mơ chuẩn bị nguyên liệu. Như thường lệ, bà Dư thức dậy từ 4 giờ sáng để đi chợ, sau đó cùng con cháu trong nhà bắt tay vào từng công đoạn nấu bánh canh.

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Bà kể rằng: “Ngày xưa chỉ có người giàu mới được thưởng thức bánh canh Nam Phổ vì nguyên liệu khá cầu kỳ và đắt đỏ. Người nghèo như chúng tôi chỉ được ăn mỗi khi đau ốm, vì món ăn này mềm, dễ ăn và bổ dưỡng”.

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Bánh canh Nam Phổ phải được nấu từ bếp củi, than hồng thì mới cho ra đúng vị truyền thống.

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Món ăn dân dã này được chế biến thủ công và vô cùng tỉ mỉ. Sợi bánh được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ “3 gạo - 1 lọc”.

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Thay vì được nhồi và cắt lát như các loại bánh canh khác, ở làng này bột phải chưng cất thủy và ria bằng tay. Đây là công đoạn khó nhất. Để bột sệt vừa phải, khi chín có độ dai nhẹ thì cần đòi hỏi đôi tay khéo léo. Bà Dư nay đã lớn tuổi nên công đoạn này giao cho con trai đảm nhiệm.

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Nhân bánh canh được chế biến từ thịt ba chỉ và tôm. Tôm là loại ở đầm Chuồng, tươi, không tanh, thịt ngọt đậm đà. Tất cả được làm sạch, giã nhuyễn, viên nhỏ và nấu thành hỗn hợp sánh.

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Nồi nước lèo có nhân tôm, thịt khi nấu chín sẽ sền sệt và màu đỏ gạch trông rất bắt mắt và kích thích vị giác. Đây được xem là "linh hồn" để làm nên sức quyến rũ của món bánh canh đặc biệt này

LÊ HOÀI NHÂN

Cách làm bột bánh canh nam phổ

Không chỉ thu hút bởi mùi vị thơm ngon béo ngậy sền sệt, nồi bánh canh Nam Phổ còn hấp dẫn với màu trắng của bánh, xen lẫn nhân tôm thịt và màu xanh mướt của hành lá.

Tin liên quan

  • Bánh mì, cà phê, phở Việt lại vào top món ăn đường phố ngon nhất châu Á
  • Đến châu Âu ăn phở Việt
  • Thử thách 30.000 đồng 'ăn sập' chợ quê Phú Yên