So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1

Vi sai chống trượt là một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng trên xe ô tô. Vi sai chống trượt có tác dụng giúp tạo sự chênh lệch tốc độ giữa các bánh xe để di chuyển vào khúc cua dễ dàng hơn và thoát lầy nhanh chóng hơn. Vì thế, hãy cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu về chi tiết quan trọng này nhé!

Vi sai chống trượt (hay vi sai hạn chế trượt và LSD – Limited-slip Differential) được thiết kế hình ụ tròn, nằm ở chính giữa cầu sau của xe ô tô. Vi sai chống trượt đảm nhận chức năng điều chỉnh tốc độ quay của từng bánh xe giúp cho xe vận hành êm ái và đảm bảo an toàn hơn.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Vi sai chống trượt ô tô có chức năng điều chỉnh tốc độ quay của từng bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi di chuyển trên đường thẳng thì việc các bánh xe có cùng tốc độ quay sẽ không ảnh hưởng đến độ cân bằng và tính ổn định của xe. Tuy nhiên, sau khi xe vào cua, mỗi bánh xe sẽ có tốc độ riêng để cải thiện khả năng xử lý tình huống và đảm bảo độ bám đường. Qua đó, bánh xe ở phía ngoài góc cua quay nhanh hơn các bánh xe còn lại. Lúc này, nếu không có bộ vi sai chống trượt thì các bánh xe sẽ bị khóa vào nhau, có thể dẫn đến tình trạng trượt bánh gây nguy hiểm cho người dùng.

Cấu tạo của vi sai chống trượt

Bộ vi sai chống trượt bao gồm 2 bộ phận chính là trục truyền động và bánh răng trục, nằm trên trục nối giữa 2 bánh xe. Khi bánh xe trượt quay, bộ vi sai chống trượt sẽ nhận mô men xoắn từ trục truyền động, sau đó phân chia tới từng bánh xe tạo lực hãm ở bán trục. Quá trình này diễn ra giúp phân bổ lực quay phù hợp tới từng bánh xe, tăng hiệu quả bám đường, duy trì vận hành ổn định khi xe đi vào khúc cua hay những đoạn đường trơn trượt.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Vi sai chống trượt gồm bánh răng trục và trục truyền động (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vị trí của vi sai chống trượt

Thông thường bộ vi sai được lắp ở giữa hai bánh xe dẫn động. Cụ thể:

  • Đối với xe dẫn động cầu sau thì bộ vi sai chống trượt được lắp ở vị trí giữa hai bánh xe.
  • Đối với xe dẫn động cầu trước thì bộ vi sai chống trượt thường được tích hợp với lại hộp số.
  • Đối với xe dẫn động hai cầu thì còn có thêm một bộ vi sai khác nữa gọi là bộ vi sai trung tâm, được lắp đặt ở giữa trục các đăng nối cầu trước với lại cầu sau.

Công dụng của vi sai chống trượt

Bộ vi sai chống trượt có cấu tạo tương tự bộ vi sai đơn giản nhưng có thêm ly hợp. Bộ vi sai có nhiệm vụ tạo ra sự chênh lệch tốc độ quay giữa các bánh xe bên trong và bên ngoài, giúp xe không bị trượt bánh khi vào khúc cua.

Tuy nhiên, điều này làm cho khả năng thoát lầy của xe bị giảm. Trong trường hợp, một bánh xe bị rơi vào đường trơn trượt những bánh còn lại vẫn ở trên nền đất tốt thì toàn bộ công suất sẽ được truyền tới bánh xe dưới bùn và những bánh xe còn lại đứng yên nên xe không thể di chuyển được.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Vi sai chống trượt tạo ra sự chênh lệch tốc độ quay giữa các bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để khắc phục tình trạng này, bộ vi sai chống trượt được ra đời. Nếu xảy ra chênh lệch tốc độ quay giữa các bánh xe, ly hợp sẽ đóng lại, vi sai sẽ bị khóa một phần hoặc toàn phần. Qua đó bánh xe ở vị trí trơn trượt sẽ quay chậm lại, bánh xe trên nền đất được truyền lực tới giúp xe có khả năng thoát khỏi đường lầy.

Sử dụng bộ vi sai chống trượt cũng có một số nhược điểm nếu bạn không biết cách dùng đúng đắn. Khi tình trạng mặt đường trơn, xe có thể bị trượt sang bên lề đường. Khi lực bám giữa lốp và mặt đường không đủ lớn để làm trượt ly hợp, vi sai không tạo ra sự chênh lệch tốc độ cần thiết giữa các bánh.

Vi sai chống trượt hầu hết được sử dụng cho xe cầu sau hoặc trên hộp phân phối công suất của một vài mẫu xe truyền động hai cầu. Các bánh xe cầu trước ít sử dụng vi sai này bởi lực cản do ly hợp có thể gây khó khăn cho việc chuyển hướng.

Các loại vi sai chống trượt phổ biến trên ô tô

Căn cứ vào kết cấu và nguyên lý làm việc, bộ vi sai chống trượt có thể chia thành 4 loại như sau:

Bộ vi sai chống trượt sử dụng nối khớp thuỷ lực

Khớp nối thuỷ lực là một ly hợp truyền mômen quay bằng sức cản nhờ vào độ nhớt của dầu để hạn chế sự trượt của vi sai. Mô men quay sẽ được truyền qua bộ lá đĩa ma sát được nối với bán trục mà bộ lá đĩa ma sát ngoài được nối với vỏ vi sai. Theo đó, nhờ vào lực ly tâm của truyền động quay, dầu nhớt bên trong khớp nối thuỷ lực ép đĩa ma sát tạo thành một khối, hạn chế tình trạng bánh xe bị trượt và giữ cân bằng lực kéo ở giữa hay bánh xe dẫn động.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Bộ vi sai chống trượt sử dụng nối khớp thủy lực (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bộ vi sai chống trượt sử dụng nối khớp thuỷ lực xuất hiện phổ biến trên các dòng xe dẫn động 4 bánh, một số xe có động cơ đặt trước (bánh xe chủ động FF) và xe động cơ đặt sau (bánh xe chủ động FR).

Bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn kiểu Torsen

Bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn kiểu Torsen hoạt động nhờ vào lực kéo của mô men được cung cấp từ hộp số đa cấp. Khi xe hoạt động, mô men dẫn động từ bánh răng côn đến bánh răng vành khăn, tiếp đó vi sai truyền lực tới các trục vít của hai bán trục qua vỏ vi sai và các bánh vít.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn kiểu Torsen (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mô men giữa các bánh xe có sự chênh lệch, trục vít và bánh vít sẽ tự khoá, mức độ khoá nhiều hay ít phụ thuộc vào góc nghiêng răng của trục vít và bánh vít. Cụ thể, khi đi vào khúc cua, bánh răng trục và bánh vít sẽ tự khoá để cân bằng tốc độ quay, các bánh xe sẽ quay chậm lại để bám đường hơn. Ngược lại, khi xe chạy trên đường bằng phẳng, mô men xoắn phân phối đều tới hạn bán trục, bánh vít và bánh răng phụ không quay cùng nhau nên không xuất hiện tình trạng tự khoá.

Bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn theo kiểu ma sát lệch trục

Bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn theo kiểu ma sát lệch trục được cải tiến từ cơ cấu chống trượt kiểu Torsen. Cấu tạo của loại vi sai này gồm bánh răng bán trục, vỏ hộp vi sai, bộ bánh răng hành tinh. Độ dài trụ xoắn tại hai đầu của bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn cải thiện sự trượt quay của bánh xe hiệu quả.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Bộ vi sai chống trượt cảm ứng mô men xoắn theo kiểu ma sát lệch trục (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình hoạt động vi sai này tạo ra hai lực ma sát là ma sát giữa đỉnh đầu dài với vỏ hộp vi sai và ma sát giữa đầu bánh răng bán trục với đỉnh đầu ngắn của bánh răng hành tinh. Nhờ cơ chế hoạt động này mà khả năng kìm hãm bánh răng bán trục và hộp vi sai hiệu quả, cân bằng mô men quay và giúp xe vượt qua đoạn đường trơn trượt tốt hơn.

Bộ vi sai chống trượt loại nhiều đĩa

Bộ vi sai chống trượt loại nhiều đĩa được cấu tạo từ nhiều loại lò xo nén hình trụ được lắp giữa hai bánh răng bán trục. Nhờ vậy giúp giữ các vòng đệm chặn ép vào các tấm đĩa ma sát. Nếu các bánh xe quay quay càng mạnh thì lực ép lò xo lên đĩa ma sát càng lớn, bộ vi sai chống trượt sẽ hoạt động hiệu quả giúp xe vượt qua địa hình xấu dễ dàng hơn.

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1
Bộ vi sai chống trượt loại nhiều đĩa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và quan trọng nhất về vi sai chống trượt ô tô. Thông qua công dụng và các loại vi sai trên thị trường, hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về chi tiết này lựa chọn loại vi sai phù hợp với xe của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


  • Đại lý Honda Mỹ Đình: https://hondaotomydinh.vn/
  • Fanpage: Honda Ôtô Hà Nội – Mỹ Đình
  • Youtube: Honda Ôtô Hà Nội – Mỹ Đình
  • Hotline: 037 583 7979

So sánh 2 bánh chủ động và 1banh1

Với những chiến lược đầu tư và kinh doanh đúng đắn, Honda Ôtô Mỹ Đình tự hào được đánh giá là một trong các nhà phân phối uy tín nhất hiện nay. Honda Ôtô Mỹ Đình luôn cam kết phục vụ quý khách hàng theo phong cách chuyên nghiệpnhằm mang đến các dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của quý vị.