Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 trang 151

Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu lớp 5 trang 151 SGK tiếng việt lớp 5 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu lớp 5 trang 151, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu lớp 5 trang 151

Giải câu 1 (Trang 151 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Có thể đặt dấu câu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật?

Tôt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI
(Phi Văn Gừng dịch)

Trả lời:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy.

Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ờ trường này”.

Theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI
(Phí Văn Gừng dịch)

– Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

– Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Giải câu 2 (Trang 152 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu nhừn từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc…

Trả lời:

Lớp chúng tôi tổ chức bình chọn “người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có một “gia tài” về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách tập y-ô-ga, sách chơi đàn oóc…

Giải câu 3 (Trang 152 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Trả lời:

1. Mở đầu cuộc họp sáng nay của tổ em, tổ trưởng đưa ra một thông báo hấp dẫn đặc biệt.:

2) “Chủ nhật tuần này lớp tổ chức lên thị xã tham quan công viên nước”.

3) Cả tổ đều xôn xao.

4) Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất.

5) Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù” đủ thứ cả.

Câu 2: Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (là câu trọn vẹn nên dùng kết hợp với dấu hai chấm).

Câu 4 và câu 5: Dấu ngoặc kép đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

(BAIVIET.COM)

Câu 1 (trang 151): Liệt kê các từ ngữ:

a) Chỉ những người thân trong gia đình.

b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học.

c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau:

d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta.

Trả lời

a) cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cô, thím, cậu, mợ, anh, chị, em, cháu, chắt,…

b) thầy giáo, cô giáo, lớp trưởng, bạn bè, bác bảo vệ, cô chủ nhiệm, cô hiệu trưởng, cô phó hiệu trưởng,…

c) phi công, thợ lặn, bộ đội, ca sĩ, tài xế, công an, công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo sư, giáo viên, doanh nhân,…

d) Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Mán, Hơ-mông, Ê-đê, Mơ-nông, Ba-na, Chăm, Khơ-me, Gia-rai,…

Câu 2 (trang 151): Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.

Trả lời

* Quan hệ gia đình

- Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Máu chảy ruột mềm

- Chim có tổ, người có tông

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

- Con có cha như nhà có nóc

- Con hơn cha là nhà có phúc

- Chị ngã, em nâng

- Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

* Quan hệ thầy trò

- Kính thầy yêu bạn

- Tôn sư trọng đạo

- Một chữ là thầy, nửa chữ là thầy

- Không thầy đố mày làm nên

- Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

* Quan hệ bạn bè

- Học thầy không tày học bạn

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

- Buôn có bạn, bán có phường

- Giàu vì bạn, sang vì vợ

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Câu 3 (trang 151): Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người

Trả lời

a) Miêu tả mái tóc : đen nhánh, đen mượt, đen huyền, hoa râm, lơ thơ, mượt mà, mềm mại, xanh mượt, xanh đen, óng ả, thướt tha, đen bóng, bạc phơ,…

b) Miêu tả đôi mắt: mắt bồ câu, đen láy, linh hoạt, lanh lợi, lim dim, mắt lá răm, mắt sáng, xanh trong, sâu thẳm, mắt lồi, mắt híp, mắt lươn, mắt cú vọ,…

c) Miêu tả khuôn mặt: đầy dặn, bầu bĩnh, chữ điền, trái xoan, hồng hào, lưỡi cày, phúc hậu, thanh tú, tàn nhang, cau có, hầm hầm, niềm nở,…

d) Miêu tả làn da: trắng hồng, rám nắng, ngăm ngăm, mịn màng, căng bong, trứng gà bóc, da mồi, da khô, nhăn nheo, bánh mật,…

e) Miêu tả vóc người: cân đối,dong dỏng, thanh mảnh, cao lớn, lực lưỡng, thấp bé, loắt choắt, gầy gò, bé nhỏ, lênh khênh, vạm vỡ, béo phì, ngực nở, lùn tịt,…

Câu 4 (trang 151): Dùng một số từ ngữ vừa tìm được (ở bài tập 3), viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.

Trả lời

      Bà nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Mái tóc bà bạc phơ búi cao sau đầu. Tai bà rất to, dày và rộng, bố em từng nói rằng “những người có đôi tai dày và rộng đều là những người phúc hậu, tốt bụng”. Gương mặt bà đã có nhiều nếp nhăn với những đốm đồi mồi thể hiện tuổi tác đã cao. Hiện rõ nét nhất trên khuôn mặt có lẽ là nụ cười tươi luôn hé ở trên môi bà, mỗi khi bà cười đôi mắt sáng trong kia sẽ nhíu lại trông bà lúc đó thật hiền từ.

Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ – Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 151 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Liệt kê các từ ngữ:

Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

Câu 1 : Liệt kê các từ ngữ:

a) Chỉ những người thân trong gia đình.

b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học.

c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau:

d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta.

a) cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cô, anh, chị, em, cháu, chắt…

b) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy (cô) chủ nhiệm, thầy (cô) giáo, cô văn thư, bác bảo vệ, cô lao công…

c) công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo sư, giáo viên, doanh nhân,…

d) Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Mán, Hơ-mông, Ê-đe, Mơ-nông, Ba-na, Chăm, Khơ-me…

Câu 2 : Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.

* Quan hệ gia đình

– Con có cha như nhà có nóc

– Con hơn cha là nhà có phúc

– Chị ngã, em nâng

–   Anh em như thể tay chân

Quảng cáo - Advertisements

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

* Quan hệ thầy trò

– Không thầy đố mày làm nên

–   Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

* Quan hệ bạn bè

– Giàu vì bạn, sang vì vợ

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Câu 3 : Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người

a) Miêu tả mái tóc : đen nhánh, mượt mà, mềm mại, xanh mượt, xanh đen, óng ả, thướt tha, đen bóng, bạc phơ,…

b) Miêu tả đôi mắt: mắt bồ câu, mắt lá răm, mắt sáng, xanh trong, sâu thẳm, mắt lồi, mắt híp, mắt lươn, mắt cú vọ,…

c) Miêu tả khuôn mặt: chữ điền, trái xoan, hồng hào, lưỡi cày, phúc hậu, thanh tú, tàn nhang, cau có, hầm hầm, niềm nở,…

d) Miêu tả làn da: trứng gà bóc, da mồi, da khô, nhăn nheo, bánh mật,…

e) Miêu tả vóc người: cao lớn, lực lưỡng, thấp bé, loắt choắt, gầy gò, bé nhỏ, lênh khênh, vạm vỡ, béo phì, ngực nở, lùn tịt,…

Câu 4 : Dùng một số từ ngữ vừa tìm được (ở bài tập 3), viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.

Ông ngoại em năm nay vừa tròn 70 tuổi. Ông là bác sĩ quân y đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Mái tóc ông bạc phơ, cắt ngắn. Vầng trán ông cương nghị. Ông cso đôi tai to, dài như tai Phật. Gương mặt ông phúc hậu, lúc ông cười trông ông rất hiền. Răng ông trắng bóng, chưa rụng một chiếc nào. Bạn bè ông nhiều cụ có bộ râu dài đẹp, nhưng ông thì không để râu. Cặp mắt ông lúc nào cũng mở to, ánh lên tinh anh, dịu dàng. Khi đọc báo, ông mới đeo kính.