Đề bài - đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - đề số 1 - chương 2 - đại số 9

b. Gọi A và B là giao điểm của đồ thị lần lượt với các trục tọa độ Ox, Oy. Tính diện tích tam giác OAB (O là gốc tọa độ).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2

Đề bài

Bài 1.Cho hàm số \( y= - {4 \over 3}x - 4\)

a. Vẽ đồ thị của hàm số trên.

b. Gọi A và B là giao điểm của đồ thị lần lượt với các trục tọa độ Ox, Oy. Tính diện tích tam giác OAB (O là gốc tọa độ).

c. Tính góc α tạo bởi đường thẳng \(y = - {4 \over 3}x - 4\) và trục Ox (làm tròn đến phút).

Bài 2.Cho hai đường thẳng : \(y = x 1\) (d1) và \(y = -x + 3\) (d2).

a. Tìm tọa độ giao điểm M của (d1) và (d2).

b. Viết phương trình đường thẳng (d3) song song với (d1) và đi qua điểm \(N(0 ; 1)\)

c. Chứng tỏ rằng đường thẳng \(y = mx 2m + 1\) luôn đi qua điểm M đã nói ở câu a khi m thay đổi.

LG bài 1

Phương pháp giải:

a) Xác định tọa độ 2 điểm thuộc đồ thị hàm số rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó

b) Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông

c )Tính góc dựa vào tỉ số lượng giác của góc nhọn

Lời giải chi tiết:

a. Bảng giá trị:

x

-3

0

y

0

-4

Đồ thị của hàm số là đường thẳng qua hai điểm \(A(-3; 0)\) và \(B(0 ; -4)\)

Đề bài - đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - đề số 1 - chương 2 - đại số 9

b. Ta có: \(OA = \left| { - 3} \right| = 3;OB = \left| { - 4} \right| = 4\)

\( \Rightarrow {S_{OAB}} = {1 \over 2}OA.OB = 6\) (đvdt)

c. Ta có: \(\alpha = \widehat {TAx}\)

Trong tam giác vuông OAB, ta có:

\(\tan \widehat {OAB} = {OB \over OA}={4 \over 3} \Rightarrow \widehat {OAB} \approx 53^\circ 8' \)

\(\Rightarrow \alpha=180^0-\widehat {OAB} \approx 126^\circ 52'\)

LG bài 2

Phương pháp giải:

a) Giải phương trình hoành độ giao điểm để tìm x, từ đó thay vào một trong hai hàm số ban đầu để tìm y

b)Hai đường thẳng \(y = ax + b\) và \(y = a'x + b'\) song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a', b b'\).

c) Thay tọa độ điểm M vàophương trình \(y = mx - 2m + 1\) để có hệ thức đúng.

Lời giải chi tiết:

a. Phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2) :

\(x 1 = -x + 3 2x = 4 x = 2\)

Thế \(x = 2\) vào phương trình của (d1) \( y = 1\). Vậy \(M(2; 1)\).

b. (d3) // (d­1) nên (d3) có phương trình: \(y = x + m (m -1)\)

\(N(0 ; 1) (d_3) 1 = 0 + m m = 1\) (nhận)

Vậy phương trình (d3) là : \(y = x + 1\).

c. Thế tọa độ \(M(2; 1)\) vào phương trình \(y = mx - 2m + 1\), ta được:

\(1 = 2.m - 2m + 1\) (luôn đúng với mọi m)

Vậy đường thẳng \(y = mx - 2m + 1\) luôn đi qua M.