Cách xử lý chuột rơi vào bồn cầu

Bạn sẽ thấy sao nếu một ngày bước vào phòng vệ sinh và thấy có tiếng sột soạt và 1 con chuột lồm cồm chui ra từ đường ống thoát sàn của bồn cầu. Thật giống 1 bộ phim kinh dị phải không nào nhưng điều này thực tế hoàn toàn có thể xẩy ra và khiến bồn cầu có nguy cơ bị tắc nghẽn. Vậy khi gặp tình huống này chúng ta cần xử lý thế nào?

  • Top 5 mẫu chậu rửa bàn đá có kiểu dáng đẹp
  • Những mẫu bồn cầu nên chọn mua trong tháng 5 này
  • Showroom thiết bị vệ sinh Viglacera Hải Linh

Loài chuột thật rắc rối nhất là khi kết cấu cơ thể giúp nó thuận lợi chui qua các khe lỗ hay kể cả những đường ống thoát nước bồn cầu. Bởi chuột có sự mềm dẻo và khả năng chịu đựng đáng nể nên cho thấy đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Chuột là loài có khả năng truyền rất nhiều căn bệnh đến con người như bệnh xoắn móc câu, sốt do bị chuột cắn.

Cách xử lý chuột rơi vào bồn cầu

Với các móng vuốt sắc nhọn cùng với cơ thể uyển chuyển chuột thuận lợi luồn lách qua những khe kẽ, nắp đậy. Đường ống dẫn thải thường thông với đường cống nên đây là hoàn toàn có thể là con đường để chuột khám phá, tò mò.  Cũng có thể khi nguồn thức ăn khan hiếm khiến chúng buộc phải tìm kiếm nguồn thức ăn mới đường ống thoát nước thuận tiện cho việc đi lại nên nó sẵn sàng xâm nhập vào ngôi nhà bằng cách này. Nếu gia đình bạn không đậy nắp bồn cầu thì chuột có thể trèo qua miệng bồn cầu bằng không chúng không bị chết đói hoặc kiệt sức khi đang đột nhập mà bị xả nước chuột có thể bơi ngược lại quay về đường cống rãnh thuận lợi. Những ai nghĩ đây là chuyện đùa thì chỉ cần lướt qua mạng và gõ từ khóa “chuột chui vào bồn cầu” bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh kết quả để kiểm chứng.

Vấn đề là những con chuột nhỏ hơn với ống thoát bồn cầu hay đường ống nước thải thì nó chỉ khiến nhưng ai yếu tim sợ chút nhưng vấn đề rắc rối khi con chuột quá to và nó khiến đường ống bị tắc. Nếu gặp phải trường hợp này bạn cần xử lý như thế nào.

Cách xử lý khi phát hiện chuột chui qua bồn cầu

Khi chui vào đường ống chuột có thể lôi rác từ bên ngoài vào hoặc con chuột quá to khiến bồn cầu bị tắc nghẹt. Đây thực sự là thảm họa bởi khi chuột phân hủy sẽ khiến mùi hôi thối bốc ngược trở lại. Nếu gặp phải trường hợp này bạn cần phải nhờ sự trợ giúp của những người thợ chuyên nghiệp đến để xử lý.

Cách hay để chuột không dám bén mảng đến nhà bạn đó là nuôi mèo vừa làm thú cưng vừa có tác dụng đuổi chuột hữu hiệu.  Ngoài ra bạn cần chú ý đậy nắp bồn cầu sau mỗi lần vệ sinh. Có thể sử dụng bẫy đặt chuột. Xử lý kịp thời các đường ống thoát sàn, đường thoát bồn cầu, chậu rửa sao cho đảm bảo sạch sẽ để không chứa thức ăn thừa hấp dẫn lũ chuột đến và ngăn chặn tình trạng mùi hôi bốc lên khó chịu.

Hãy thật bình tĩnh khi thấy chuột chui ra từ bồn cầu hoặc gặp phải hiện tượng tắc nghẽn để tìm ra đúng nguyên nhân từ đó có biện pháp xử lý tốt nhất


CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH

VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.

Showroom Hải Linh Long Biên: 72 Chu Huy Mân, Long Biên, Hà Nội.

Showroom Hải Linh Hà Đông: Ô số 5&6 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội.

Showroom Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Email:

Hotline: 1900.599.828

Post Views: 590

Tưởng tượng nhé! Bạn đang trong tình trạng "Tào Tháo đuổi" nghiêm trọng, chỉ chực chờ tuôn trào. Bạn phi hết tốc lực vào cái WC gần nhất, tháo bỏ đai quần, chuẩn bị ngồi xuống... tận hưởng, thì nhìn thấy cái con này từ đâu thò mặt lên.

Lúc này bạn sẽ làm gì? Chắc bạn cũng như tôi, thà... ra quần chứ nhất quyết không chịu chung chạ với cái con chuột của nợ. Nhưng ấy là nếu bạn thần kinh thép như tôi thôi, chứ nhìn thấy cảnh này thì còn chẳng kịp bưng quần chạy đã... ra tại chỗ rồi ấy chứ.

Tuy nhiên, liệu bạn có thắc mắc làm cách nào một con chuột có thể đột kích ngay dưới bồn cầu như thế, trong khi nơi này rõ ràng là ngập nước? Làm sao chúng có thể nhịn thở lâu như thế?

Nếu nghĩ như vậy, bạn đã quá coi thường lũ chúng nó rồi. Chuột là một loài vật có khả năng thích nghi đạt đến đẳng cấp phi phàm, với những kỹ năng sinh tồn tuyệt vời. Trong đó, nổi bật là khả năng bơi liên tục không ăn uống trong 3 ngày, và nín thở được dưới nước trong vòng 3 phút.

Nêu vậy để hiểu rằng chuyện chúng đột kích vào bồn cầu nhà bạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng quá trình này diễn ra như thế nào? 

Để hiểu hơn, ta sẽ cùng đến với mặt cắt của một chiếc bồn cầu do các chuyên gia thuộc National Geographic thực hiện.

Đây là nơi mấy ông nhõi sẽ chui lên

Sở hữu một bộ móng vuốt sắc nhọn, lũ chuột dễ dàng đu bám, đi từ các đường ống thoát nước tận ngoài đường, theo đó di chuyển vào trong ống nước nhà bạn.

Cần biết rằng, ống nước nhà bạn dù rất hẹp, nhưng một con chuột cỡ bự vẫn có thể chui lọt. Nguyên do đến từ cấu tạo ổ bụng và xương sườn của chúng - cực kỳ linh hoạt, có biên độ co giãn rất cao. 

Ổ bụng của chuột có thể ép vào tuỳ theo địa hình

2 khả năng này, cùng sức chịu đựng bền bỉ và dẻo dai, chuột sẵn sàng len lỏi đến tận cùng ngóc ngách của những đường ống. 

Chúng có thể chui lên từ ống cống, ống thoát nước, và trong số đó có chiếc bồn cầu bạn đang an tọa mỗi ngày.

Khi vượt qua được đường ống cống, chúng sẽ len lỏi và đột nhập vào hệ thống đường ống bồn cầu nhỏ hẹp. Ở khúc quanh, chuột tìm thấy một túi khí, đủ để giúp nó tiếp tục di chuyển tới tận cùng của đường đi.

Chưa kể, không phải toàn bộ đường ống trong bồn cầu đều có nước. Nhờ vào áp suất, nước chỉ có tại một đoạn "phía cuối con đường", mà như vậy thì không bao giờ làm khó được mấy con giặc này. 

Ngoài ra, hệ thống ống cống còn có rất nhiều thức ăn thừa, giúp chuột bổ sung dinh dưỡng trong quá trình đột kích. Dành cho những ai không biết, chuột khi bí bách còn chén cả phân người, vì trong đó có chứa thức ăn chưa được tiêu hóa hết.

Và bạn biết không, kể cả khi bạn có giật nước liên tục trong khoảng thời gian này, chúng vẫn nhanh chóng bơi ngược trở lại hệ thống, và tiếp tục trồi lên WC nhà bạn. Cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi câu chuyện này là... lấy hết dũng khí, hít một hơi thật dài, bịt mũi, nhấc nó ra mà xử lý thôi.

Nguồn: IFL Science, Discovery