Đề bài - bài 53 trang 77 sbt toán 7 tập 1

- Ta lấy \(x\ne0\) bất kỳ tìm \(y\) để tìm được tọa độ điểm thứ \(2\) gọi là điểm \(A\) mà đồ thị đó đi qua.

Đề bài

Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ \(Oxy\) đồ thị của các hàm số:

a) \(y = 2x\) b) \(y= 4x\)

c) \(y = -0,5x\) d) \(y = -2x\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đồ thị hàm số \(y = ax \left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

- Ta lấy \(x\ne0\) bất kỳ tìm \(y\) để tìm được tọa độ điểm thứ \(2\) gọi là điểm \(A\) mà đồ thị đó đi qua.

- Vẽ đường thẳng đi qua điểm \(O\) và \(A\) ta được đồ thị cần tìm.

Lời giải chi tiết

a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = 2x\)

- Đồ thị hàm số đi qua \(O(0; 0)\)

- Cho \(x = 1 \Rightarrow y = 2.1 = 2\), \(A(1; 2)\) thuộc đồ thị của hàm số \(y = 2x\).

Vậy đường thẳng \(OA\) là đồ thị của hàm số\(y = 2x\).

b) Vẽ đồ thị hàm số \(y = 4x\)

- Đồ thị hàm số đi qua \(O(0; 0)\)

- Cho \(x = 1 \Rightarrow y = 4.1 = 4\), \(B (1; 4)\) thuộc đồ thị của hàm số\(y = 4x\).

Vậy đường thẳng \(OB\) là đồ thị của hàm số \(y = 4x\).

c) Vẽ đồ thị hàm số \(y = -0,5x.\)

- Đồ thị hàm số đi qua \(O(0; 0)\)

- Cho \(x = 2 \Rightarrow y = -0,5. 2 = -1\), \(C(2; -1)\) thuộc đồ thị của hàm số\(y = -0,5x.\)

Vậy đường thẳng \(OC\) là đồ thị của hàm số \(y = -0,5 x\).

d) Vẽ đồ thị hàm số \(y = -2x.\)

- Đồ thị hàm số đi qua \(O(0; 0)\)

- Cho \(x = -1 \Rightarrow y = -2.(-1) = 2\), \(D(-1; 2)\) thuộc đồ thị của hàm số\(y = -2x.\)

- Vậy đường thẳng \(OD\) là đồ thị của hàm số \(y = -2x.\)

Đề bài - bài 53 trang 77 sbt toán 7 tập 1