Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người

Các cặp đôi chắc chắn phải đồng ý rằng danh sách phải chi lặp ra cho một đám cưới là vô cùng nhiều và phức tạp. Danh sách ấy được các cặp đôi chia thành từng mục nhỏ như là chi phí cho đám hỏi, chi phí cho đám rước dâu, chi phí cho đám cưới. Với bài viết này, Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) sẽ bật mí những chi cho đám cưới mà các cặp đôi phải chi. Hãy đọc hết bài viết này nhé!

Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người

Lễ đính hôn, hay nhiều nơi còn gọi là đám hỏi được hiểu nôm na là ngày để hai bên gia đình nhà trai nhà gái gặp nhau. Hai bên gia đình nhà trai nhà gái sẽ gặp nhau tại nhà gái. Lễ đính hôn không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Tuy nhiên, nhà gái cũng nên chuẩn bị chu đáo, trang trí và dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch đẹp.

Thông thường trước khi tổ chức lễ đính hôn, nhà trai sẽ phải bàn bạc và thống nhất với nhà gái về thời gian tổ chức. Cùng với đó là số lượng người tham gia vào lễ đính hôn. Để từ đó nhà gái còn bố trí và sắp xếp lượng người tham gia phù hợp.

Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người

Chi phí cho lễ đính hôn

Lễ đính hôn cần chuẩn bị lễ vật gì?

Một lễ đính hôn tuy không cần làm rầm rộ như đám cưới. Tuy nhiên, cả hai bên gia đình cũng cần chuẩn bị cho lễ đính hôn thật chỉn chu và hoàn hảo. Đây được coi là tiền đề để cô dâu chú rể ra mắt quan viên hai họ trước khi thành vợ chồng. Ngoài ra, lễ đính hôn cũng như một lời cảm ơn từ chú rể tới gia đình cô dâu vì đã có công nuôi dưỡng. Vì vậy, một lễ đính hôn đầy đủ cũng cần có các mâm lễ cần thiết.

Mâm quả

Đây được coi là thứ quan trọng nhất trong lễ đính hôn. Nhà trai có thể chọn số lượng mâm quả tùy theo sự thống nhất của hai bên từ trước. Thông thường mâm quả sẽ được chọn là số lẻ như 3, 5, 9 mâm đối với miền Bắc, và là số chẵn như 4, 6, 8 mâm đối với miền Nam. Vì tùy phong tục tập quán từng vùng miền mà chọn lựa số lượng mâm quả phù hợp.

Những vật phẩm trong mâm quả thông thường sẽ là trầu cau, bia rượu, hoa quả, bánh kẹo…Tùy từng gia đình mà mâm quả có thể có những thành phần khác nhau. Và những lễ vật này sẽ là do nhà trai chuẩn bị và mang đến nhà gái vào lễ đính hôn.

Trang phục lễ đính hôn

Đa phần trang phục trong lễ đính hôn mọi người sẽ chọn trang phục truyền thống của Việt Nam. Cô dâu sẽ là áo dài, chú rể sẽ là áo dài khăn đóng. Ngoài ra thì hiện nay, nhiều cặp đôi trẻ hiện đại lựa chọn cho cô dâu những chiếc váy sang trọng và chú rể là quần âu áo sơ mi lịch sự.

Đối với quan viên hai họ khi tham dự lễ đính hôn cũng cần chọn những bộ trang phục phù hợp. Nữ thường sẽ là áo dài, còn nam sẽ là quần âu cùng với áo sơ mi và vest. Tất cả đều phải chọn những bộ trang phục lịch sự phù hợp với không khí trang trọng của buổi lễ đính hôn.

Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người

Chi phí cho đám hỏi của hai bên gia đình

Đội bê tráp

Đây cũng được coi là nhân tố quan trọng trong lễ đính hôn. Vì không có họ thì những mâm quả sẽ không đến được nhà gái. Thông thường đội bê tráp sẽ nhờ người quen nếu có đủ. Hoặc không thì hiện nay cũng có rất nhiều dịch vụ cho thuê đội bê tráp rất chuyên nghiệp và nhanh gọn.

Về trang phục của đội bê tráp là do cô dâu chú rể lựa chọn. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là nên chọn những bộ trang phục phù hợp với trang phục của cô dâu chú rể. Như vậy, tổng quan buổi lễ đính hôn sẽ đồng bộ và đẹp hơn. Hiện tại cũng có rất nhiều cửa hàng cho thuê trang phục bê tráp. Có rất nhiều lựa chọn cho cô dâu chú rể lựa chọn.

Phông bạt lễ đính hôn

Lễ đính hôn sẽ được tổ chức phần lớn là ở nhà gái. Vì vậy, nhà gái cần chuẩn bị phông bạt cho lễ đính hôn. Hai bên cần bàn bạc trước về số lượng khách mời tham gia lễ đính hôn. Để nhà gái còn chuẩn bị đủ chỗ tiếp đón khách mời, cũng như thuê phông bạt hợp lý hơn.

Thuê đội quay phim, chụp ảnh

Lễ đính hôn luôn là một dịp đặc biệt và duy nhất trong mỗi đời người. Vì vậy, ai cũng muốn lưu lại những khoảnh khắc hạnh phúc này. Chính vì lí do đó, dịch vụ quay phim và chụp ảnh cưới ra đời. Hiện trên thị trường có rất nhiều dịch vụ quay phim và chụp ảnh cưới. Cô dâu chú rể có thể tìm hiểu và tham khảo những gói dịch vụ này trên mạng.

Thuê xe đưa đón

Xe đưa đón là một phần không thể thiếu để vận chuyển mâm quả cũng như khách mời nhà trai sang nhà gái dự lễ đính hôn. Tùy thuộc vào số lượng người tham gia lễ đính hôn. Hoặc kế hoạch vận chuyển mâm quả mà nhà trai sẽ có phương án thuê bao nhiêu xe cho hợp lý.

Hiện nay, còn có cả dịch vụ cho thuê xích lô để cho đội bê tráp đi sang nhà gái. Trào lưu này hiện được các bạn trẻ vô cùng thích thú. Vừa độc đáo, thú vị mà vẫn giữ nguyên được bản sắc dân tộc.

Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người

Dự trù chi phí cho đám hỏi của cặp đôi

Dự trù chi phí cho đám hỏi chi tiết

Chi phí cho đám hỏi của nhà trai

– Chi phí để trang trí:

Nhiều người nghĩ rằng đám hỏi diễn ra chủ yếu bên nhà gái thì nhà trai sẽ không cần phải làm gì cho màu mè. Nhưng không phải vậy, nhà trai cũng phải thuê phông bạt, chuẩn bị bàn ghế cẩn thận, trầu têm, trà hay chè để cho những người thân thiết đến tham dự lễ ăn hỏi.

Trên ban thờ cũng phải được lau dọn sạch sẽ, có bày biện bánh trái, hoa quả để báo cáo với ông bà tổ tiên. Thông thường chi phí dành cho trang trí nhà cửa sẽ rơi vào khoảng 2 – 5 triệu đồng hoặc hơn tùy thuộc vào cách trang trí của từng gia đình.

– Chi phí lễ ăn hỏi dành cho tráp ăn hỏi:

Tráp ăn hỏi có rất nhiều loại, gồm 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp hay 11 tráp với những lễ vật có sự khác nhau nhất định. Việc lựa chọn mấy tráp ăn hỏi tùy thuộc vào tài chính của nhà trai cùng việc bàn bạc, quyết định của hai nhà.

Qua khảo sát giá cả cho tráp ăn hỏi sẽ dao động trong khoảng giá giao động từ 5.000.000 – 6.500.000 VND cho 5 tráp. Nếu lễ hỏi 7 tráp sẽ có giá từ 6.5000.000 đến 8.000.000 VNĐ, còn 9 tráp khoảng 8.000.000 – 10.000.000 VND.

Thông thường các gia đình sẽ chọn tráp 5 lễ vật bao gồm: trầu cau, hoa quả, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh cốm, trà cùng hạt sen.

Bên cạnh đó, trong mỗi tráp còn cần bao lì xì sẽ dao động từ 50.000 – 100.000 VND/tráp cùng với đó là tiền trao duyên của đội bê tráp tùy vào kinh tế sẽ từ 50.000 – 200.000 VNĐ/bao lì xì.

– Tiền để dạm ngõ:

Theo phong tục của Việt Nam từ xưa đến nay, khi nhà trai đến hỏi cưới, rước dâu phải có tiền dạm ngõ hay còn gọi là lễ đen. Tiền dạm ngõ dao động từ 5 – 20 triệu, tuy nhiên hoàn toàn không có quy định là số tiền phải là bao nhiêu nên chi phí này phụ thuộc vào nhà trai..

– Tiền trang phục:

Nếu theo phong cách châu Âu chú rể có thể mua hoặc thuê vest khoảng 1-2 triệu đồng còn đội bê tráp của nhà trai mặc quần jeans, sơ mi trắng tự chuẩn bị. Nếu theo truyền thống mặc áo dài thì sẽ phải thuê cho cả chú rể lẫn đội bê tráp thì chi phí sẽ khoảng 2-3 triệu đồng.

– Tiền xe cộ:

Tính an toàn luôn được đề cao nên thuê 1-2 chiếc xe để đưa gia đình, bạn bè, họ hàng đến nhà gái là điều phải làm. Phụ thuộc vào quãng đường đi, loại xe mà giá xe cao hoặc thấp, thường sẽ dưới 5 triệu.

– Chi phí lễ ăn hỏi để làm cỗ:

Lễ ăn hỏi thường mời những người thân thiết trong gia đình nên số lượng phụ thuộc vào gia chủ. Thường chỉ khoảng 5 – 15 mâm cho đám hỏi, mà tiền cỗ mỗi mâm từ 1,5 – 2 triệu nên chi phí để làm cỗ sẽ dao động từ 8 triệu đến 30 triệu.

Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người

Chi tiết cho chi phí cho đám hỏi của cặp đôi

Chi tiết từng chi phí tổ chức lễ ăn hỏi cho nhà gái

– Chi phí cho trang trí nhà cửa:

Tương tự như nhà trai, nhà giá cũng phải trang trí nhà cửa, phông bạt bàn ghế đầy đủ, nước nôi, bánh kẹo. Trang trí nhà cửa của nhà gái cần được chú trọng hơn vì đây là nơi tổ chức lễ ăn hỏi.

Vì thế số lượng bàn ghế cũng phải nhiều hơn, đảm bảo họ hàng hai nhà đều có chỗ ngồi đầy đủ. Ban thờ phải được bày biện bắt mắt. Bánh kẹo, hạt dưa, trầu cau tại từng bàn phải được chuẩn bị đầy đủ.

– Tiền trang điểm cho cô dâu:

Việc thuê trang điểm riêng cho cô dâu là điều hoàn toàn dễ hiểu vì khi lớp phấn mờ trong quá trình lễ ăn hỏi diễn ra sẽ được dặm lại ngay. Ngoài ra, nhiều gia đình còn thuê trang điểm cho đội bê tráp, cho mẹ cô dâu. Vì vậy, chi phí dành cho trang điểm sẽ rơi vào khoảng 1 – 2 triệu.

– Chi phí lễ ăn hỏi cho việc thuê trang phục:

Vào lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Trang phục có thể đi thuê hoặc may tùy vào điều kiện của từng gia đình. Cùng với đó nhà gái cũng phải thuê cho đội bê tráp áo dài tùy vào số lượng người. Chi phí cho trang phục thường dưới 4 triệu đồng.

– Chi phí cho mâm cỗ:

Tương tự nhà trai, số tiền dành cho việc làm cỗ sẽ từ 8 triệu đến 30 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng khách và giá tiền từng mâm.

– Tiền lì xì trao duyên:

Đáp lại đội bê tráp nhà trai thì bên nhà gái cũng sẽ có lì xì trao duyên với số tiền tương ứng đã được bàn bạc trước.

->Xem thêm: Bí quyết lập danh sách khách mời đám cưới cho cặp đôi

->Xem thêm: Mua nhẫn đính hôn bao nhiêu tiền để thể hiện thành ý

Bài viết trên là liệt kê những chi phí cho đám hỏi dành cho cặp đôi sắp về chung một nhà. Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có cách chi tiêu hợp lí cho đám cưới của mình.

Đi đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người?

Cần sắp xếp thành viên tham gia thật kỹ càng. Đám hỏi nhà trai đi khoảng 5-7 người là lượng tốt nhất để dự lễ ăn hỏi. Thông thường, thành phần tham gia lễ ăn hỏi bên nhà trai sẽ gồm có chú rể, bố mẹ, ông bà, cô bác cùng họ hàng ruột thịt trong gia đình và những người bê mâm quả.

Lễ đính hôn và đám hỏi khác nhau như thế nào?

Lễ đính hôn còn có tên gọi khác là lễ ăn hỏi, ở miền nam được gọi là đám hỏi. Lễ đính hôn là sự gặp mặt giữa hai gia đình hứa hẹn cưới gả cho gặp đôi. Sau buổi lễ đính hôn chàng trai và cô gái xem như đã có hôn ước với nhau. Trong buổi lễ, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đính hôn đến nhà gái.

Lễ ăn hỏi bao gồm những ai?

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi của nhà trai gồm có chú rể, cha mẹ, ông bà chú rể, anh chị em, họ hàng của chú rể. Ngoài ra còn có đội bê tráp phụ trách bưng mâm lễ vật của nhà trai sang nhà gái. Số lượng người bê tráp tương ứng với số lượng tráp ăn hỏi như 5, 7 hoặc 9 người.

Làm đám hỏi trước đám cưới bao lâu?

Trong tập tục xưa, ông bà cha mẹ thường tổ chức lễ ăn hỏi trước 1-2 tháng, tuy nhiên hiện nay, lễ dạm ngõ, ăn hỏi và xin dâu thường được tổ chức liền mạch, trong 1-3 ngày trước lễ cưới, đồng thời giản lược bớt những phần lễ quá nghi cầu kỳ nhằm tạo sự thuận tiện cho gia đình cả hai bên.