Đánh giá intel hd graphics 6000 năm 2024

Base Clock 300 MHz Boost Clock 950 MHz Memory Clock System Shared

IGP Variants

  • Core i5-5250U: 950 MHz
  • Core i5-5350U: 1000 MHz
  • Core i7-5550U: 1000 MHz
  • Core i7-5650U: 1000 MHz

Memory

Memory Size System Shared Memory Type System Shared Memory Bus System Shared Bandwidth System Dependent

Render Config

Shading Units 384 TMUs 48 ROPs 6 Execution Units 48

Theoretical Performance

Pixel Rate 5.700 GPixel/s Texture Rate 45.60 GTexel/s FP32 (float) 729.6 GFLOPS FP64 (double) 182.4 GFLOPS (1:4)

Board Design

Slot Width IGP TDP 15 W Outputs Portable Device Dependent

Đồ họa tích hợp Intel thậm chí còn phổ biến hơn cả card đồ họa NVIDIA trên những chiếc máy tính, đặc biệt là trong laptop nhưng lại ít người quan tâm đến thành phần này.

Điều này có lẽ cũng vì đồ họa tích hợp Intel được đặt trên một đế chip, kết hợp với các nhân CPU để tạo thành một bộ xử lý hoàn chỉnh. Cũng vì có cả thành phần CPU (Central processing unit - bộ xử lý trung tâm) lẫn GPU (Graphics processing unit - bộ xử lý đồ họa) nên về cơ bản gọi những con chip Intel có card tích hợp là CPU thì không hoàn toàn chính xác. Đúng ra thì phải gọi là SoC (System on a chip).

Đánh giá intel hd graphics 6000 năm 2024

Đa số bộ xử lý của Intel đều có cả hai thành phần này cùng với bộ nhớ đệm, đôi khi là cả eDRAM cho card tích hợp. Trừ một số dòng sản phẩm có đuôi F (ví dụ i3-9100F, i5-9400F…) và một số sản phẩm thuộc dòng Xeon thì không có đồ họa tích hợp.

Trên laptop thì hầu hết mọi bộ xử đều có card tích hợp, trên những chiếc laptop văn phòng mỏng nhẹ không có card rời thì thành phần GPU tích hợp quan trọng không kém với CPU, thiếu nó thì máy không thể xuất hình ảnh.

So sánh đồ họa tích hợp Intel với NVIDIA và AMD

Chúng ta thường chỉ nghe đến đồ họa Intel HD Graphics, Intel UHD Graphics, Intel Iris Plus… và cũng chỉ “nghe nói” cái nào mạnh hơn cái nào thôi. Còn NVIDIA luôn quảng cáo về CUDA với số lượng từ hàng trăm đến vài ngàn trên mỗi card đồ họa. Nếu ai quan tâm đến AMD thì sẽ biết đến khái niệm CUs và Stream Processor. Để hiểu hơn về đồ họa tích hợp Intel chúng ta cũng cần hiểu sơ những khái niệm này.

  • CUs (Compute Units) của AMD sẽ tương đương với SM (Streaming Multiprocessor) của NVIDIA.
  • Mỗi CUs hay SM đều chứa 4 SIMD Vector Units, mỗi SIMD lại có 16-lane (16 làn).
  • Tạm bỏ qua kiến trúc và các tập lệnh, chúng ta có thêm một khái niệm nữa là shaders, shaders tương đương với CUDA (NVIDIA) và SP - Stream Processor (AMD), từ số liệu ở trên, mỗi CUs hay SM đều có 4x16=64 shaders

Intel thì lại chia đồ họa tích hợp thành các EUs (Execution Unit). Mỗi EUs có 2 ALUs x SIMD-4 như trong hình dưới, như vậy mỗi EUs có 8 shaders.

Đánh giá intel hd graphics 6000 năm 2024

Những đồ họa phổ biến hiện nay gồm:

  • Intel UHD Graphics 620/630: 24 EU, tức 192 shaders
  • Intel UHD Graphics G1: 32 EU, tức 256 shaders
  • Intel Iris Plus Graphics G4: 48 EU, tức 384 shaders
  • Intel Iris Plus Graphics G7: 64 EU, tức 512 shaders
  • Intel Iris Plus Graphics 640, 645, 650 và 655 đều là 48 EUs

Để có cái cho các bạn tương quan so sánh thì GeForce GTX 750 Ti hay GeForce GTX 1050 đều có 640 CUDA (hay chính là shaders), AMD RX 580 có 36 CU tức 2304 Stream Processors hay chính là shaders. Chưa kể đến đồ họa rời luôn có VRAM băng thông cao, tản nhiệt riêng cho xung nhịp cao hơn và nhiều yếu tố khác nên card tích hợp khó có thể sánh kịp ở hầu hết tác vụ.

Nói là hầu hết vì thực tế công nghệ Intel Quick Sync - dùng đồ họa tích hợp Intel để giải mã một số chuẩn video thì những chiếc card rời của NVIDIA hay AMD trong phân khúc phổ thông cho người dùng đều "hít khói". Nhưng khi chơi game thì đồ họa tích hợp không thể so với đồ họa rời được. Nhìn chung ở thời điểm hiện tại thì với các tác vụ văn phòng, xử lý hình ảnh 2D từ Photoshop cho đến cắt ghép video thì card tích hợp Intel là thoải mái sử dụng. Nếu là laptop thì vẫn khuyên các bạn không nên dùng laptop có card rời nến không thực sự cần thiết (chơi game, làm đồ họa 3D, animation...), vì thực tế gọi là card rời nhưng đa số lại bị hàn chặt vào mainboard máy tính khó thay thế và đây cũng là thành phần sinh nhiệt nhiều, sử dụng nhiều năng lượng, dễ bị hư hơn CPU nhiều lần.

Đánh giá intel hd graphics 6000 năm 2024

Trong những bộ xử lý AMD có đồ họa tích hợp thì mọi thứ đơn giản hơn, AMD sẽ đặt tên là Radeon Vega 3, Vega 8, Vega 10…, nhìn vào đây bạn sẽ biết số CUs (Compute Units). Ví dụ Vega 8 có 8*64=512 shaders, hay 512 Stream Processor (tương đương với CUDA trong NVIDIA).

Tất nhiên, con số shaders cũng chỉ là tương đối, hiệu năng của card đồ họa còn bị ảnh hưởng nhiều bởi xung nhịp tương tự như CPU, kiến trúc, tiến trình sản xuất, trình điều khiển (Driver) và khả năng tương thích phần mềm cũng cực kỳ quan trong.

Đồ họa Intel có bao nhiêu VRAM (video RAM)?

Đa số đồ họa tích hợp của Intel đều không có VRAM mà sử dụng RAM từ máy tính. Thông thường hệ thống sẽ tự chia một lượng RAM 64MB hoặc 128MB để đồ họa tích hợp sử dụng, nhưng khi cần thì có thể lấy thêm. Tuy nhiên trên một số mẫu đồ họa Intel Iris cũng được trang bị sẵn eDRAM (embedded DRAM), được tích hợp sẵn trên bộ xử lý và thường có dung lượng nhỏ khoảng 64 hoặc 128MB nhưng sẽ tăng tốc xử lý đáng kể vì có băng thông lớn.

Đánh giá intel hd graphics 6000 năm 2024

Trên Intel Ice Lake, đồ họa Iris Plus Gen11 (thế hệ thứ 11 của đồ họa tích hợp Intel) không có eDRAM, nhưng bù lại có khả năng hỗ trợ RAM Bus cao DDR4-3200 hoặc LPDDR4-3733. Như những chiếc MacBook Air 2020 gần đây đều sử dụng RAM LPDDR4-3733 kênh đôi cho tốc độ cao hơn đáng kể, rất quan trọng cho đồ họa tích hợp...

Lịch sử phát triển các thế hệ đồ họa Intel

Ở những thế hệ đầu tiên, đồ họa Intel là một card đồ họa rời chứ không phải đồ họa tích hợp như sau này. Đến thời điểm hiện tại, đồ họa của Intel đã trải qua 10 thế hệ (không có Gen 10) với kiến trúc khác nhau, sắp tới có thể chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của thế hệ thứ 12 dưới tên gọi Intel Xe ở cả dạng đồ họa tích hợp lẫn đồ họa rời.