Thở dài là gì, Tình cách người hay thở dài

Thở dài là gì?

  • Thở dài là thở vào sâu và thở ra chậm. Nó có thể là một cách để thư giãn, giải tỏa căng thẳng và làm chậm nhịp tim. Thở dài cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh lý, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh tim và trầm cảm.

Tình cách người hay thở dài:

  • Người hay thở dài thường là người có tính cách hướng nội, trầm lắng, ít nói. Họ thường suy nghĩ nhiều, lo lắng và dễ bị căng thẳng. Những cảm xúc này có thể dẫn đến việc thở dài để giải tỏa căng thẳng và bình tĩnh bản thân.
  • Ngoài ra, người hay thở dài cũng có thể có tính cách hơi bi quan, tiêu cực. Họ thường nhìn vào mặt xấu của mọi thứ và dễ dàng nản chí. Điều này có thể khiến họ dễ bị căng thẳng và thở dài.
  • Một số người có thể thở dài do vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh tim, hoặc trầm cảm. Trong những trường hợp này, thở dài là một triệu chứng của bệnh lý và cần được điều trị.

Cuộc sống do chính mình làm ra, hạnh phúc là do chính mình tìm kiếm. Người có tấm lòng hẹp hòi, luôn so đo tính toán sẽ không có một cuộc sống tự do như ý, một chút chuyện nhỏ mà luôn cảm thấy không vui vẻ và bất bình trong tâm, họ thường phàn nàn và thở dài, thói quen than thở là một thói quen không tốt.

Có câu: “Một tiếng thở dài hơn nghèo ba năm”, những người thường xuyên thở dài sẽ khiến vận may của mình ngày một giảm đi, dễ chiêu mời những điều bất hạnh, xui xẻo.

Những người hay thở dài thường là vì bất bình trong lòng, điều này sẽ tạo ra luồng khí xấu xung quanh họ. Ngoài ra, thở dài cũng sẽ làm cạn kiệt sức sống của cơ thể con người, mỗi tiếng thở dài sẽ khiến bạn thiếu tự tin hơn.

Làm sao một người không có tinh thần chiến đấu và niềm tin có thể hạnh phúc. Vì vậy, đừng thở dài. Khi tình hình tồi tệ hơn, bạn càng phải mạnh mẽ và giữ vững niềm tin của mình.

Thở dài là gì, Tình cách người hay thở dài

Ảnh minh họa.

Người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo, những người suy nghĩ tích cực, vận khí sẽ ngày càng tốt. Thái độ tốt sẽ mang đến những vận may bất ngờ, thái độ bi quan càng ít, vận khí ngày càng nhiều.

Cổ nhân răn: “Tu một cái miệng phú quý, hưởng một đời giàu có”.

Nếu một người muốn giàu có, trước hết người đó phải có một trái tim giàu có. Trong cuộc sống, nhiều người luôn tự cho mình là nghèo, nhưng họ không biết rằng càng kêu mình nghèo thì họ sẽ càng nghèo hơn.

Vì vậy, người ta càng khóc lóc vì nghèo sẽ càng làm tổn hại đến vận khí. Đây là biểu hiện của tâm lý tiêu cực, tâm lý này sẽ khiến bạn ngày càng bần cùng, khó khăn. Do đó, hãy hạn chế than vãn bản thân nghèo khó và kém may mắn.

Ngày xưa, có một ông lão đến trước mặt thầy sư, vừa khóc lóc vừa than vãn rằng: “Thầy tôn kính, tại sao con cố gắng hết sức mà vẫn không thể đạt được thành công như mong đợi?”

Thầy sư nở nụ cười: “Đó là vì ông không hiểu thế nào là cho đi, không hiểu thế nào là phó xuất”.

Ông lão nói: “Đó là vì tôi không có tiền, lấy gì mà cho đi, lấy gì mà phó xuất? Tôi thực sự không có gì cả”.

Thiền sư đáp: “Một người dù không có tiền vẫn có thể làm 5 việc thiện này:

Đầu tiên, “mặt thiện”, hòa đồng và thân thiện với mọi người.

Thứ hai, “khẩu thiện”, nói lời tử tế, dễ chịu, động viên, khen ngợi người khác.

Thứ ba, “tâm thiện”, đối xử chân thành với mọi người và không làm những điều xấu xa.

Thứ tư, “mắt thiện”, nhìn mọi người bằng con mắt nhân hậu, khám phá những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.

Thứ năm, “hành động thiện”, dùng hành động để giúp đỡ người khác”.

Một người dù nghèo khó đến đâu, nếu làm được năm việc thiện này, cuộc đời của họ sẽ dần thay đổi. Những người không sẵn sàng làm điều tốt cho người khác sẽ không bao giờ trở nên giàu có.

Ảnh minh họa.

Một người suốt ngày than vãn, kể lễ về sự nghèo đói của bản thân, luôn ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân, cuối cùng họ lại càng ngày càng trở nên nghèo khó và không có gì trong đời.

Trong tâm dung chứa điều gì miệng sẽ nói ra điều đó. Miệng nói điều gì sẽ thu hút điều đó. Do vậy, không nên than vãn khó khăn, nghèo khổ, bởi đây là một hành vi thiếu khôn ngoan. Hãy tự nuôi dưỡng cho bản thân mình một cái miệng giàu có, phú quý, cố gắng chăm chỉ hết mình, đến một ngày cuộc sống của bạn sẽ cải thiện hơn lên.

Thay vì tốn thời gian để phàn nàn, tại sao bạn không tìm cách giúp mình thoát khỏi khó khăn? Ngôn ngữ có thể thay đổi vận mệnh của con người. Những lời chúng ta thường nói rất có thể trở thành lời tiên tri về số phận của chúng ta. Bất kể cuộc sống hiện tại của chúng ta có hài lòng hay không, điều quan trọng nhất là trạng thái tâm hồn của chúng ta có tích cực hay không.

SKĐS – Khi đang đi ô tô hay xe máy, nếu nghe thấy tiếng nổ khác thường đàn ông sẽ dừng lại để tìm hiểu vì sao động cơ lại có tiếng nổ lạ tai thế. Vậy nhưng khi phụ nữ thở dài, nhiều ông chồng lại rất dửng dưng. Tại sao đàn ông coi tiếng nổ khác thường của cái xe hơn nhịp thở khác thường của vợ?

Thở dài là gì, Tình cách người hay thở dài

Tiếng thở dài của phụ nữ thường thể hiện cảm xúc tiêu cực, bày tỏ sự mệt mỏi hoặc căng thẳng. Ảnh minh họa

Vợ chồng anh Thành đã lấy nhau được 15 năm. Từ số vốn hồi môn ngày cưới của gia đình nhà gái cho cô dâu, anh Thành đã thành lập công ty xây dựng. Ban đầu chỉ nhận sửa chữa và xây dựng các công trình nhỏ, sau khi có thêm vốn liếng, anh Thành bắt đầu nhận các công trình xây dựng lớn hơn, thậm chí vươn ra cả lĩnh vực thi công cầu, đường.

Tiền thân là dân công trường nên anh Thành có thói quen ăn nói bỗ bã, nóng tính lên thì vợ con chửi tất khiến nhiều lần vợ anh là chị Phương bị mất mặt trước anh em bạn bè. Chị Phương đã nhiều lần lựa lời góp ý với chồng nhưng không ăn thua, anh Thành vẫn chứng nào tật nấy. Chưa kể thi thoảng rượu say về, anh Thành lại nhiếc móc chị Phương là "gài" anh có bầu trước để anh phải cưới "chạy bụng".…mà không hề nghĩ đến nếu không có vàng và tiền hồi môn của chị Phương, có lẽ anh Thành giờ vẫn chỉ là anh kỹ sư làm công ăn lương cho một công ty xây dựng nào đó.

Những lúc như thế, chị Phương chỉ biết nuốt cay đắng vào lòng nhưng những giọt nước mắt tủi hờn và những tiếng thở dài như cơn gió mùa đông bắc làm buốt giá tâm can thì chị không giấu được. Ai trong nhà từ các con đến người giúp việc đều thi thoảng lại nghe thấy tiếng thở dài của chị Phương, chỉ có anh Thành là không nghe thấy hoặc có nghe thấy, anh Thành cũng không bận tâm. Vì thế, chị Phương dù sống trong sự xa hoa, tiền tiêu không phải nghĩ nhưng gương mặt luôn u sầu, héo hắt.

Thở dài là gì, Tình cách người hay thở dài

Khi phụ nữ thở dài, nhiều ông chồng lại rất dửng dưng. Ảnh minh họa

Mỗi khi có dịp tụ tập bạn bè, tác giả bài viết này thường hỏi cánh đàn ông hai câu hỏi. Câu thứ nhất: "Có bao giờ anh nghe thấy vợ hay bạn gái của anh thở dài không?". Với câu hỏi này, nhiều người khá lúng túng, đa phần trả lời "không để ý nên không biết" hoặc "hình như có nghe thấy vài lần".

Câu hỏi thứ hai là: "Khi nghe thấy vợ hay bạn gái thở dài, anh làm gì?". Câu trả lời phần đa là "không làm gì cả vì không quan trọng lắm".

Vậy đó, tiếng thở dài của phụ nữ thường thể hiện cảm xúc tiêu cực, bày tỏ sự mệt mỏi hoặc căng thẳng. Phụ nữ càng thở dài nhiều càng chứng tỏ tinh thần của họ đang ở trạng thái không ổn định nhất. Đặt vào trường hợp cánh đàn ông đang đi ô tô hay xe máy trên đường, nếu nghe thấy tiếng nổ khác thường đàn ông sẽ dừng lại để tìm hiểu vì sao động cơ lại có tiếng nổ lạ tai thế. Vậy nhưng khi phụ nữ thở dài, nhiều ông chồng lại rất dửng dưng. Tại sao đàn ông coi tiếng nổ khác thường của cái xe hơn nhịp thở khác thường của vợ?

Đàn bà tôn thờ sự bình yên. Nếu có dấu hiệu bất ổn là họ lo lắng và tiếng thở dài sẽ bật ra ngay tức khắc. Tiếng thở dài của đàn bà là phản ánh cảm xúc tiêu cực trung thực nhất. Vì vậy, đàn ông hãy lắng nghe và hãy thôi vô tâm với tiếng thở dài của bạn gái hay bạn đời của mình. Những lúc nghe thấy như thế, đàn ông đừng gạn hỏi người phụ nữ của mình câu hỏi "vì sao?" mà hãy dành câu hỏi này cho chính mình để tìm cách khắc phục và sửa đổi.