Hệ thống trưng bày Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Tư tưởng chủ đạo trong trưng bày cố định tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là thể hiện truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của phụ nữ Việt Nam trong đó có vai trò phụ nữ miền Nam góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Về cấu tạo nội dung trưng bày trong hệ thống trưng bày cố định của bảo tàng có 11 chuyên đề sau:

      1.     Truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước khi có Đảng       2.     Bác Hồ với phụ nữ miền Nam và phụ nữ miền Nam với Bác Hồ       3.     Quá trình hình thành và phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam       4.     Phụ nữ miền Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau ngày thống nhất đất nước       5.     Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị       6.     Phụ nữ miền Nam trong các lực lượng vũ trang       7.     Phụ nữ miền Nam trong công tác ngoại giao       8.     Phụ nữ miền Nam trong các nhà tù thực dân – đế quốc       9.     Tín ngưỡng thờ bà.     10.  Trang phục, trang sức của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam

     11.  Nghề dệt thủ công truyền thống

            Ngoài trưng bày cố định như trên, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện nhiều cuộc trưng bày chuyên đề tại bảo tàng và trưng bày lưu động ở các địa phương.

          Danh mục các chuyên đề đã trưng bày:

·          Một số tư liệu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

·          Các nữ liệt sĩ nhà báo, nhà thơ, nhà văn.

·          Nữ nhà giáo, nghệ sĩ, thầy thuốc ưu tú và nhân dân.

·          Phụ nữ Nam bộ trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

·          Đấu tranh chính trị của phụ nữ Sài Gòn – Gia Định từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975.

·          Hai mươi năm hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh thành phía Nam (1975-1995)

·          Sản phẩm dệt và khung dệt truyền thống của phụ nữ Nam bộ và Tây Nguyên.

·          Trang sức của phụ nữ miền Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.

·          Đám cưới người Việt ở miền Nam đầu thế kỷ XX.

·          Chợ thôn quê ở miền Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

·          Phụ nữ miền Nam trong đổi mới (1990-2000).

·          Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – 20 năm xây dựng và trưởng thành.

·          Trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam.

·          Phụ nữ miền Nam trong Nam kỳ Khởi nghĩa.

·          Phụ nữ miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

·          Tín ngưỡng thờ Bà.

·          Đồ dùng trong sinh hoạt của phụ nữ miền Nam

·          Tem bưu chính TP.Hồ Chí Minh.

·          Cổ vật tiêu biểu tại TP.Hồ Chí Minh.

·          Nữ chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Mỹ - Ngụy.

·          Hũ và choé rượu gốm Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ thế kỷ XV đến đầu TK XX.

·          Tranh về hình tượng phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

·          Hòa bình và hạnh phúc cho trẻ em trên toàn thế giới.

·          Búp bê truyền thống Nhật Bản.

·          Tình yêu trong chiến tranh.

·          Gốm Sài gòn và vùng phụ cận.

·          Những bông hoa bất tử.

·          Phụ nữ Sài gòn – Gia Định trong xuân Mậu Thân 1968.

·          Gian bếp người Việt vùng Nam bộ

·          Phụ nữ với ngành y tế

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở số 36 phố Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ. Bảo tàng này được dành riêng cho phụ nữ Việt Nam.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Hệ thống trưng bày Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Tráp dùng trong lễ ăn hỏi của người Việt

  • Bùa cầu an thai của người Việt

  • Đơm, dân tộc Hrê, Sơn Hà, Quảng Ngãi

  • Phụ nữ trong lịch sửSửa đổi

    Trưng bày không chỉ tập trung giới thiệu vai trò, sự tham gia của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc mà còn đề cập đến muôn mặt cuộc sống đời thường của người phụ nữ trong chiến tranh. Những câu chuyện cuộc đời, những đóng góp, chiến công và cả sự hy sinh, mất mát của họ cho nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được khắc họa đậm nét qua các hiện vật trưng bày. Hình ảnh người phụ nữ đương đại trong công cuộc xây dựng đất nước với những phẩm chất nhân hậu, bản lĩnh, nghị lực và đầy đam mê cũng được thể hiện qua các bộ phim ngắn.

    Thời trang nữSửa đổi

    Trưng bày giới thiệu những thông tin đa dạng về thời trang và nghệ thuật tạo hoa văn thể hiện trên những bộ trang phục độc đáo với các kỹ thuật đặc trưng của 54 dân tộc: ví dụ Thêu của người H'Mông và người Thái, kỹ thuật batik được người H'Mông sử dụng. Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ các dân tộc qua việc sử dụng đồ trang sức, trang điểm; tục nhuộm răng và ăn trầu cũng được khắc họa rõ nét qua các sưu tập trâm, vòng cổ, hoa tai, vòng tay, xà tích,... góp phần tôn thêm vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà của người phụ nữ Việt Nam thông qua tục ăn trầu, cau.

    Trưng bày chuyên đềSửa đổi

    Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên, Bảo tàng còn tổ chức nhiều cuộc trưng bày chuyên đề với phương pháp tiếp cận mới là nhân học xã hội, phản ánh sự phát triển và thay đổi của xã hội đương đại bằng các dự án hướng tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ, trẻ em bị thiệt thòi, yếu thế.

    • Chuyện của chợ phối hợp giữa Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và tổ chức Health Bridge và Fresh Studio (khai mạc tháng 8 năm 2014)
    • Phụ nữ sáng tạo (khai mạc ngày 1 tháng 10 năm 2013); đây là một trong những hoạt động của bảo tàng phối hợp với Hội LHPN Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và tổ chức UN Women ở Việt Nam hưởng ứng ngày "Phụ nữ sáng tạo 2013 để khuyến khích và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo về việc tăng quyền và nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ Việt Nam.
    • Hoa và cuộc sống (khai mạc ngày 2 tháng 9 năm 2013) được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với công ty Đà Lạt Hasfarm.

    Trưng bày onlineSửa đổi

    Bảo tàng cũng thực hiện các trưng bày online về các sự kiện đã qua để công chúng có thể theo dõi. Hiện nay website bảo tàng có các trưng bày online là "Gánh hàng rong" kể về những câu chuyện xúc động về cuộc sống và công việc của phụ nữ bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội.

    Trưng bày lưu độngSửa đổi

    Trưng bày lưu động được thực hiện thường xuyên ở các tỉnh thành. Đối tượng chính phục vụ khách tham quan của bảo tàng là các hội viên hội phụ nữ địa phương, các trường đại học và trường học

    Hoạt động ngoại khóa cho trẻ emSửa đổi

    Phòng khám phá

    Với mong muốn mang bảo tàng đến gần hơn với công chúng, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều các hoạt động cũng như chương trình giáo dục và mở cửa phòng khám phá vào năm 2010 phục vụ các hoạt động giáo dục cho trẻ em từ 7 - 15 tuổi. Phòng khám phá giúp trẻ em có cơ hội phát triển các kỹ năng sáng tạo, nghiên cứu, trao đổi, thuyết trình, đọc và viết thông qua nhiều hoạt động: Học sinh có thể học các làm nón truyền thống, thử trang phục truyền thống của các dân tộc.

    Hợp tácSửa đổi

    Bảo tàng thường xuyên phối hợp với các tổ chức và viện nghiên cứu để thực hiện các sự kiện và trưng bày chuyên đề:

    • Trung tâm phụ nữ và Phát triển
    • Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    • Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội
    • Quỹ Ford
    • Viện nghiên cứu sức khỏe và Phát triển cộng đồng (Light)
    • Câu lạc bộ Phụ nữ Quốc tế
    • Bảo tàng tem Singapore
    • Quỹ Nhật Bản
    • Fresh Studio
    • Healthbridge

    Bê bốiSửa đổi

    Sử dụng đất bảo tàng làm quán cafeSửa đổi

    80 m² đất tại mặt phố Lý Thường Kiệt của Bảo tàng đã được chuyển thành quán cà phê với hợp đồng ngày 15 tháng 7 năm 2009 được ký giữa bà Nguyễn Thị Tuyết, giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó ký kết với Công ty Cổ phần Văn Việt do bà Đào Bội Hương làm đại diện.

    Tuy nhiên, sau khoảng gần 2 năm thực hiện hợp đồng liên doanh này, đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mới ban hành quyết định về việc cho phép Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng đơn vị.

    Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Bích Vân, giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho rằng, "tất cả các hoạt động này chúng tôi đều căn cứ vào Luật Di sản văn hóa và Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng, về nguồn thu đảm bảo nộp các khoản đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định."[3]

    Giải thưởngSửa đổi

    Năm 2012, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được TripAdvisor bình chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Hà Nội. Năm 2013, TripAdvisor tiếp tục bình chọn Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất của khu vực châu Á. Năm 2014, Bảo tàng tiếp tục lọt tốp 3 trong số 94 địa điểm hấp dẫn nhất ở Hà Nội. Năm 2015, Bảo tàng tiếp tục nằm trong tốp 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do TripAdvisor bình chọn. Năm 2016, Bảo tàng nhận giải thưởng Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2016 trong Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam do Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức.[4]

    Xem thêmSửa đổi

    • Phụ nữ Việt Nam
    • Các bảo tàng ở Hà Nội
    • Các điểm tham quan ở Hà Nội

    Tham khảoSửa đổi

    1. ^ Wendy Madrigal. “The Hanoi Women's Museum”. Things Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2016.
    2. ^ a b Christine Hemmet. “Le musée des femmes du Vietnam: une rénovation totale” (PDF). 4ème Congrès du Réseau Asie & Pacifique. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2016.
    3. ^ “Ai đã "băm nát" đất Bảo tàng Phụ nữ thành quán cà phê?”. Truy cập 7 tháng 9 năm 2016.
    4. ^ “Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2016”. Báo Hànộimới. Truy cập 7 tháng 9 năm 2016.

    Liên kết ngoàiSửa đổi

    • Trang chủ