So sánh windows defender va avast tren win 10

Là một phần mềm diệt vi-rút miễn phí được tích hợp sẵn trên mọi PC hệ Windows, phiên bản Microsoft Defender hiện tại là phiên bản tốt nhất từng thấy. Microsoft Defender sẽ đủ tốt trong việc cung cấp khả năng bảo vệ nếu bạn không lưu trữ thông tin cá nhân trên PC — nhưng lại không thể giữ an toàn đối với các tệp nhạy cảm nếu bạn lưu trữ những tệp này trên thiết bị của mình.

Sau vài tuần kiểm thử dịch vụ, tôi nhận thấy phần mềm diệt vi-rút miễn phí của Microsoft không được cập nhật thường xuyên để có thể đảm bảo an toàn trước các mối đe dọa mới nhất. Bạn cần sử dụng Microsoft Defender cùng một phần mềm diệt vi-rút khác để được bảo vệ hoàn toàn. Tôi đã kiểm thử nhiều tùy chọn miễn phí và trả phí khác nhau để xem dịch vụ nào cung cấp khả năng bảo vệ chống phần mềm độc hại hàng đầu mà không làm chậm PC.

Ngạc nhiên thay, một số phần mềm diệt vi-rút miễn phí thậm chí còn hoạt động tốt hơn cả Microsoft Defender. Norton 360 vượt trội hơn đối thủ nhờ công cụ diệt vi-rút mạnh mẽ, các tính năng bảo mật web và tính năng bổ sung như VPN và trình quản lý mật khẩu — Microsoft Defender lại không cung cấp tính năng nào trong số đó. Ngoài ra, bạn thậm chí có thể dùng thử Norton 360 không lo rủi ro trong 60 ngày với chính sách đảm bảo hoàn tiền!

Dùng thử Norton trên Windows không lo rủi ro!

  1. Norton 360 – Lựa chọn thay thế số 1 cho Microsoft Defender với công cụ diệt vi-rút mạnh mẽ, các tính năng bảo mật dành riêng cho Windows, tường lửa, VPN và nhiều tính năng khác. Đi kèm chính sách đảm bảo hoàn tiền trong 60 ngày.
  2. McAfee – Bảo vệ chống phần mềm độc hại nâng cao và bảo mật trực tuyến dành cho Windows nhưng một số tính năng hàng đầu lại bị hạn chế đối với riêng khách hàng Hoa Kỳ.
  3. TotalAV – Bảo vệ chống phần mềm độc hại tuyệt vời dành cho PC, máy tính xách tay và máy tính bảng hệ Windows, sau năm đầu tiên mức giá tăng đáng kể.
  4. iolo – Bảo vệ chống malware cấp cao và các công cụ tinh chỉnh phần mềm, nhưng làm chậm PC đáng kể trong quá trình quét.
  5. Bitdefender – Chặn mọi loại phần mềm độc hại phức tạp nhắm vào Windows nhưng các gói cao cấp có mức giá hơi cao.

Dùng thử Norton dành cho Windows ngay!

Trước đây được biết đến là Windows Defender, Microsoft Defender đã cải tiến đáng kể trong những năm gần đây. Phần mềm này hiện đi kèm với tính năng phát hiện mối đe dọa theo thời gian thực cũng như tường lửa và kiểm soát dành cho phụ huynh. Tôi đặc biệt thích việc phần mềm này được cài đặt sẵn trên Windows 10 và 11, do đó Microsoft Defender có thể bắt đầu hoạt động ngay khi bạn khởi động máy tính.

Tôi muốn đưa Microsoft Defender vào một loạt cuộc kiểm thử bao quát và xem phần mềm này đáp ứng yêu cầu ở mức nào so với các đối thủ diệt vi-rút cạnh tranh. Tôi đã vô cùng ấn tượng khi thấy rằng Microsoft Defender chặn khoảng 99,5% đến 100% phần mềm độc hại theo thời gian thực. Nhưng đáng tiếc, đó là tất cả những gì tôi có thể tin tưởng ở phần mềm này.

Tôi thấy tường lửa và tính năng kiểm soát dành cho phụ huynh chưa đủ tốt. Việc định cấu hình tường lửa quá phức tạp và tính năng kiểm soát dành cho phụ huynh chỉ hoạt động nếu con bạn có tài khoản Microsoft riêng. Tuy nhiên, mối quan ngại lớn nhất của tôi là Microsoft không thường xuyên cập nhật phần mềm của mình khiến tính năng bảo vệ theo thời gian thực gần như không có tác dụng. Microsoft Defender không thể bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công an ninh mạng mới nhất nếu không có các bản cập nhật thường xuyên. Tôi cũng thấy rằng PC hệ Windows của tôi có thể gặp sự cố khi Microsoft phát hành bản cập nhật. Trước đây, điều này đã khiến PC của tôi bị sập đột ngột khi đang quét.

Mặc dù Microsoft Defender đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Đơn giản thôi, bạn không nên dựa hoàn toàn vào Microsoft Defender để bảo vệ PC của mình. Bạn sẽ an toàn hơn nhiều nếu đầu tư vào một phần mềm diệt vi-rút mạnh mẽ hơn nếu bạn lưu các tệp cá nhân hoặc tệp nhạy cảm trên thiết bị Windows của mình.

Rất tiếc là không — Microsoft Defender không đủ để tự mình bảo vệ PC của bạn. Tôi và nhóm của mình đã thử nghiệm Microsoft Defender một cách kỹ lưỡng trong vài tuần, kiểm tra tỷ lệ phát hiện malware theo thời gian thực, mức độ dễ sử dụng, tác động lên hệ thống, v.v. Mặc dù kết quả khá khả quan nhưng Windows Security vẫn thiếu sót ở những lĩnh vực quan trọng, có thể khiến thiết bị Windows của bạn gặp phải các mối đe dọa nghiêm trọng.

Về khía cạnh bảo vệ chống malware, Microsoft Defender ít có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa mới nhất — tỷ lệ phát hiện 98%, thấp hơn so với tỷ lệ phát hiện 100% của Norton. Việc Microsoft Defender không cập nhật thường xuyên có nghĩa là không phải lúc nào phần mềm này cũng có thể xử lý các mối đe dọa mới nhất, khiến thiết bị của bạn gặp rủi ro. Microsoft Defender cũng không cung cấp tính năng bảo vệ chống ransomware (phần mềm tống tiền), đây là một vấn đề quan trọng giữa lúc các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền đang gia tăng. Chỉ riêng điều này thôi đã là một lý do chính đáng để lựa chọn một giải pháp diệt virus cao cấp.

Microsoft Defender cũng thiếu các tính năng bổ sung do trình diệt virus cao cấp cung cấp. Một dịch vụ như Norton có các tính năng bảo mật và quyền riêng tư nâng cao như trình quản lý mật khẩu, VPN, lưu trữ đám mây, hỗ trợ đa nền tảng, v.v. Mặc dù Microsoft Defender đi kèm tường lửa và tính năng kiểm soát của phụ huynh, nhưng lại thiếu các tính năng nâng cao mà một giải pháp cao cấp như Norton tích hợp theo mặc định.

So sánh windows defender va avast tren win 10

Microsoft Defender không phải là trình diệt virus nhiều tính năng nhất nhưng có giao diện đẹp mắt

Mặc dù đang được cải thiện, nhưng Microsoft Defender thậm chí còn chưa đạt đến tầm trình diệt virus cao cấp. Các dịch vụ như Norton, McAfee và TotalAV chuyên bảo vệ các thiết bị khỏi malware — không chỉ PC Windows của bạn. Microsoft Defender vẫn tốt hơn là không sử dụng biện pháp bảo vệ nào, nhưng bạn nên coi đây là biện pháp bảo vệ tạm thời trong khi tìm kiếm bộ phần mềm diệt virus toàn diện hơn làm giải pháp lâu dài.

Dùng thử Norton trên Windows không rủi ro

  1. Mở menu Windows Security. Bạn có thể tìm thấy menu này trong ứng dụng Windows Security trên PC của mình.
    So sánh windows defender va avast tren win 10
  2. Tìm đến mục Bảo vệ chống virus & mối đe dọa (Virus & threat protection). Nhấp vào ô Virus & threat protection để truy cập menu quét virus.
    So sánh windows defender va avast tren win 10
  3. Mở menu Tùy chọn quét (Scan options). Nhấp vào Scan options để xem các chế độ quét virus khác nhau mà Microsoft Defender cung cấp.
    So sánh windows defender va avast tren win 10
  4. Chọn kiểu quét. Bạn có thể làm điều đó bằng cách chọn nút bên cạnh kiểu quét mà bạn muốn thực hiện.
    So sánh windows defender va avast tren win 10
  5. Bắt đầu quét. Nhấp vào Quét ngay (Scan now) để bắt đầu quét và Microsoft Defender sẽ lo phần còn lại cho bạn.
    So sánh windows defender va avast tren win 10

Đó là tất cả những gì bạn cần làm! Các kiểu quét khác nhau mất thời gian khác nhau tùy theo số lượng tệp cần phải quét, cũng như tốc độ hệ thống của bạn. Sau khi quét, Microsoft Defender sẽ cho phép bạn cách ly hoặc xóa các mối đe dọa đã phát hiện khỏi hệ thống của mình.

1. Norton 360 – Phần mềm diệt vi-rút tốt nhất cho Windows 10 và 11

Enemali là một cây viết công nghệ quan tâm đến các công ty khởi nghiệp và an ninh mạng. Anh thích tổng hợp nội dung nhằm thúc đẩy một mạng internet cởi mở và an toàn.