Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Nhắc tới Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, các bạn sẽ nghĩ ngay tới một Hà Nội cổ kính, thơ mộng với Hồ Gươm, Lăng Bác, phố cổ, Hồ Tây thơ mộng… hay những ngôi chùa linh thiêng có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Cùng với đó, Hà Nội cũng có một địa điểm rất nổi tiếng, giàu bản sắc văn hóa. Nơi đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là nơi được rất nhiều học sinh, sinh viên từ khắp nơi đến cầu thi cử, đỗ đạt. Đó chính là Văn Miếu Quốc Tử Giám – ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Từ năm 1070, Văn Miếu được xây dựng vào năm thần vũ thứ hai đời vua Lý Thánh Tông. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám nằm bên cạnh Văn Miếu. Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam ra đời. Thời kì đầu, trường là nơi chỉ dành riêng cho con vua và con của các bậc quyền quý đại thần theo học nên có tên gọi là Quốc Tử. Người đầu tiên theo học tại đây là hoàng tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên Phi Ỷ Lan. Văn Miếu được vua Lý Anh Tông cho sửa lại vào năm 1156 và chỉ thờ Khổng Tử.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện, mở rộng và cho phép thu nhận cả con của các nhà thường dân học hành xuất sắc.

Chu Văn An được cử làm Quốc Tử Giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) vào đời vua Trần Minh Tông và là thầy giảng dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Ông mất năm 1370, sau đó vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu bên cạnh nơi thờ Khổng Tử.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Nho Giáo rất thịnh hành vào thời Hậu Lê. Vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia đá của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442. Mỗi tấm bia đều được đặt trên lưng rùa. Đời vua Lê Tháng Tông (1460-1497), nhà Lê đều đặn 3 năm một lần tổ chức các khoa thi, tổng cộng có 12 khoa thi.

Các khoa thi hoàn thành xong không phải lúc nào cũng được khắc bia ngay. Có những tấm bia bị hư hỏng, mất mát theo thời gian. Trong lịch sử cũng đá có rất nhiều đợt trùng tu, dựng lại bia lớn, điển hình như năm 1653 – năm Thịnh Đức thứ nhất hay năm 1717 – năm Vĩnh Thịnh thứ 13. Bia vẫn được khắc đều đặn vào cuối Triều Lê, thời Cảnh Hưng.

Vào năm 1802, vua Gia Long đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội. Vì vậy vào thời nhà Nguyễn, Văn Miếu chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành.

Thực dân Pháp đã nã đại bác vào năm 1947 làm đổ sập căn nhà, chỉ còn lại nền và hai cột đá, 4 nghiên đá. Toàn bộ khu Thái Học ngày nay với diện tích 1530m2 được xây dựng trên tổng diện tịc 6150m2.

Cách di chuyển tới Văn Miếu

Văn Miếu có địa chỉ tại 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội và tọa lạc ngay giữa 4 con phố chính gồm phố Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Nếu các bạn xuất phát từ Hồ Gươm, hãy đi theo phố Hàng Bông, đi thẳng sang đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi tiếp tục rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến. Các bạn cũng có thể đặt xe grab, taxi với giá vé rất linh hoạt vì Văn Miếu nằm rất gần với Hồ Gươm.

Nếu di chuyển bằng xe bus, các bạn hãy đi những tuyến sau sẽ có điểm dừng ngay gần khu vực này: 02, 23, 38, 25, 41.

Giá vé vào cửa

Hiện nay, khách du lịch vào tham quan Văn Miếu phải mua vé vào cổng. Giá vé dành cho người lớn là 30.000đ và vé trẻ em là 10.000đ.Đây là mức giá khá rẻ và áp dụng chung cho cả khách Việt Nam và khách nước ngoài.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Thời gian mở cửa

Có một lưu ý là Văn Miếu sẽ mở cửa theo mùa, giờ mở cửa không cố định.

– Thời gian mở cửa theo ngày: Từ thứ 2 đến thứ 6: Mở cửa từ 7:30 đến 18:00;

thứ Bảy, Chủ nhật Văn Miếu mở muộn hơn 30 phút (tức 8:00) và đóng muộn hơn 3 tiếng (21:00).

– Thời gian mở cửa theo mùa: Vào mùa hè ( từ 15/4 – 15/10), Văn Miếu sẽ mở cửa đón khách từ 7:30 và đóng lúc 18:00. Mùa lạnh (từ 16/10 – 14/4 năm sau), du khách có thể đến tham quan Văn Miếu từ 8:00 đến 18:00.

Kiến trúc của Văn Miếu

Lê Quý Đôn đã miêu tả Văn Miếu thời nhà Lê trong cuốn Kiến văn tiểu lục rằng: Cửa Đại Thành Nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng, Tây Vũ và Đông vũ 2 dãy đều 7 gian, cửa nhỏ 1 gian phía sau, điện canh phục gồm 1 gian 2 chái, 2 gian nhà bếp, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, Cánh cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian và có tường ngang. nhà giảng dạy nằm ở phía đông và phía tây, có 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá nằm ở phía tây và phía đông đều ba dãy, mỗi dãy có 25 gian, mỗi gian ở 2 người.

Kiến trúc của toàn bộ Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc của thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên là bốn bức tường được xây bằng gạch vồ.

Ngày nay, kiến trúc Văn Miếu được chia làm ba khu vực chính: Văn Hồ, vườn Giám và cuối cùng là nội tự Văn Miếu.

Văn Miếu môn

Phía trước Văn Miếu môn gồm có tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã(下馬) nằm ở hai bên, đó chính là mốc ranh giới chiều ngang ở phía trước mặt cổng. Thời xưa đã quy định rằng: Dù là công hầu hay khanh tướng, dù cho đi bằng võng lọng hay xe ngựa, cứ hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ từ tấm bia Hạ mã bên này cho tới tấm bia Hạ mã bên kia, sau đó mới được lên lại xe ngựa. Thế mới thấy rằng Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm như thế nào.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Tứ trụ được xây dựng bằng gạch, ở hai trụ giữa được xây cao hơn và có hình hai con nghê chầu vào. Theo quan niệm tâm linh thì đây chính là vật linh thiêng có khả năng nhìn ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ phía ngoài được đắp nổi bốn con chim phượng chắp đuôi vào nhau. Trên tứ trụ có câu đối chữ Hán được tạm dịch là:

Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này

- Công, khanh, sĩ phu xuất thân từ đường này

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Ba chữ Văn Miếu môn được khắc bằng tiếng Hán

Văn miếu môn có ý nghĩa là cổng tam quan phía ngoài. Cổng gồm có ba cửa, cửa ở giữa cao to và được xây 2 tầng. Tầng trên của cửa có ba chữ 文廟門 (Văn miếu môn). Kiến trúc của Văn Miếu môn rất độc đáo. Nhìn bên ngoài cửa tam quan là ba kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất được xây hai tầng, mặt bừng hình vuông, tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới.

Đại Trung môn

Không gian thứ nhất đi từ cổng chính Văn Miếu môn được gọi là khu Nhập đạo, đi theo đường thẳng tới cánh cổng thứ hau là Đại Trung môn. Bên trái ngang hàng với Đại Thành môn là Thành Đức môn, bên phải là Đạt Tài môn. Ngày nay, hai bên là không gian xanh của cây cối và thảm cỏ. Hai bên tả hữu của toàn bộ khu Văn Miếu, cùng với tường ngang của Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông, tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Có hai chiếc hồ hình chữ nhật nằm sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh vật ở đây tạo một cảm giác thanh tịnh, trang nhã.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Cửa Đại Trung môn có kiến trúc 3 gian, xây trên một nền gạch cao, mái lợp ngói mũi hài, gồm hai hàng cột hiên trước và sau, ơt giữa có một cột chống nóc. Một tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung môn.

Khuê Văn Các

Bước qua Đại Trung môn, đi sâu vào phía bên trong, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng môt biểu tượng của thủ đô Hà Nội, đó chính là Khuê Văn Các.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Khuê Văn Các – gác vẻ đẹp của sao Khuê là một lầu vuông gồm tám mái, bốn mái thượng và bốn mái hạ. Khuê Văn Các cao gần chin thước, được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1805. Gác được dựng trên một nền vuông lát gạch Bát tràng cao cân xứng, mỗi bề có chiều dài 6,8m. Phải đi qua ba bậc thang đá mới bước lên được nền vuông này. Khuê Văn Các có kiến trúc rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới có 4 trụ gạch vuông, mỗi trụ dài 1m và trên mặt trụ đều được trạm chỗ hoa văn tinh xảo. Tầng trên có kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng, trừ mái lợp và những phần góc mái được làm bằng chất liệu vôi cát hoặc đất nung có độ bền cao.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Gác Khuê Văn – Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Có hai khoảng trống được chừa lại trên sàn gỗ để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn là diềm gỗ được trạm chổ tỉ mỉ, tinh vi. Bố góc sàn cũng được làm bằng gỗ. Bốn mặt tường của Khuê Văn Các được bịt ván gỗ, mỗi mặt có một cửa tròn có thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Những thanh gỗ và cửa tượng trưng cho sao Khuê và tia sáng của sao. Sát mái phía trên cửa ngoài vào có treo một biển sơn son thếp vàng khắc ba chữ 奎文閣(Khuê Văn Các). Trên mỗi mặt tường gỗ đều được chạm một câu đối chữ Hán. Cả bốn câu đối đều rất có ý nghĩa.

Bia Tiến sĩ, giếng Thiên Quang

Tại Văn Miếu, di tích có giá trị bậc nhất có lẽ là 82 tấm bia Tiến sĩ được dựng ở hai bên của giếng Thiên Quang. Mỗi bên có 41 tấm dựng thành hai hàng ngang, mặt bia quay về phía giếng. Mỗi vườn bia hai bên xây một tòa đình vuông, 4 mặt đều bỏ trống, có nền cao ở giữa, có bệ, cửa trông thẳng xuống giếng. Thời xưa, hàng năm vào xuân thu nhị kỳ, tại Văn Miếu đều làm lễ tế, soạn sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quý danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia, tấm sớm nhất được dựng vào năm 1484, tấm cuối cùng vào năm 1780. Có nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa của tấm bia khác, nhiều tấm bị nứt vỡ phải hàn gắn lại.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Tổng cộng có 82 tấm bia Tiến sĩ

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Bia được đặt trên lưng rùa

Thiên Quang mang ý nghĩa là ánh sáng bầu trời. Người xây dựng đã đặt tên này cho giếng có ý nói là con người đều thu nhận được tinh túy của vũ trụ, tri thức soi sáng, tô đẹp nhân văn. Giếng có hình vuông, quanh giếng được xây hàng lan can cao ngang lưng. Người xưa quan niệm rằng, giếng hình vuông tượng trưng cho đát, cửa tròn Khuê Văn Các tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả đất trời đều tập trung về đây.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Vào những năm thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội, hai vườn bia có lúc hoang tàn, cỏ mọc cao quá đầu người. Ngày nay, hai nhà bia đã được tu sửa lại theo mẫu nhà bia cuối cùng thời vua Tự Đức.

Đại Thành môn

Bước qua cửa Đại Thành, các bạn sẽ bước vào không gian thứ ba, là khu vực chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cửa Đại Thành có kiến trúc 3 gian cùng với hai hàng cột hiên trước và sau, một hàng cột ở giữa. Trên giáp nóc chính giữa có treo một bức hoành khắc 3 chữ 大成門 (Đại thành môn).

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Cánh Cửa Đại Thành là nơi mở đầu cho khu vực của những nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Thất Thập nhị hiền… Đây cũng chính là nơi giảng dạy của trường giám ngày xưa. Đại Thành là một cái tên mang đầy ý nghĩa – cửa của sự thành đạt lớn lao.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Sân của Đại Thành môn rất rộng được lát gạch Bát Tràng. Hai bên là Tả vu và Hữu vu, trước mặt là tòa Đại Bái Đường trang nghiêm, rộng rãi và trải dài suốt chiều rộng của sân. Phía sau Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Thượng Điện nằm ở phía sau có 9 gian, 3 phía xây tường, là nơi kín đáo nên không gian tối hơn Đại Bái. Đây cũng là ý đồ của công trình sư nhằm tạo cho Thượng Điện một không khí trang nghiêm, u tịch. Thượng Điện thờ vị tổ đạo Nho. Có một cái khám và ngai lớn ở chính giữa để trên một bệ xây, trên là bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Những gian khác cũng có bệ xây và cũng có khám, có ngai và bài vị. Bên trái thờ Tăng Tử và Mạnh Tử, bên phải thờ Nhan Tử và Tử Tư. Cả bốn vị đều có tượng gỗ sơn son thếp vàng rất uy nghi.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Một nghi lễ đón rước tiến sĩ về làng đươc tái hiện lại

Đền Khải Thánh

Đền Khải Thánh nằm ở phía sau cùng của Văn Miếu. Để đi từ Đại Thành môn, các bạn có thể đi theo hai con đường lát gạch phía Tả Vu và Hữu vu, hoặc đi từ sau lưng Thượng Điện qua cửa Tam quan.

Cha mẹ Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị được thờ tại đền Khải Thánh. Nửa phần diện tích của khu là phía sân trước, sân bị một con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ tam quan lên chính giữa điện thờ.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Lầu trên của đền nhìn xuống lầu chuông

Kiến trúc của đền Khải Thánh khá sơ sài nhưng vẫn có Tả vu, Hữu vu và điện thờ ở giữa. Xưa đền Khải Thánh vốn là Quốc Tử Giám hay còn được gọi là nhà Thái Học, nơi rèn luyện nhân tài cho nhiều triều đại. Theo như văn tịch thì khu Khải Thánh xưa có 150 gian phòng dành cho giám sinh, hay còn gọi là khu cư xá. Thực dân Pháp đã bắn đại bác phá hủy toàn bộ khu giám sinh vào năm 1946, không còn sót lại một kiến trúc nào.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Sắc phong của nhà vua cho Tiến sĩ được lưu giữ tại đền

Ngày nay hoàn toàn là kiến trúc mới. Toàn bộ mái của đền được lớp hai lớp ngói lót. Các cột giữa nhà và chân đá tảng đặt một tấm chì dày 1,5mm để chống ẩm từ dưới lên. Nền sân được lát gạch có kích thước 30x30x4cm. Xung quanh đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô của khu Thái Học mới hiện nay rất bề thế, trang nghiêm và hài hòa với kiến trúc chung của Văn Miếu. Hiện có rất nhiều những cổ vật con đang được lưu giữ tại đây.

Nhà thái học văn miếu quốc tử giám

Trích văn bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là một địa điểm du lịch mà còn là một nơi để rất nhiều người dân Việt Nam tìm hiểu về cội nguồn, nhớ ơn các bậc hiền tài trong lịch sử đã tạo nên một phần đất nước hiện nay. Hãy một lần đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiểu rõ hơn về biểu tượng của tinh hoa giáo dục, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam các bạn nhé!

Tác giả: Trần Thị Như Quỳnh *Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình Traveloka Go & Share. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://trv.lk/golocal

Văn Miếu khác gì Quốc Tử Giám?

Văn Miếu, rồi Quốc Tử Giám trong lịch sử được gọi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng tên gọi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được là tên gọi cụ thể, chỉ rõ chức năng của từng bộ phận cấu thành nên khu vực này, đó cũng chính là tên gọi chính thức, được dùng từ khi mới thành lập cho đến ngày nay.

Xung quanh Văn Miếu

7. Những địa điểm du lịch gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Những ai được thờ trọng Văn Miếu

Văn Miếu được Vua Lý Thánh Tông cho xây từ mùa thu năm 1070, để thờ Khổng Tử, Chu Công, cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các bậc hiền triết Nho giáo. Sau này, vào năm 1370, khi Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An qua đời, Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử.

Văn Miếu

Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là hồ Văn, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu chủ thể), bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung ...