Luật câu cá hồ dịch vụ

Muốn đánh hồ nào thì tốt nhất là nên đến chơi trước thám thính tình hình. ngày suống cá. số lượng cá nhiều không ? cá gì ? hồ suống bn để về nhà làm thính. xem những góc nào cần thủ câu kì cựu hay lên hàng. đáy hồ nông sâu như nào? có những chỗ nào hay mắc lục vào vật cản dưới lòng hồ k. Xách cần ra hồ câu thì phải để ý. hỏi xem cá ăn bờ nào. hướng nào nãy h lên nhiều cá. Thấy ko ai lên cá thì đừng thả cần câu vội. chờ thiên thời địa lợi mà thả câu.

Hẳn có rất nhiều bác thường xuyên đi câu lục hồ dịch vụ. Câu hồ dịch vụ chi phí cũng khá cao, vì vậy hôm nay câu cá edu sẽ chia sẻ cho các bác một số kinh nghiệm nhỏ để đạt hiệu quả cao khi câu hồ dịch vụ.

Luật câu cá hồ dịch vụ
Luật câu cá hồ dịch vụ

Câu lục hồ dịch vụ

Kinh nghiệm câu lục hồ dịch vụ:

  • Đánh đầu cành hay sát ven bờ: kết quả hầu như bạn chỉ đc cá con và rophi.
  • Đánh nơi nước quá nông, chỉ tầm 1-1,2m: May ra được con trôi, còn không cầm chắc móm,
  • Đánh vào đúng vị trí ổ lục của người trước vừa rời đi xong.
  • Hồ có ít tăm cá cày, sủi, nước hồ trong văn vắt..báo hiệu cá rất thưa.
  • Hồ nông thoải kiểu lòng chảo, và diện tích hồ quá rộng, cá tản mát ra giữa Hồ cực khó câu.
  • Vào Hồ cái, thả thính ngay khi chưa điều tra, nghiên cứu kỹ địa hình, hãy lắp phao, rà đáy cẩn thận, tìm nơi thích hợp, tăm cày nhiều, hãy thả ổ,
  • Thả quá nhiều ổ, mỗi ổ là 1 bữa tiệc cho lũ cá, bạn hãy đừng dọn quá nhiều bàn tiệc cạnh nhau, lũ cá sẽ phân tán, và nhanh chán mồi, rất khó câu.
  • Hồ bị kêu có nhiều cá dọn bể..tăm nhiều như tăm chép nhưng là con dọn bể..
  • Hồ đáy đất thịt mới đào xẻ, móc sâu, phèn chua bị móc nên nhiều cá xót mắt kém ăn..hồ này phải 6 tháng sau câu mới ổn.
  • Hồ đáy đất thịt, gần như không có bùn hay bùn mỏng, hồ đáy là cát, ổ lục và lưỡi Lục của bạn sẽ nằm tơ hơ, kiểu lạy ông con ở bụi này.
  • Lưỡi Lục quá khủng: thường lưỡi 6-10 là Ok, lưỡi khủng quá, lộ liễu, cá thường sợ.
  • Cân phao không chuẩn với chì Lục.
  • 2 tiếng đầu khi thả thính, nếu cá con vào ăn mồi, cũng đừng nóng ruột, vì cá to chỉ hay vào từ tiếng thứ 3, chỉ cần chúng ăn trong 2 tiếng còn lại bạn sẽ thu hoạch..
  • Đánh quá xa bờ, bạn sẽ hay chảy nước mắt vì đầu phao quá xa phải căng mắt nhìn, và thường phản ứng chậm khi có nhịp phao, 
  • Đánh nơi nước quá sâu: ở đây có nghĩa tầm 5-7m nước, nơi đó câu lưỡi đơn thì được, nhưng câu Lục sẽ rất khó có kết quả.
  • Tối kỵ giật lục liên tục, nếu thấy phao nhấp mạnh hay bềnh cao hãy đóng, chỉ lay láy có nghĩa cá con rỉa, nếu bạn giật nhiều, sẽ sát thương những con cá to xung quanh, chỉ lên vảy cá, và cá chạy mất tích..
  • Thời gian hợp lý cho buổi câu: sáng từ 7h – 11h, chiều từ 2h -5h30 ( hoặc 6h30) Tối thì 20h- 23h.
  • Quả thính quá khủng, tầm 1 xô 5-10kg có nghĩa bạn đang khuyến mại lũ cá ăn len ven quanh bán kính quả mồi là chúng đã đủ, không thèm chui vào giữa ổ nữa..
  • Mất tập trung, tay không luôn sờ cành, mắt không luôn nhìn phao, hoặc búng không đúng ổ, phát trước phát sau lệch ổ.

    Chào anh em, giai đoạn bước đầu mới học câu cá là giai đoạn mà các cần thủ thường rất hay móm, kể cả đi câu các hồ dịch vụ đầy cá. Móm đều đặn rất nhanh sẽ làm cho các bạn bị nản, chán và đôi khi còn bực tức vì mệt, mỏi và mất cả thời gian đi ngồi câu hàng buổi trời.

    Đặc biệt là ông ngồi bên cạnh mình thì vớ huy chương giật cần liên tục còn mình thì ngồi chống cằm cả tiếng đồng hồ. Để khắc phục điều này, hôm nay Mồi câu cá Hùng Vương sẽ giới thiệu và chia sẻ với các bạn về những kinh nghiệm cực kỳ quan trọng khi đi câu hồ dịch vụ và những lưu ý đi kèm để tránh đi câu hồ dịch vụ rồi mà vẫn bị móm.

    Luật câu cá hồ dịch vụ

    Thông thường đối với những người mới câu, móm vài lần đầu thì cũng không có gì là lạ, nhưng dăm bảy lần móm trở lên thì đó là điều không thể chấp nhận được. Đi câu hồ dịch vụ mà vẫn móm, điều đó cũng thường xuyên xảy ra, do vậy các cần thủ khi đi câu hồ dịch vụ cần để ý các lưu ý sau để tránh đi câu mất tiền mà vẫn xách cần về không. Tuy nhiên, móm thì cũng có lý do của nó, và dưới đây là một số lý do khiến cho bạn đi câu hồ dịch vụ mà vẫn móm như thường.

    • Chọn loại cá không phù hợp với khả năng câu của mình, nhiều anh em cần thủ mới vào nghề câu chưa rành, nhưng đã nghĩ đến chuyện săn trắm củ chép củ…trong khi đó trắm củ và chép củ thì rất khó câu và để câu được chúng là cả một sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, kể cả là may mắn.

    Luật câu cá hồ dịch vụ

    • Khi đi câu không hiểu về địa điểm câu, hồ câu có loại cá mà mình dự định câu hay loại mồi mình mang theo hay không. Phổ biến nhất trong các hồ dịch vụ thường câu được chép, rô phi, cá chim, cá trê, cá quả.. còn những loài như trắm, trôi thì hiếm gặp trừ khi chủ hồ chuyên thả trắm, trôi và mè.
    • Đồ câu cũng là một trong những yếu tố tác động đến kết quả câu, nếu câu các loài cá mà đặc tính của chúng nhút nhát, dè chừng thì không nên dùng cần quá to, đặc biệt câu cá to mà dùng cần bé và độ cứng thấp cũng là điều bất hợp lý.
    • Vị trí câu và loại mồi câu cá, thời tiết ngày đi câu… đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng cực kỳ quan trọng, nếu vị trí câu không tốt, bạn câu đúng điểm chết, loại mồi câu không phù hợp hoặc thời tiết ngày đi câu không ủng hộ sẽ khiến cho bạn dễ bị móm.

    Như vậy, sau khi hiểu được những lý do khiến cho các cần thủ câu hồ dịch vụ mà vẫn bị móm, dưới đây là những cách khắc phục được tập hợp từ kinh nghiệm xương máu của các cần thủ khi đi câu hồ dịch vụ.

    Trước tiên, khi đi câu hồ dịch vụ một điều không thể thiếu là cần phải thám thính hồ. Bao gồm các hoạt động thám thính như sau:

    • Thám thính chỗ ngồi câu từ đó chọn chỗ câu, những địa điểm tụ cá, cá thở tốt, khỏe thì khả năng cắn câu ăn mồi là mới có. Thông thường đối với người xách cần ra hồ lần đầu, trừ khi may mắn ngồi đúng chỗ vip nếu không chọn chỗ móm là điều hiển nhiên.

    Xác định các loài cá mà hồ có, trong đó khi câu các cần thủ nên câu những hồ hoặc là nhiều cá to, hai là nhiều cá và ba là cả hai điều trên. Cụ thể là đối với cần thủ có kinh nghiệm thì có thể chọn hồ có nhiều cá to để thử sức, còn anh em mới vào nghề thì cứ hồ nào thả nhiều cá mà chiến, không được trắm thì vẫn sẽ được trôi, chép, rô phi. Nếu hồ mà có nhiều cá và có cả cá to thì không cần nói gì thêm, chọn hồ đó mà chiến thì rất hợp lý.

    Luật câu cá hồ dịch vụ

    Ngoài ra nếu có thể nên tham khảo các chủng loại cá trong hồ, hầu hết trong các hồ dịch vụ trước khi cá được thả chúng đều được nuôi bằng cám công nghiệp, do đó những mồi với mùi vị tương tự sẽ là ưu tiên hàng đầu. Thám thính chủ hồ thường thả cá vào ngày nào, nếu chủ hồ mới thả cá không nên câu ngay mà chỉ nên câu sau khi thả khoảng từ 5-7 ngày, lúc này cá mới quen với môi trường mới và sẽ bắt đầu ăn mạnh.

    Tiếp đến nếu có thể thì chú ý xem những người câu quen hồ này thường ngồi ở đâu, tỷ lệ giật cá như thế nào, bỏ ra 15-20 phút để thám thính là điều nên làm trước khi bạn thả mồi nhé.
    Thứ hai, đó là dò ổ cá.

    Như đã nó ở trên, sau khi thám thính các thông tin trên các bạn nên đi 1-2 vòng hồ để dò ổ và quan sát, trước tiên là quan sát tỷ lệ giật  cần lên cá của những người đang câu. Thông thường cá trong hồ thường tụ theo bờ, có ngày chúng tụ vào bờ nông, có ngày chúng tụ bờ sâu do đó quan sát tất cả những người đang câu để biết cá tụ bên nào, cá thở và ăn mạnh ở khu vực nào. 

    Ngoài ra dò ổ để chọn địa điểm câu hợp lý, nên câu bờ nông hay là bờ sâu. Nếu xác định câu trôi thì nên câu bờ sâu, có nhiều chỗ lẩn trốn, mát, nước ấm. Nếu câu chép thường, mè, rô phi thì có thể câu bờ nông, nhiều khi kể cả câu đầu cầu cá vẫn lên đều đều. Những điều này thì sau một vài lần câu các bạn sẽ tự rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình.

    Trong khi dò ổ, thả thính xuống nếu thính lăn xa thì  xác định nên tìm ổ khác, chọn những ổ mà địa hình bên dưới không quá gồ ghề, mặt nước không quá yên tĩnh để câu.

    Khi câu nên chú ý quan sát những ổ câu của những người khác, nếu lên đến 4-5 điểm câu lên cá đều đều, những điểm khác móm hết thì xác định cá đã tụ về những điểm đó.

    Những thông tin về hồ, các… không nên hỏi chủ hồ, các bạn có thể hỏi những người đã câu quen với hồ đó và tự mình quan sát. Nhiều khi các chủ hồ thường chỉ thả 1,2 con trắm, chép củ để PR cho hồ, chứ thực ra hồ không có cá củ nên khi câu, tốt nhất không hỏi chủ hồ bất cứ thông tin nào.

    Những hồ mà ngày đi câu không có sóng, mặt hồ quá tĩnh cũng không nên câu, nếu đã nhỡ xách cần đi tốt nhất các bạn chuyển hồ khác
    Đối với những cần thủ quá bận, không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu thì có một số mẹo để khi câu tránh móm đó là: Ăn chung ổ, câu gần ngay ổ đang lên cá nhiều nhất, làm mồi cơ bản câu các loại cá thường có trong hồ như chép, trắm, trôi, rô phi… và tinh thần là lên được con nào mình ăn con đó, cuối cùng là chọn ngày để đi câu. Tốt nhất nên chọn những ngày nắng nhẹ, gió thoai thoải, ấm trời để câu đảm bảo sẽ không bị xách cần không đi về.

    • Cuối cùng là chọn địa điểm câu, tránh câu điểm chết. 

    Sau khi dò ổ thì chọn địa điểm câu là bước cuối cùng, trong hồ thường có 1-2 điểm chết cá gần như không bén mảng vào, vì vậy tránh những điểm đó ra là điều đương nhiên. Ngoài ra cũng cần phải xác định xem hồ nông hay sau, nếu câu cá củ thông thường chọn điểm sâu để câu, còn nếu câu chép, rô phi thì cứ chọn bờ cá thở, cá bơi lội khỏe mạnh, sủi tăm… để câu. Kinh nghiệm chống móm của các cần thủ là cứ đánh hai ổ, một ổ xa một ổ gần vì có những ngày cá ăn gần bờ thích hợp với câu đầu cần hơn. 

    Luật câu cá hồ dịch vụ

    Như vậy đó là tổng hợp những kinh nghiệm tránh móm khi các bạn đi câu hồ dịch vụ, để tránh trường hợp mồi ngon chuẩn mà câu vẫn không lên cá, và đặc biệt đối với các bạn mới đi câu nếu câu móm thường xuyên thì rất dễ bị nản. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm cách làm mồi câu các loại cá, kinh nghiệm chọn thời tiết, câu cá theo mùa…trên Mồi câu Hùng Vương nhé.