Ví dụ về chiến dịch truyền thông

Chiến lược truyền thông sản phẩm mớilà yếu tố quyết định tác động nhiều nhất đến sự thành công của quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó còn khá nhiều tác động đến từ công tác bán hàng, dịch vụ khách hàng... Cùng 1BOSS đi sâu vào tìm hiểu 5 ví dụ thành công cho chiến dịch truyền thông ra mắt sản phẩm mới trong bài viết sau nhé!


Xem thêm một số bài viết liên quan:

  • Tổng hợp 12+ cách giữ chân khách hàng khôn khéo đẩy mạnh doanh thu
  • Tiết kiệm 5 khoản chi phí nếu sử dụng phần mềm quản lý khách hàng
  • Email Marketing là gì? Quản lý chiến dịch email marketing trên phần mềm

Giới thiệu chung về chiến lược truyền thông sản phẩm mới

Chiến lược truyền thông sản phẩm mới là gì?

Chiến lược truyền thông là một chuỗi các hoạt động nhằm truyền tải thông tin, lợi ích sản phẩm mới của doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt đến công chúng nhằm xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đi vào tâm trí khách hàng. Từ đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chiến lược truyền thông hay còn gọi là chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới, thông thường gồm có 2 phần chính:

  • Chiến lược nội dung: Chiến lược này muốn gửi gắm thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng. Dựa trên những điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khác trên thị trường, chiến lược thuyết phục người mua và khuyến khích họ tiêu dùng. Các hình thức truyền tải thông điệp qua nội dung cũng rất đa dạng. Có thể hiện qua bao bì sản phẩm hình ảnh âm thanh của TVC quảng cáo hay các thiết kế trên các phương tiện truyền thông khác như áp phích, tờ rơi,…
  • Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông: Sau khi đã hoàn tất việc lên ý tưởng nội dung truyền tải thông điệp sản phẩm phim việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp cũng rất quan trọng. Các nhà hoạch định chiến lược truyền thông cần cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp với đối tượng sử dụng sản phẩm, hình thức truyền thông sao cho vừa đạt hiệu quả như mong muốn vừa tiết kiệm chi phí.

Ví dụ về chiến dịch truyền thông

5 giai đoạn xây dựng chiến lược truyền thông sản phẩm mới

Nhìn chung mọi chiến lược ra mắt sản phẩm đều phải trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xác định rõ đối tượng truyền thông hướng đến: Đây là giai đoạn quan trọng có vai trò định hướng chiến lược.
  • Giai đoạn 2: Xây dựng mục tiêu của chiến dịch truyền thông: Các con số cả cụ thể hóa thì giai đoạn này càng hiệu quả.
  • Giai đoạn 3: Nghiên cứu thói quen truyền thông khách hàng: Việc nghiên cứu này giúp lựa chọn loại hình truyền thông để tiếp cận một lượng khách hàng tối đa trong khoảng thời gian nhất định. 
  • Giai đoạn 4: Xác định thị trường, địa điểm, thời điểm quảng cáo sản phẩm và thương hiệu, tần suất quảng cáo….
  • Giai đoạn 5: Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông.

5 ví dụ về chiến lược truyền thông sản phẩm mới thành công

1. Chiến lược ra mắt dịch vụ của Airbnb

Airbnb là startup nổi tiếng về lĩnh vực kết nối người có nhà hay căn hộ trống với những người có nhu cầu thuê. Điểm khác biệt của dịch vụ nằm ở chỗ thay vì trải nghiệm truyền thống tại khách sạn thì những trải nghiệm về chỗ ở sẽ tập trung khách trọ cùng cơ hội kết nối qua mạng xã hội. Với cách làm này, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng cuộc sống của người bản địa. 

Startup này lựa chọn cách thức truyền thông hướng đến mục tiêu tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ. Giá trị thương hiệu được lan tỏa bởi chính những người đã từng sử dụng dịch vụ. 

Ví dụ về chiến dịch truyền thông

Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ là yếu tố cốt lõi của chiến dịch này 

Airbnb Neighborhood là nơi dành cho những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ viết nội dung chia sẻ trải nghiệm. Chiến lược và chi phí marketing này được đánh giá khác khả quan vì không mất nhiều chi phí lại xây dựng được niềm tin tưởng cho người tiêu dùng.

2. Chiến lược truyền thông của Paypal

Paypal là nhà kinh doanh dịch vụ đã trải qua nhiều chiến lược truyền thông trước khi tìm ra được một cách thức phù hợp, tạo hiệu quả hoa lan tỏa thương hiệu đến số đông người tiêu dùng. 

Paypal sử dụng chiến lược truyền thông bằng cách trả tiền cho người đăng ký. Cụ thể, với mỗi lần đăng ký, công ty trả cho khách hàng 20 đô la. Sau đó 20 đô sẽ được chi trả tiếp nếu khách hàng mời thành công người tiếp theo tham gia.

Chiến dịch này đã cho thấy hiệu quả. với số lượng khách hàng ngày một tăng lên. Sau một thời gian duy trì chiến lược, số lượng khách hàng ổn định, công ty giảm số tiền xuống còn 10 đô rồi sau đó là 5 đô.

Ví dụ về chiến dịch truyền thông

Với động lực thúc đẩy dành cho mỗi người đăng ký Paypal đã thành công thu hút một lượng lớn người dùng kích hoạt và truy cập trang web. Với phương pháp này chi phí chuyển đổi khách hàng ở mức thấp nhất so với các phương pháp khác.

3. Chiến lược truyền thông của Groove

Năm 2013 Groove đối mặt với tỷ lệ khách hàng rời bỏ lên tới 4,5%. Bên cạnh đó, lượng người khi dùng mới lại không quá mặn mà, chỉ dùng một lần rồi thôi. Điều này đã thôi thúc ban điều hành phải đưa ra một chiến lược truyền thông mạnh tay để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Công ty đã đưa ra chiến lược tăng trưởng nhằm nhanh chóng giảm tỷ lệ xuống còn 1,6%. Hai nhóm khách hàng là nhóm sử dụng tiếp lần 2 và những rời đi được kiểm tra dữ liệu. Những nghiên cứu thị trường được thực hiện xoay quanh việc người tiêu dùng trong mỗi nhóm có xu hướng sử dụng thực hiện hành động nào. Tương ứng, công ty sẽ gửi email để giúp đỡ họ tăng tương tác cũng như quay trở lại tiêu dùng sản phẩm.

4. Chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm của Dropbox

Dropbox lựa chọn quảng bá sản phẩm trên nền tảng các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Với mỗi lượt chia sẻ thương hiệu khách hàng sẽ nhận được dung lượng lưu trữ tương ứng. Ngoài ra để khuyến khích tăng số người đăng ký trong thời gian ngắn Dropbox tặng 500MB cho người đăng ký mới.

Ví dụ về chiến dịch truyền thông

Những người đã đăng ký trước đó giới thiệu thành công sẽ được cộng thêm 50% dung lượng của người mới giới thiệu. Chiến lược marketing này được đánh giá khá độc đáo, đem lại hiệu ứng lan truyền tốt trong cộng đồng những người sử dụng mạng xã hội. Hiệu quả của chiến dịch này đem lại 65% lượt đăng ký tăng lên và 40.000 người đăng ký sau 15 tháng

5. Chiến lược truyền thông của Picmonkey

PicMonkey có lợi thế sản phẩm cung cấp nhiều thiết kế đồ họa và chỉnh sửa ảnh đơn giản dễ sử dụng. Ngoài ra, mô hình freemium cho khách hàng cũng là một điểm nhấn trong chiến dịch marketing.

Các bộ lọc và tính năng thông thường được cung cấp miễn phí cho người dùng. Gói dịch vụ 4.99$ mỗi tháng cho phép người dùng truy cập và sử dụng những bộ lọc cao cấp hơn. 

Kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp SME khi xây dựng chiến lược truyền thông sản phẩm mới

Đối với các startup hoặc doanh nghiệp SME, truyền thông được coi là yếu tố sống còn. Khi ra mắt sản phẩm mới, cần xây dựng một chiến lược cụ thể, bài bản và đảm bảo có cả 2 chiến lược dài hạn và ngắn hạn nhằm đánh giá chiến lược và hoạch định thị trường hiệu quả nhất. 

Yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch là Marketing

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô sản xuất hạn chế. Chất lượng sản phẩm cũng không thể so sánh với những tên doanh nghiệp lớn trên thị trường. Để tạo ra doanh thu đột phá các doanh nghiệp SME coi chiến lược truyền thông là yếu tố sống còn. Thực tế đã cho thấy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng triệt để các phương pháp truyền thông, tối ưu tiếp cận một lượng khách hàng nhất định, tạo ra thị trường tiêu dùng sản phẩm ổn định.

Sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên chiến lược ra mắt sản phẩm cũng là điều quan trọng thúc đẩy doanh thu tăng trưởng. 

Mối liên kết chặt chẽ giữa Marketing và Sales

Các chiến lược marketing có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp. Hoạt động sale là cách thức đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, giúp họ hiểu thêm về tính năng, chất lượng. Điều này mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp.

Ví dụ về chiến dịch truyền thông

Trong khi đó, marketing lại là phương tiện đắc lực giúp mang hình ảnh và đặc trưng của sản phẩm, thương hiệu đến gần 1 nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, việc mở rộng chiến dịch truyền thông ra mắt sản phẩm mới sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng. Nói cách khác Marketing có tốt thì Sale mới mạnh. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp SME đầu tư phát triển mạng lưới các kênh truyền thông đa phương tiện như hiện nay

Ban biên tập 1BOSS

Nguồn tài liệu tham khảo:

  • https://fastwork.vn/tong-hop-5-chien-luoc-truyen-thong-san-pham-moi-hieu-qua/
  • Một số nguồn tài liệu khác.