Đánh giá ncr trong an toàn lao động

An toàn lao động là vấn đề được chú trọng, ưu tiên hàng đầu trong các công ty và doanh nghiệp. Vì sức khỏe người lao động là tài sản quan trọng bậc nhất. Người lao động có khỏe mạnh thì năng suất lao động mới cao và đóng góp lâu dài cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và đạt chứng nhận hệ thống an toàn lao động sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn!

Hệ thống an toàn lao động là gì?

Hệ thống an toàn lao động là hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được công nhận trong sản xuất, chú trọng đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp khuôn khổ để quản lý hiệu quả an toàn sức khỏe bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của bạn và các mối nguy đã được xác định và được kiểm soát.

Tại sao cần chứng nhận hệ thống an toàn lao động?

Hệ thống an toàn lao động áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an tòan sức khỏe nghề của người lao động nhất là các lĩnh vực hoạt động trong môi trường có mối nguy cao như: cơ khí đóng tàu, Xây dựng, khai thác mỏ…

Ngoài ra chứng nhận hệ thống an toàn đem lại nhiều lợi ích:

  • Đảm bảo an toàn lao động.
  • Thúc đẩy sự tuân thủ đối với các yêu cầu pháp luật
  • Giảm thiểu chi phí giải quyết sự việc tai nạn lao động.
  • Nâng cao ý thức an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên .
  • Bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên .
  • Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp.

Đánh giá ncr trong an toàn lao động

Có những hệ thống an toàn lao động nào?

Hiện có những hệ thống an toàn lao động phổ biến: ISO 45001:2018 của Tiểu ban tiêu chuẩn kỹ thuật ISO; OHSAS 18001:2007 của Viện tiêu chuẩn Anh Quốc; PSM Quản lý an toàn công nghệ; AS/NZS 4801:2001 tiêu chuẩn của Australia và New Zealand; UNE 819001 của Tây Ban Nha; ILO-OSH 2001 của Tổ chức lao động quốc tế;…

Hệ thống an toàn lao động ISO 45001:2018

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 qui định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, để tổ chức có thể kiểm soát các rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OH&S) và cải tiến việc thực hiện OH&S. ISO 45001:2018 hoàn toàn có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác do ISO ban hành như là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng hoặc ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường. Ngày nay đã có nhiều công ty ở Việt Nam đang hoạt động với hệ thống quản lý tích hợp theo 3 tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 & ISO 45001:2018.

Hệ thống an toàn lao động OHSAS 18001:2007

OHSAS 18001:2007 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được công nhận trong sản xuất . Tiêu chuẩn được ban hành vào tháng 7 năm 2007 thay thế cho OHSAS 18001:1999, và được áp dụng để chú trọng đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Quy trình chứng nhận hệ thống an toàn lao động

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu trao đổi thông tin

Chứng nhận CAC tư vấn, tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng kí chứng nhận hệ thống ATLĐ của tổ chức.

Bước 2: Lên đề án đánh giá chứng nhận

CAC sẽ xây dựng đoàn đánh giá và lên kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận ISO hệ thống ATLĐ. Các nội dung bao gồm: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận; Số cuộc đánh giá chứng nhận; Thời gian đánh giá chứng nhận; Chi phí đánh giá chứng nhận và đào tạo nhận thức chung (nếu có)

Bước 3: Tiến hành đánh giá thực tế tại đơn vị

CAC sẽ tiến hành đánh giá thực tế tại đơn vị, bao gồm đánh giá sơ bộ bộ tài liệu nhằm xem xét sự phù hợp của tài liệu, quy trình áp dụng hiện tại của doanh nghiệp. Sau đó CAC sẽ đánh giá chính thức tại các cơ sở của tổ chức nhằm xem xét sự phù hợp của Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của hệ thống ATLĐ.

Bước 4: Ra quyết định cấp giấy chứng nhận hệ thống ATLĐ.

Căn cứ vào kết quả đánh giá thực tế cũng như tính phù hợp của bộ tài liệu, quy trình áp dụng tại doanh nghiệp, CAC sẽ ra quyết định cấp giấy chứng nhận hệ thống ATLĐ nếu hệ thống quản lý của KH đáp ứng được tiêu chuẩn của hệ thống ATLĐ.

Bước 5: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Định kỳ oanh nghiệp sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần tính theo thời hạn hiệu lực 3 năm của chứng chỉ hệ thống ATLĐ.

Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn lao động

CAC là tổ chứng chứng nhận có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá, chứng nhận các hệ thống an toàn lao động như OHSAS 18001:2007; ISO 45001:2018. Ngoài ra CAC còn cung cấp các dịch vụ liên quan như Đào tạo, huấn luyện an toàn lao động; Chứng nhận đồ bảo hộ lao động; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;…