So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Gỗ tần bì (ash), gỗ sồi (oak) và gỗ cao su là 3 loại gỗ có giá cả thích hợp và phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Tuy là 3 loại gỗ hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được 3 loại gỗ này, vì vậy mà khách hàng thường sẽ bối rối và hoang mang khi đi chọn lựa đồ gỗ nội thất.

Đôi khi khách hàng sẽ rơi vào tình trạng nhầm lẫn khi muốn mua gỗ sồi nhưng lại nhầm sang gỗ tần bì hay gỗ cao su…chưa kể đến nhiều nơi bán hàng còn cố tình “đánh tráo” khái niệm giữa các loại gỗ để nhằm trục lợi.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

1. Gỗ Tần bì (Ash)

Gỗ tần bì được lấy từ cây tần bì có tên khoa học là Fraxinus và viết tắt là Ash, thuộc loài thực vật thân gỗ có hoa thuộc họ ô liu. Tần bì thuộc loại lá rụng, phân bố khắp thế giới nhưng chủ yếu là ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên về giá thành thì gỗ tần bì không quá đắt mà khá phù hợp với túi tiền của mọi người và gỗ tần bì cũng có giá rẻ hơn gỗ sồi.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Đặc điểm gỗ tần bì:

  • Mềm hơn gỗ sồi, chịu lực nén tốt, ít bị biến dạng hơn.
  • Dát gỗ có màu nhạt đến gần trắng, gỗ tần bì sáng màu hơn gỗ sồi.
  • Vân gỗ thẳng, mịn, bề mặt gỗ láng nhẵn.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

2. Gỗ sồi (Oak)

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Tương tự như gỗ tần bì, gỗ Sồi tên tiếng anh gọi là Oak là loại gỗ được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ và các nước châu Âu như Anh, Thụy Điển. Trên thị trường hiện nay có 2 loại là gỗ sồi trắng và sồi đỏ. Màu gỗ sồi tuy sáng nhưng vẫn sậm màu hơn so với gỗ tần bì. Gỗ sồi được sử dụng phổ biến trong ứng dụng nội thất vì độ bền và đẹp, đây cũng là loại gỗ đắt nhất trong 3 loại gỗ trên.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Đặc điểm gỗ sồi:

  • Khả năng chịu lực tốt, gỗ cứng, chắc và nặng.
  • Lõi gỗ chống mối mọt, độ bền cao.
  • Vân gỗ sẫm màu và bị đứt quãng chứ không mượt như tần bì.
  • Dễ bị biến dạng khi phơi hoặc sấy.

3. Gỗ cao su

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Gỗ cao su cũng là một loại gỗ phổ thông giá rẻ và là loại gỗ thân thiện với môi trường. Loại gỗ này được trồng và khai thác tại Việt Nam nên không cần nhập khẩu từ nước ngoài. Gỗ cao su thường được sử dụng nhiều đối với bàn ghế gỗ,… Về giá thành, gỗ cao su cũng là loại gỗ không kén chọn vì phù hợp với mọi người và rẻ hơn gỗ sồi và gỗ tần bì.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Đặc điểm gỗ cao su:

  • Không thấm nước.
  • Bền bỉ và dẻo dai, có thể uốn cong mà không gãy. Tuy nhiên gỗ cao su không bền bằng gỗ sồi.
  • Màu sắc ánh vàng đa dạng từ xám đến nâu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về 3 loại gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay. Se Sẻ mong rằng với những thông tin trên thì khách hàng đã phần nào hiểu được về 3 loại gỗ này và có thêm mẹo nhỏ để phân biệt chúng với nhau.

Bạn đang băn khoăn không biết nên mua gỗ sồi hay gỗ cao su? Loại nào tốt hơn? Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi gỗ sồi và gỗ cao su loại nào tốt? Ưu và nhược điểm của gỗ sồi và gỗ cao su qua bài viết sau nhé.

1. Gỗ sồi và gỗ cao su non loại nào tốt?

Gỗ sồi và gỗ cao su non loại nào tốt? Để so sánh được chất lượng giữa gỗ sồi và gỗ cao su bạn cần căn cứ vào những tiêu chí sau:

1.1. Tính thẩm mỹ, độ bền

– Gỗ cao su: Có đường vân không được đẹp và đa dạng như gỗ sồi. Gỗ cao su có màu vàng nhạt. Đa phần gỗ cao su được ghép từ nhiều loại phôi với nhau nên có đường vân gỗ không thống nhất với nhau. Gỗ cao su có trọng lượng nhẹ nên thích hợp trong thiết kế đồ nội thất.

– Gỗ sồi: Đường vân của gỗ sồi đa dạng, màu sắc sáng đẹp. Gỗ sồi thuộc nhóm VII dễ dàng thi công và bắt vít.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

1.2. Ứng dụng

Xét về ứng dụng thì cả gỗ sồi và gỗ cao su đều được dùng trong thiết kế đồ nội thất. Hai loại gỗ này thường được dùng để thiết kế: Cầu thang, bàn ghế, giường, bàn thờ, tủ bếp, ốp sàn nhà, ốp tường…

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

1.3. Độ nặng và khả năng chống mối mọt

Gỗ sồi và gỗ cao su loại nào tốt? – Gỗ cao su: Đây là loại gỗ tự nhiên nên không có khả năng chống mối mọt. Tuy nhiên, gỗ cao su sau khi qua quá trình tẩm sấy có thể chống mối mọt. Loại gỗ tự nhiên này giúp chống nước và chống ẩm tốt.

– Gỗ sồi: Gỗ sồi trắng chứa hàm lượng lớn tinh dầu Tanin chống mối mọt tốt. Trọng lượng của gỗ sồi nhẹ nên cầm chắc tay, dễ dàng vận chuyển và an toàn khi sử dụng.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

1.4. Giá thành

Xét theo tiêu chí giá thành thì gỗ sồi có giá cao hơn so với gỗ cao su một chút. Loại gỗ này được nhập từ Châu Âu và Châu Mỹ. Đường vân đẹp, chống mối mọt nên được ưa chuộng để làm đồ nội thất hơn so với gỗ cao su. Còn gỗ cao su được trồng phổ biến ở nước ta, vì vậy giá thành rẻ nên khó có thể so sánh được với gỗ sồi.

Vậy nên dùng gỗ sồi hay gỗ cao su? Xét về giá thành và chất lượng thì gỗ cao su không bằng được gỗ sồi. Tuy nhiên, gỗ cao su được ưa chuộng với công nghệ sấy hiện đại và giá thành hợp lý. Gỗ sồi có đường vân đẹp, thích hợp với gia đình có nhu cầu cao. Đồ nội thất từ gỗ sồi thích hợp với thiết kế đồ nội thất văn phòng sang trọng và hiện đại.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

Tìm hiểu thêm:

  • Gỗ sồi Nga có bền không, giá bao nhiêu tiền một khối?
  • Gỗ sồi tiếng anh là gì? Từ điển một số tên loại gỗ trong tiếng anh
  • Gỗ sồi bao nhiêu tiền một khối? Bảng giá cập nhật liên tục

2. Ưu và nhược điểm của gỗ sồi, gỗ cao su

2.1. Gỗ sồi

Ưu điểm:

– Được dùng để thiết kế bàn ghế ăn, giường tủ, kệ… Thớ gỗ màu trắng, độ bền cao, đường vân sáng đẹp và có màu sắc hiện đại.

– Chất gỗ cứng và nhẹ, có khả năng chịu lực nén tốt, gỗ sồi không bị mối mọt khi xử lý.

– Có khả năng chịu lực uốn xoắn thường và bám dính tốt.

– Tế bào gỗ sồi có cấu trúc dạng tre liên kết chặt chẽ với nhau và không bị thấm nước.

Nhược điểm:

Đây là loại gỗ khô chậm, khi phơi ngoài trời nắng nóng và nhiệt độ cao có thể bị cong vênh hay nứt. Trong điều kiện thời tiết ẩm hoặc ngấm nước gỗ sồi sẽ bị giãn nở không thể kiểm soát được.

So sánh gỗ sồi gỗ cao su

2.2. Gỗ cao su

Ưu điểm:

– Dễ uốn, chất dẻo và có tính đàn hồi tự nhiên.

– Không bị gãy nứt và không bị ngậm nước trong mọi điều kiện khác nhau.

– Thích hợp để sản xuất bàn ghế, ván ghép, tủ sạch…

– Màu sắc đa dạng như sáng, nâu, vàng nhạt…

– Được phủ lớp UV và 2K tạo bóng giúp gỗ đẹp hơn.

– Thân thiện với môi trường, ngay cả khi đốt cháy cũng không gây độc hại.

Nhược điểm:

– Có độ bền kém hơn so với những loại gỗ khác. Vì gỗ cao su là cây công nghiệp ngắn ngày nên kết cấu chưa được hoàn hảo.

Nhìn chung cả gỗ sồi và gỗ cao su đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng và chi phí mà bạn hãy chọn cho mình loại gỗ phù hợp nhất. Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được cho mình thắc mắc gỗ sồi và gỗ cao su loại nào tốt?