Hướng dẫn cách dùng bánh ăn dặm

“Không biết đã có mẹ nào cho bé sáu tháng tuổi trở lên dùng bánh ăn dặm chưa? Mình thấy quảng cáo bé ăn bánh giúp răng phát triển khỏe mạnh. Có mẹ nào biết tư vấn giúp mình với”. Có mẹ cầu cứu: “Mẹ nào cho bé dùng bánh ăn dặm lúc sáu tháng tuổi hoặc biết gì về vấn đề này thì tư vấn giúp em với. Có quá nhiều loại bánh nhưng em không biết loại nào tốt, loại nào ngon, loại nào dùng được cho bé nhà em?”. Trên các trang mạng xã hội như webtretho.com, lamchame.com… rất nhiều thắc mắc tương tự đã đặt ra mà chưa có sự giải thích thỏa đáng nào.

Thượng vàng hạ cám

Trên địa bàn TP.HCM, bánh ăn dặm đủ loại được bày bán rất nhiều trong các sạp bánh, cửa hàng sữa… Tại sạp bánh trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), người bán giới thiệu đủ loại bánh ăn dặm dành cho trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên của Mỹ, Nhật… Bánh có dạng tròn, dạng khúc, kể cả hình sao… được bán với giá từ 68.000 đồng đến 83.000 đồng/hộp. Người bán giới thiệu thành phần của bánh gồm tinh bột; vitamine A, C, E; kẽm, sắt, canxi; chất dinh dưỡng khác…, giúp bé phát triển toàn diện.

Hướng dẫn cách dùng bánh ăn dặm

Thức ăn tự nấu cho trẻ luôn tốt hơn bánh ăn dặm. Trong ảnh: Nhân viên y tế Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM hướng dẫn các bà mẹ cách chế biến thức ăn dặm. Ảnh: TRẦN NGỌC

Quầy sữa trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng bán nhiều loại bánh ăn dặm chính hãng, kể cả xách tay. Bánh gồm đủ loại hương như đào, chuối, khoai tây, phô mai, cà chua, dâu, lựu, thơm… Người bán cho biết dinh dưỡng của bánh không thua kém bột ăn dặm hoặc thức ăn tự chế biến. Bánh lại có tác dụng giúp răng phát triển nên nhiều bậc cha mẹ tìm mua.

Trẻ tiêu chảy nếu bánh không hợp độ tuổi

BS Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), khuyên khách hàng chớ vội tin lời người bán khi cho rằng thành phần dinh dưỡng của bánh ăn dặm tương đương bột ăn dặm hoặc thức ăn tự nấu bởi chưa có bằng chứng nghiên cứu.

BS Hoa cho rằng trong mỗi khẩu phần ăn dặm, năng lượng cung cấp từ chất đạm phải trên 12% tổng năng lượng, chất béo trên 25%, bột đường 50%-60%, kèm các chất bổ sung khác như sắt, canxi, kẽm… Do vậy, khi mua bánh, khách hàng cần lưu ý những thông tin ghi trên nhãn và tư vấn thêm của bác sĩ chuyên khoa.

Trong khi đó, BS Lê Kim Huệ, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho rằng bánh ăn dặm không giúp răng trẻ phát triển như nhiều bà mẹ lầm tưởng. Trẻ khoái gặm bánh chủ yếu giúp nướu răng đỡ ngứa.

Theo BS Huệ, ở trẻ sáu tháng tuổi, có thể dùng bột ăn liền dạng ngọt hoặc bánh ăn dặm mà thành phần chủ yếu là chất bột đường, một ít rau, củ quả. Tuy nhiên, nhóm rau, củ quả trong bánh ăn dặm đã sấy khô nên hàm lượng dinh dưỡng không cao. Do hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn chỉnh, nếu cho dùng bánh ăn dặm chứa chất đạm, chất béo hoặc nhóm rau, củ quả thì trẻ khó hấp thụ, bị ói hoặc tiêu chảy. Chỉ khi trẻ 7-9 tháng tuổi mới có thể dùng bánh ăn dặm chứa chất bột, đạm, béo, nhóm rau, củ quả vì khi đó hệ tiêu hóa đã khá hoàn chỉnh.

“Bánh ăn dặm có thể dùng như một loại thức ăn nhanh, khi không có thời gian chế biến. Cho trẻ ăn bằng cách ngâm bánh trong nước ấm, quậy đều cho tan và sệt dần. Lần đầu cho ăn một vài muỗng để trẻ cảm nhận và quen dần. Nếu trẻ không chịu ăn thì không nên ép, tiếp tục cho uống sữa, vài ngày sau tập trẻ ăn lại. Tuy nhiên, không nên sử dụng bánh ăn dặm thay bữa ăn chính vì không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ” - BS Huệ đúc kết.

Chế biến thức ăn dặm cho trẻ

Trẻ 7-9 tháng tuổi, tốt hơn hết nên tự chế biến thức ăn cho trẻ, hạn chế dùng bánh ăn dặm. Để chế biến thức ăn dặm dạng ngọt, hòa bột gạo chung bí đỏ (hoặc khoai lang, khoai tây) tán nhuyễn với đường rồi nấu chín. Đổ bột ra chén, thêm dầu ăn và trộn đều. Khi bột còn ấm, cho sữa vào và khuấy đều. Chế biến thức ăn dặm dạng mặn, hòa bột gạo chung thịt (hoặc cá, tôm...) rồi nấu. Tiếp theo, thêm rau (hoặc bí đỏ...) rồi khuấy đều, nêm ít nước mắm hoặc muối i-ốt. Bột chín đổ ra chén, trộn ít dầu ăn.

được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Có rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn việc tự tay làm những món bánh thơm ngon cho bé thay vì mua những loại bánh có sẵn trên thị trường.

Hệ tiêu hoá của bé 5 tháng chưa hoàn thiện, non nớt và vô cùng nhạy cảm. Việc cho bé ăn dặm không đúng cách, cũng như các nguyên liệu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Bear Việt Nam hướng dẫn bạn cách làm bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giàu dinh dưỡng trong bài viết dưới đây nhé!

Bánh ăn dặm là dạng chế biến thực phẩm ăn liền giúp bé bổ sung thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ trong những tháng đầu tập ăn. Bánh ăn dặm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé như: chất khoáng, vitamin, chất xơ… Ngoài việc sử dụng cháo, nước dashi, thì đây là một những món làm đa dạng thực đơn cho bé.

Hướng dẫn cách dùng bánh ăn dặm
Bánh ăn dặm là gì?

Có nên tự làm bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ hoàn toàn có thể tự làm các món bánh ăn dặm bổ dưỡng cho bé từ 5 tháng tuổi. Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là từ 6 tháng. Nhưng nhiều trẻ có thể bắt đầu quá trình này sớm hơn. Để hệ tiêu hoá cũng như quá trình ăn dặm của bé tránh các trường hợp: hóc, nôn oẹ, khó tiêu… mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ về nguyên liệu, quá trình tăng thô, chất đạm… trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Việc tự làm bánh ăn dặm tại nhà sẽ giúp mẹ có thể điều chỉnh khối lượng ăn cho bé phù hợp nhất. Ngoài ra, việc làm bánh ăn dặm cho bé từ sớm cũng giúp:

  • Đảm bảo tốt chất lượng an toàn, vệ sinh từ những thực phẩm ăn dặm đầu vào.
  • Tiết kiệm chi phí, kiểm soát tốt những nguyên liệu có thể gây dị ứng cao cho trẻ.
  • Làm được đa dạng các món bánh ăn dặm giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé.

Hướng dẫn cách làm bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Với những lợi ích thiết thực mà bánh ăn dặm mang lại, Bear sẽ giới thiệu đến các bạn những món bánh ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Cùng tham khảo nhé!

Bánh ăn dặm chuối hấp nước cốt dừa

Bánh ăn dặm chuối hấp nước cốt dừa phù hợp cho bé ăn dặm trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi. Bánh thơm, mềm, dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của bé.

Hướng dẫn cách dùng bánh ăn dặm
Bánh dăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ quả chuối

Nguyên liệu chính: Bột bắp, chuối chín xay nhuyễn, nước cốt dừa

Cách làm:

  • Bước 1: Bạn tiến hành trộn đều các nguyên liệu lại với nhau thành một hỗn hợp sánh mịn, đồng nhất hòa quyện vào nhau.
  • Bước 2: Sau đó, chia nhỏ hỗn hợp vào các khay nhỏ
  • Bước 3: Mang bánh đi hấp trong vòng 15 phút là có thể sử dụng.

Bánh chuối hấp sữa công thức ăn dặm

Thêm một món bánh ăn dặm từ chuối nữa tốt cho bé mà mẹ có thể tham khảo. Thành phần dinh dưỡng của chuối và những hoa quả khác kết hợp trong món bánh giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Nguyên liệu: 100ml sữa công thức, 100g bột mì, 1 quả trứng, 35g bơ, 2 trái chuối

Cách làm:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn tách lòng đỏ trứng đem nghiền nát với chuối.
  • Bước 2: Cho bột mì và bơ và hỗn hợp trộn đều.
  • Bước 3: Mang bánh đi hấp từ 10-15 phút bánh chính là có thể dùng được.

Bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ bí đỏ

Bí đỏ được sử dụng trong công thức ăn dặm là nhờ có hàm lượng Protein, chất xơ và vitamin cao. Khi kết hợp cùng lòng đỏ trứng gà làm bánh, bé ăn ngon miệng. Cân nặng bé nhà bạn có thể tăng lên đáng kể đó.

Hướng dẫn cách dùng bánh ăn dặm
Bí đỏ kết hợp cùng sữa mẹ là một món ăn phổ biến trong thực đơn ăn dặm cho bé

Nguyên liệu: bí đỏ hấp chín nghiền nhuyễn, 5 thìa bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà

Cách làm:

  • Bước 1: Trộn chung tất cả các nguyên liệu lại với nhau thành một hỗn hợp mềm mịn.
  • Bước 2: Làm nóng chảo
  • Bước 3: Quét đều dầu oliu lên bề mặt chảo
  • Bước 4: Đổ bột lên chảo và rán vàng đều hai mặt bánh.

Những lưu ý khi tự làm bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Trong quá trình làm bánh ăn dặm cho bé có nhiều vấn đề. Để tránh điều này, bố mẹ nên quan tâm đến một số lưu ý khi tự làm bánh ăn dặm tại nhà cho bé như sau:

  • Trong quá trình làm bánh, bạn không nên cho thêm các gia vị, đường để tạo ngọt sẽ gây rối loạn hệ tiêu hoá của bé gây nên hiện tượng đầy hơi, đau bụng, đi ngoài,…
  • Bạn cần đảm bảo an toàn vệ sinh, lựa chọn những nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng, tươi sạch.
  • Bánh ăn dặm thành phẩm cần mềm mịn, dễ tan, dễ nuốt tránh hiện tượng bé bị hóc trong quá trình ăn.

Để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng bé tốt hơn trong giai đoạn ăn dặm, Bear Việt Nam xin giới thiệu đến bạn sản phẩm “quốc dân” – Nồi nấu chậm Bear. Sản phẩm đồng hành cùng hàng nghìn bà mẹ Việt trong quá trình chó bé ăn dặm. Nồi hầm bằng phương thức cách thuỷ, hầm chậm giữ nguyên trọn vẹn vị ngọt, chất dinh dưỡng trong từng thực phẩm.