Đề tài nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAMMẤY VẤN ĐỀ THI PHÁPVĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAMTác giả: TRẦN ĐÌNH SỬPHẦN MỞ ĐẦUTHI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠIVÀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠIVăn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loạivà dân tộc, đồng thời cũng là một trong ba phạm trù lớn của văn học, bêncạnh văn học cổ đại và văn học cận hiện đại. Chính vì vậy, vấn đề thi phápvăn học trung đại không chỉ có ý nghĩa để hiểu sâu thêm văn học trung đại,mà còn gián tiếp giúp làm sáng tỏ đặc điểm văn học cổ đại và hiện đại trongthế đối sánh.Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX lại là giaiđoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam, là giai đoạn hìnhthành các truyền thống lớn về tư tường và nghệ thuật. Do vậy, việc nghiêncứu thi pháp văn học giai đoạn này có ý nghĩa giúp cho việc chiếm lĩnh sâuthêm các truyền thống văn học dân tộc, thúc đẩy việc học tập và kế thừa cáctruyền thống tốt đẹp ấy.Văn học trung đại chiếm một phần không nhỏ trong chương trình vănhọc ở phổ thông và đại học, và việc dạy học văn học trung đại sao cho cóhiệu quả đang là một mục tiêu phấn đấu của giáo viên các cấp. Nghiên cứuthi pháp văn học giai đoạn này sẽ cung cấp thêm tài liệu tham khảo để giảiquyết vấn đề rộng lớn này.Văn học trung đại có thi pháp của nó. Thi pháp học truyền thống mộtphần là lý luận văn học của nền văn học ấy. Để hiểu văn học trung đại, chỉriêng việc nghiên cứu thi pháp học lý thuyết truyền thống, trình bày các phạmtrù, khái niệm, phương pháp của nó cũng đã là một việc rất cần thiết và chẳngdễ dàng chút nào. Vì sao lại còn nghiên cứu thi pháp học truyền thống theoquan điểm thi pháp học hiện đại?Ở đây xin được làm sáng tỏ mấy khái niệm sau:1. Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thànhcủa một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải lànguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có củasáng tạo nghệ thuật hình thành cùng với nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại củasáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hoá nghệthuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con ngườivà bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thểloại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học.2. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Khoa học này baogồm mấy bộ phận sau:a) Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể. Ở đâysẽ bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học trung đại, đượctác giả của chúng thừa nhận.b) Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng táccủa giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sángtác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháphọc lý thuyết của giai đoạn văn học ấy.c) Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệthống thi pháp tiêm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thipháp đã có trong lịch sử.Ba bộ phận của thi pháp học này liên hệ với nhau trong một mối quanhệ hết sức khăng khít. Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văncủa thi pháp văn học một thời. Lý luận thi pháp học hiện đại là siêu ngôn ngữcủa nghiên cứu văn học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi phápvăn học của một giai đoạn. Chính vì như vậy, thi pháp học hiện đại có một ýnghĩa quan trọng, bao trùm. Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sángtỏ không thể tiến hành phân tích, miêu tả hệ thống thi pháp văn học được.3. Công trình này sở dĩ được gọi là Mấy vấn đề thi pháp văn học trungđại Việt Nam là bởi vì nó được gợi ý từ nhiều công trình nghiên cứu thi phápvăn học trung đại của các tác giả hiện đại nước ngoài, trước hết là các tác giảNga.Thời nào cũng vậy, các công trình nghiên cứu có hiệu quả bao giờ cũnggợi ý cho người đi sau. Trước đây nhờ có Nghệ Văn Chí của Ban Cố mới cóNghệ Văn Chí của Lê Quý Đôn; có Lịch sử văn học Pháp của Lăngxông, mớicó Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm. Dĩ nhiên học tập làsáng tạo bởi vì phải vận dụng vào đối tượng mới. Ở Nga (Liên Xô cũ) nhànghiên cứu M. I. Stebơlin–Camenxki viết Thi pháp học lịch sử trên cơ sở tàiliệu văn học cổ nước Anh theo phương hướng của sách Thi pháp học lịch sửcủa A.N. Vêxêlôpxki (1978), còn X. X. Avêrinxép viết Thi pháp văn họcBidantin trung dại thượng kỳ theo quan niệm và phương pháp của D. X.Likhatrốp. Ông nói: ông mô phỏng Likhatrốp để khám phá thi pháp một nềnvăn học khác. Nhà Việt Nam học N.I.Niculin cũng vận dụng quan điểm củaLikhatrốp để nghiên cứu văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đếnlượt mình, chúng tôi cũng mô phỏng bước đi, cách làm của các nhà nghiêncứu Xô viết (Liên Xô trước đây). Tất nhiên khi vận dụng vào văn học trung đạiViệt Nam chúng tôi buộc phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.Học tập nước ngoài bao giờ cũng là một việc làm cần thiết để nâng caotrình độ tiếp cận của mình. Trong bước đầu học tập chắc công trình nàykhông tránh khỏi những khiếm khuyết, mặc dù chúng tôi cố gắng để tránhkhỏi khiên cưỡng, gò ép.4. Trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam hiện nay đã có khánhiều công trình văn học sử, cũng đã có một số công trình đi sâu vào một sốthể loại, tác giả: Một số công trình bước đầu thăm dò một số quy luật pháttriển của văn học Việt Nam. Tuy nhiên một công trình mang cái nhìn tổng thểđối với thi pháp văn học trung đại Việt Nam vẫn rất cần thiết. Chính vì vậy,chúng tôi không ngại kiến thức sơ khoáng, kinh nghiệm ít ỏi, mạo muội thử đivào tìm hiểu. Chúng tôi đặt cho mình một mục tiêu khiêm tốn: Bước đầu giớithiệu một số công trình nghiên cứu thi pháp văn học trung đại của nướcngoài, tìm kiếm trong đó những khái niệm cần thiết, những cách tiếp cận hữuhiệu, gợi ra một phương hướng nghiên cứu thi pháp văn học Việt Nam trungđại.Trên cơ sở đó, bước đầu nêu ra một số vấn đề cơ bản, như loại hìnhvăn học, các bình diện đặc trưng, thi pháp một số thể loại văn học với quanniệm con người, quan niệm thế giới và một số phương thức nghệ thuật.Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi một mặt tìm đọc các tài liệu vănhọc Việt Nam, tham khảo, học tập các tác giả đi trước, tham khảo các kiếngiải nước ngoài, bước đầu nêu kiến giải của mình, tạo thành một cái nhìn hệthống.Muốn tìm hiểu thấu đáo thi pháp văn học trung đại Việt Nam chắc chắncòn phải dày công nghiên cứu cụ thể hơn nữa, và đòi hỏi sự tham gia tìm tòicủa nhiều học giả và thế hệ nhà nghiên cứu.Chừng nào còn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu từngmặt, thì một công trình như thế này khó tránh khỏi gây cảm giác chung chung.Nhưng mặt khác một cái nhìn bao quát cũng có ý nghĩa để đi sâu vào từngmặt cụ thể.Thi pháp văn học trung đại là một lĩnh vực hết sức khó khăn. Khó khănvề lý thuyết, về tư liệu, về sự thâm nhập, phân tích. Chúng tôi mong nhậnđược nhiều ý kiến chỉ giáo để có thể hoàn thiện thêm nhằm cung cấp tài liệutham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những ai quan tâm tới vấn đề.Chúng tôi trân trọng cảm ơn các GS Trần Thị Băng Thanh, Hoàng HữuYên đã cho những nhận xét quý báu để chúng tôi hoàn thiện bản thảo.Hà Nội, năm Đinh Sửu, 1997TÁC GIẢPhần I. MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠIChương 1. THI PHÁP HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONGCÁCH TIẾP CẬN VỚI THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠII. THI PHÁP HỌC TỪ TRUYỀN THỐNG TỚI HIỆN ĐẠI1. Thi pháp học truyền thốngSau mấy nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học truyền thốngbước vào thế kỷ XX đã chuyển sang giai đoạn hiện đại với nhiều trường pháimới, đã làm đổi thay hẳn cách tiếp cận văn học và mở ra những chân trời mớicho việc nghiên cứu, nhìn nhận văn học nghệ thuật nói chung và văn họctrung đại nói riêng.Như nhiều người đã có nhận xét, thi pháp học truyền thống từ Arixtốt ởphương Tây hay Lưu Hiệp ở phương Đông trở đi đều có chung một số đặcđiểm như sau:Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện như là một cẩm nang sắpxếp những lời dạy về phép tắc đối với nghề sáng tạo nghệ thuật. Miller T.A.trong sách Lịch sử phê bình văn học thời Hy Lạp cổ điển thế kỷ V – VI chorằng: Về thể loại sách Thi pháp học của Arixtốt là một dạng sách giáo khoa,một thứ cẩm nang về các quy tắc thực tiễn của một nghề như nghề thủ côngcụ thể. Thi pháp là kiến thức dạy nghề cho những ai làm nghề văn học. Thờicổ đại người ta nhìn văn học dưới góc độ nghề. Nghệ thuật thi ca nằm cùngdãy với thuật hùng biện (Rhêtorica), thuật tư duy (logica), và thi pháp họcchính là thuật làm văn thơ vậy.Sau Arixtốt, các công trình thi pháp học của Horaxơ, Longinus,Caxtenvestrô, Boalô, Létxinh vẫn đi theo quỹ đạo đó. Trong sách Nghệ thuậtthi ca của Antonio Minturnô (Italia) viết năm 1564, thơ vẫn còn đặt cùng dãyvới các nghệ thuật khác như quân sự, y học, kiến trúc, và đến cuối thế kỉ XVIIIở châu Âu, thơ vẫn nằm trong dãy các “nghệ thuật tự do” như toán pháp,thiên văn, âm nhạc, hùng biện.Ở Trung Quốc Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, theo nhận định củanhà sử học Phạm Văn Lan trong Trung Quốc thông sử, phần hai là sách trìnhbày “phép tắc làm văn”. Nhà nghiên cứu Vương Vận Hi cho rằng có thể dịchtên “Văn tâm điêu long” thành “Nghĩa lý tinh tuý về cách làm văn chương”.Sau Lưu Hiệp các nhà thi thoại và các nhà bình điểm tiểu thuyết cũng nhậnxét, đánh giá tác phẩm theo “cách làm” của họ. Cách hiểu ấy đã cho thấy rõđặc điểm chung của thi pháp học truyền thống là hướng tới truyền thụ phéptắc làm văn. Tinh thần này đã được lưu truyền và ngự trị hàng nghìn năm.Thế kỉ XVI, Beneđettô Varki, thành viên Viện Hàn lâm Italia tuyên bố: “Mụcđích của nhà thơ là làm cho tâm hồn của con người được hoàn thiện và hạnhphúc, và công việc của anh ta là bắt chước, tức là đóng vai (Fingera). và miêutả (Rapprsentare) sự vật, nhằm làm cho con người tốt hơn, lương thiện hơn,và do đó mà hạnh phúc hơn… Thi pháp học – là khoa học (Facoltà) dạynhững cách thức cần thiết để bắt chước các hành động, các dục vọng và cácphong tục bằng các phương tiện nhịp điệu, ngôn từ và hài hoà, gộp lại haytách riêng…”.Tinh thần trên đã dần dần đưa thi pháp học truyền thống vào quỹ đạoquy phạm hoá mà tiêu biểu nhất là công trình Bàn về nghệ thuật thơ ca củaBoalô, pháp điển của chủ nghĩa cổ điển Pháp.Ở Trung Quốc nguyên tắc làm văn xây dựng trên nguyên lý thống nhấtgiữa văn và đạo, đức, khí, phong, tức nguyên lý vận hành của vũ trụ và giáohoá đối với con người. Lục Cửu Uyên (đời Tống) nói “Nghệ tức là đạo, đạotức là nghệ”. Lưu Hi Tải (đời Thanh) nói “Nghệ là hình của đạo”. Nghệ đây làtài năng, kỹ thuật mà hình ảnh tiêu biểu là câu chuyện Bào Đinh làm thịt trâucủa Trang Tử. Nghệ thuật của Trung Quốc biểu hiện ra thành “pháp”. Ngườita nói “kỹ pháp”, “thương pháp”, “đao pháp”, “thư pháp”, “hoạ pháp”. “bútpháp”, “thi pháp”, “chương pháp”, “cú pháp”, “văn pháp”, “tự pháp”. Pháp sinhra từ lý, lý sinh ra từ đạo. Đạo là một phạm trù phổ quát, trừu tượng, cho nêntừ “đạo” mà suy ra “pháp” cũng khác nhau vô vàn. Nghiêm Vũ (đời Tống)trong sách Thương Lang thi thoại nói thơ có năm pháp: “thể chế, cách lực, khítượng, hứng thú, âm tiết”. Khương Quỳ trong Bạch Thạch đạo nhân thi thuyếtnói thơ có bốn pháp. “khí tượng, thể diễn, huyết mạch, vận độ. Khí tượng phảihồn hậu, hồn hậu quá thì tục; thể diện phải lớn lao, lớn lao quá thì ngông;huyết mạch phải lưu thông, lưu thông quá thì lộ; vận độ phải phiêu dật, phiêudật quá thì hời hợt”. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long trước đó cũng đề ra“Lục nghĩa”: Tình sâu mà không giả dối, phong cách thuần hậu mà không hỗntạp, sự việc chân thật, không hoang đường, nghĩa lý thẳng thắn không quanhco, bố cục gọn gàng không rối rắm, lời văn đẹp mà không loè loẹt…”Cũng nói về thơ, Tạ Trăn trong Tứ Minh thi thoại thì cho rằng “Thơ cóbốn cách: một là hứng, hai là thú, ba là ý, bốn là lý”: Diệp Nhiếp đời Thanhtrong Nguyên Thi nói: Ta cho thơ có ba tiếng là nói hết: một là lý, hai là sự, balà tình. Được ba điều này mà bất biến thì có được các “pháp” của tự nhiên.Do đó cái gọi là “pháp”, chỉ là lý xác đáng, sự chính xác, tình đúng mực”.Cũng theo cách suy nghĩ đó, Lê Quý Đôn nói: “Ta thường cho làm thơ có bađiều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự…”.Các nhà bình điểm tiểu thuyết thời Minh– Thanh lại càng đúc rút đượcnhiều thủ pháp tiểu thuyết. Theo Kim Thánh Thán tiểu thuyết Thuỷ hử có 15pháp, như đảo sáp pháp (xen ngược), giáp tự pháp (kể xen vào giữa câu nói),thảo xà khôi tuyến pháp (vẽ đường rắn bò), đại lạc mặc pháp (tô đậm mực),cẩm châm nê thích pháp (kim gấm châm bùn), bối diện phô phấn pháp (tôphấn sau lưng), lộng dẫn pháp (đùa dẫn một đoạn nhàn văn viết trước chínhvăn), lạt vĩ pháp (thêm dư ba), chính phạm pháp (cố ý tả việc giống nhau, tứcvi phạm cấm kỵ), lược chính phạm (tả việc gần giồng nhau), cực bất tỉnh pháp(cố rườm rà), cực tỉnh pháp (tước bỏ nhiều), dục hợp túng pháp (muốn hợpnên buông), hoành vân đoạn sơn pháp (mây che ngang núi), loan giao tụchuyền pháp (dùng giao loan nối dây). Theo Mao Tôn Cương, Tam Quốc diễnnghĩa có 12 pháp: phép “cùng cây khác cành, cùng cành khác lá, cùng lákhác hoa”, phép “vật đổi sao dời, mưa che gió lật”, phép “gieo giống cáchnăm, sớm cho mai phục”, phép “dùng mây che núi, dùng cầu bít khe”, phép“sương sa trước tuyết, sấm nổi trước mưa”, phép “sau sóng còn gợn, saumưa còn ẩm”, phép ““băng lạnh gió nóng, gió mát quét bụi”, phép “tiếng trốngxen trong tiếng kèn sáo, tiếng chuông chen trong tiếng đàn”, phép “thêu tơ vágấm, dời kim thêu đều, phép “đỉnh núi đối nhau, bình phong gấm che nhau,phép “núi gần tô đậm, núi xa vẽ mờ”, phép “dùng khách tôn chủ”. Các “pháp”này cho thấy người Trung Quốc xưa thường dùng con mắt hội hoạ hoặc conmắt không gian để hình dung nghệ thuật ngôn từ.Những ví dụ trên cho thấy các phép tắc, lời dạy của thi pháp văn họctruyền thống một mặt là rất phong phú, thâm thuý, có ý nghĩa rất lớn để lý giảivăn học đương thời. Nhưng mặt khác là nó mang nặng tính kinh nghiệm, tínhgiáo huấn và tính quy phạm. Tính kinh nghiệm làm cho hệ thống thi phápđược nhìn nhận cô lập trong từng biểu hiện, lắm khi mâu thuẫn nhau. Chẳnghạn, có người đề xướng “Thi diệu tại hàm hồ” (Tạ Trăn), có người nói ngượclại: “Thơ không lấy thơ hồ làm điều kỳ diệu (Lý Trọng Hoa, đời Thanh). Cóngười nói “thơ lấy ý làm chủ, có người nói “thơ lấy khí làm chủ”. Có người lạinói “thơ vô ngã là quý”, có người lại nói “thơ quý ở chỗ có ngã”. Viên Mai nóimạnh hơn: “Thơ không thể vô ngã”. Phân tích đặc điểm thi pháp học trung đạiKhơrápchencô nhận xét: “Cách tiếp cận cô lập đó làm khó khăn cho việckhám phá tính toàn vẹn của hệ thống thi pháp về mặt hình thành và phát triểncủa nó”. Tính giáo huấn khó tránh khỏi sự áp đặt, còn tính quy phạm mâuthuẫn với sự sáng tạo sinh động, quan niệm nghệ thuật bất biến không phùhợp vôi quá trình phát triển lịch sử của nghệ thuật. Những đặc điểm ấy làmcho thi pháp học truyền thống, mặc dù với tất cả giá trị phong phú và uyênbác, vẫn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhận thức về hệ thống nghệ thuậttrung đại của người hiện đại.2. Thi pháp học hiện đạiThế kỷ XVIII ở châu Âu với cách mạng xã hội, phong trào Khai sáng,chủ nghĩa lãng mạn nảy sinh, mỹ học ra đời, quan niệm văn học đã có sựthay đổi lớn. I.Kăng là người đầu tiên khẳng định nghệ thuật không phải nghềthủ công, không phải khoa học, mà là hoạt động tự do. Có nhà mỹ học Phápđã sử dụng thuật ngữ “nghệ thuật đẹp” (fine arts) để chỉ năm loại hình, âmnhạc, thi ca, hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo nhằm phân biệt với “nghệ thuật cơgiới”, phục vụ mục đích thực dụng. Tuy vậy cả thế kỷ XIX là thế kỷ quan tâmtới nội dung xã hội, tư tưởng của nghệ thuật. Phải đến đầu thế kỷ XX hìnhthức nghệ thuật mới trở thành sự kiện được chú ý.Bắt đầu từ thi pháp học lịch sử của nhà nghiên cứu văn học NgaA.N.Vêxêlôpxki, hình thức nghệ thuật được xem như một đối tượng nghiêncứu có lịch sử riêng. Nhưng phải từ đầu thế kỷ XX, với ảnh hưởng của quanniệm hệ thống trong ngôn ngữ học của F. đơ Xốtsuya thi pháp học hiện đại đãcó một đổi thay căn bản. Từ trường phái hình thức Nga đến trường phái phêbình mới Anh – Mỹ đầu thế kỷ, chuyển sang trường phái cấu trúc, ký hiệuhọc, hiện tượng học và trường phái thi pháp học lịch sử theo quan niệmmacxít, thi pháp học hiện đại đã được xác lập như một hệ thống cách tiếp cậnmới đối với văn học.a) Văn học được xem như một sáng tạo bằng chất liệu, có đời sống lịchsử độc lập với tác giả.b) Văn học là một hệ thống ký hiệu, có bản chất biểu trưng, được tổchức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ thuật đặc thù.c) Văn học với tư cách là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn hoáđược xác lập bởi một hệ hình tư duy, bắt đầu từ quan niệm về văn học, quanniệm về thế giới và con người, quan niệm về thể loại và ngôn ngữ.Quan điểm thứ nhất đề cập tới tính bản thể của văn học, cũng tức làtính độc lập, tự chủ của nó so với các quan hệ đời sống và với các hình thái ýthức xã hội khác. Đúng là văn học có quan hệ nhiều mặt với đời sống xã hội.Tuy nhiên lý luận văn học từ thời cổ đại, trung đại cho đến hết thế kỷ XIX chủyếu chỉ tập trung xem xét văn học trong mối quan hệ phụ thuộc với hiện thực,với ý thức, với văn hoá, nhận thức, tôn giáo, chính trị v.v… Cách xem xét mộtchiều đó quả là làm xao nhãng việc nghiên cứu văn học như một hiện tượngnghệ thuật có tính độc lập, tự chủ, và do đó tính đặc thù của nghệ thuật vẫnchưa được thực sự quan tâm.Những lời phát biểu quyết liệt phủ nhận các mối quan hệ văn học vàđời sống của các nhà hình thức chủ nghĩa, cấu trúc chủ nghĩa, theo chúng tôi,nên hiểu là sự phản ứng lại với cách tiếp cận một chiều để đòi hỏi tiếp cậnvăn học nghệ thuật như một nghệ thuật. Chẳng hạn V. Scơlốpxki viết: “Lýluận văn học của tôi là nghiên cứu các quy luật nội bộ của văn học”. “Thủpháp nghệ thuật là thủ pháp làm lạ hóa sự vật”, “Đối tượng của khoa học vềvăn học, tức thi pháp học, theo R. Jakobson, là “chất văn học” chứ không phảilà văn học. V. Girmunxki cũng xác định: “Đối tượng của thi pháp học là vănhọc với tư cách là một nghệ thuật”. Tuy các quan niệm này có khác nhau,nhưng tựu trung đều xem văn học như một nghệ thuật trong sự tồn tại của nó,với những quy luật riêng. Đó là một yêu cầu chính đáng và là một cơ sở đểđổi mới cách tiếp cận. Các định nghĩa về thi pháp học tiếp sau đủ vẻ đều làsự khẳng định tiếp tục của quan niệm đó. Chẳng hạn như viện sĩ V.V.Vinôgrađốp chủ trương nghiên cứu tác phẩm cụ thể: “Thi pháp học là mộtkhoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phươngthức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tácphẩm”. Học giả T. Tôđôrốp thì ngược lại, viết: “Thi pháp học cấu trúc quantâm không phải là các tác phẩm văn học thực tế, mà là một thuộc tính trừutượng, các thuộc tính làm thành dấu hiệu của sự thực văn học, – thuộc tínhvề tính văn học”. Những định nghĩa ấy sẽ là hình thức chủ nghĩa thuần tuý khinào nó phủ nhận các mối quan hệ với đời sống và thực tại, còn trong chừngmực là một sự trừu tượng hoá để khám phá đặc trưng văn học trong các quyluật lên trong của nó lại là một tư tưởng quan trọng, cần thiết.Quan điểm thứ hai đề cập tới một cách tiếp cận mới hoàn toàn chưa cótrong truyền thống. Trong thi pháp học truyền thống các hiện tượng văn họcchủ yếu được giải thích, mô tả theo nguyên tắc nhân quả, từ cội nguồn, sự rađời mà phân định về bản chất sự vật. Chẳng hạn từ nguồn gốc của văn họcmà xác định bản chất của văn học. Cách tiếp cận đó có giá trị nhất định,nhưng không phải là duy nhất và tất yếu. Lý thuyết hệ thống chứng minh bảnchất sự vật do kết quả tác động qua lại của các yếu tố của nó, chứ không phảido số cộng giản đơn của các yếu tố đó. Phẩm chất sự vật là một thuộc tínhsiêu tổng cộng. “Hệ thống là một sự thống nhất cụ thể của các yếu tố trong đómỗi cấu trúc hình thái có một kiểu hoạt động chức năng và kiểu phát triển đặctrưng cụ thể hơn, một hệ thống được xây dựng trên sự kết hợp của ba nhântố – yếu tố, quan hệ qua lại, tính chỉnh thể. Có người bổ sung thêm vào hệthống những thuộc tính của chỉnh thể hệ thống. Cấu trúc là một kiểu liên hệqua lại khách quan độc lập với số lượng và chất lượng của các yếu tố (xemXađốpxki và Iuđin, Tlđd). Trong phạm vi tác phẩm hệ thống nghệ thuật baogồm các yếu tố ngôn từ, cốt truyện (nhân vật), kết cấu và tư tưởng như làthuộc tính chỉnh thể. Trong phạm vi một nền văn học thì thi pháp văn học nhưvăn học Nga cổ là hệ thống của toàn thể, trong đó văn học có quan hệ vớinghệ thuật tạo hình, nó được phản ánh trong nghệ thuật tạo hình và tự nócũng phản ánh nghệ thuật tạo hình, đồng thời hệ thống văn học thể hiện ởkiểu lập luận của nó trong đời sống tinh thần, ở cả phong cách thuyết phụccủa nó, mà “phong cách là cả một hệ thống hình thức và nội dung”. Quan hệcủa các thể loại với nhau cũng là một vấn đề của hệ thống văn học, nó cónguyên tắc tạo thành thể loại riêng và phục tùng nguyên tắc nghi thức củavăn học ấy. Ở đây hệ thống văn học được thống nhất bởi quan niệm văn hoávề văn học thời ấy. Sẽ là giản đơn nếu đồng nhất hệ thống, cấu trúc của vănhọc với khái niệm hệ thống nói chung được vận dụng trong toán học, sinh vậthọc. Bởi vì đó là hệ thống và cấu trúc khách thể, vật thể. Là một hiện tượngcủa đời sống tinh thần, hệ thống thi pháp là một bộ phận của hệ thống vănhoá biểu hiện. Văn hoá là siêu ngôn ngữ của văn học. Xét về mặt này văn họclà một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật, có biểu trưng, ký hiệu riêng, có nguyêntắc tổ chức, kết hợp riêng mà nền tảng của nó là một kiểu mô hình hoá hiệnthực đặc thù, một hệ thống quan niệm về thực tại.E. Cassirer trong công trình Tổng luận triết học về hình thức ký hiệu đãcó cách hiểu biện chứng về mối quan hệ ký hiệu và nội dung tinh thần. “Trongbất cứ ký hiệu ngôn ngữ nào, trong bất cứ hình tượng thần thoại hay nghệthuật nào, cái nội dung tinh thần mà về bản chất đã vượt qua toàn bộ lĩnh vựccảm giác đều được phiên dịch thành cái có thể nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy”.Do đó muốn hiểu các hình thức, hình tượng thì cần phải giải mã để tìm thấybản chất tinh thần của chúng, tính nội dung của chúng. lu. Lôtman cũng xácnhận quan niệm trong nghệ thuật luôn luôn là mô hình, bởi vì quan niệm đósáng tạo ra hình tượng về hiện thực. Do đó, hệ thống thi pháp không hề giảnđơn chỉ là hệ thống phép tắc, quy tắc sáng tạo nghệ thuật, mà còn là mộtquan niệm, một mô hình tư duy về thế giới và con người. Quan niệm nàykhông phải bất biến mà mang tính chất lịch sử và mang sắc thái văn hoávùng, văn hoá dân tộc và thời đại, sắc thái cá tính.Quan điểm thứ ba là sự cụ thể hoá hai quan điểm trên. Việc nghiên cứuhệ thống thi pháp không tách rời với việc khám phá mô hình về con người,mô hình về thế giới, không gian và thời gian, đồ vật, màu sắc. Không phảingẫu nhiên mà trong thi pháp học hiện đại phạm trù quan niệm nghệ thuật vềthế giới và con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nghiên cứu.Trong công trình Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiépxki M.Bakhtin đặt vấn đềnghiên cứu nghệ sĩ Đôtxtôiépxki, tức là nghiên cứu chủ thể của hệ thốngnghệ thuật này. Mà muốn làm sáng tỏ nghệ sĩ này, thì việc hàng đầu là khámphá quan niệm về nhân vật, về con người trong tác phẩm của Đôtxtôiépxki ,khám phá “cái nhìn nghệ thuật của tác giả”.Cách tiếp cận này được Đ.X Likhatrốp trình bày trong công trình Thếgiới bên trong của tác phẩm văn học, trong đó tác giả nêu lên việc khám phámô hình bên trong tác phẩm về con người, về xã hội, về không gian, thời gianv.v… Trong quá trình nghiên cứu thi pháp văn học Nga cổ Likhatrốp đã từngxem xét Con người trong văn học Nga cổ, sau đó ông nghiên cứu cách kháiquát, hệ thống thể loại, không gian, thời gian trong Thi pháp văn học Nga cổ .Bình diện này được Gurêvích gọi là các phương thức cảm nhận thế giới mộtcách trực tiếp tạo thành bình diện văn hoá trong nghiên cứu thi pháp tiếp cậnnày đã tỏ ra rất có hiệu quả mà các tác giả nổi tiếng như X. X. Avêrinxép cũngra sức vận dụng. Nó thể hiện cách nhìn nhận thi pháp trong sự thống nhấthình thức và tính nội dung, tính nội dung được phát hiện qua các thủ pháp,các nguyên tắc nghệ thuật.Sẽ là không đầy đủ nếu như không nhấn mạnh thêm phương diện sau:Thi pháp học truyền thống thường được đúc kết theo phương thức diễn dịch,như kiểu văn học “mô phỏng” hiện thực hay “văn dĩ tải đạo” v.v… Thi pháphọc hiện đại, chủ yếu thực hiện theo phương pháp quy nạp, xuất phát từ cácsự thực của biểu hiện. Thi pháp học hiện đại dựa vào việc phát hiện các yếutố lặp lại có quy luật, xem xét cấu trúc bất biến của chúng, để xác lập cácnguyên tắc nghệ thuật. Đồng thời, dựa vào các mã văn hoá chung của vùngvà thời kỳ lịch sử mà giải thích nội dung quan niệm của chúngTừ cách làm nói trên, thi pháp học hiện đại không hề phủ nhận thi pháphọc truyền thống, mà bổ sung thêm cho nó bởi những vấn đề mới, cách nhìnmới và kết quả mới.Trong cách tiếp cận này các biện pháp thống kê, phân tích, so sánh, đốichiếu là không thể thiếu. Văn bản văn học trung đại là cả một vấn đề hết sứcphức tạp đặt ra cho cả giới nghiên cứu. Chưa đặt vấn đề soát xét về mặt này,chúng tôi coi đó là vấn đề của văn học sử. Ở đây chúng tôi chỉ giới hạn trongphạm vi tư liệu đã công bố hướng tới suy nghĩ về những vấn đề chung của thipháp văn học giai đoạn này.II. THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRONG THI PHÁP HỌC HIỆNĐẠI1. Cách đặt vấn đề và phương phápa) Sự phát triển của văn học và văn hoá hiện đại không bao giờ cắt đứtquan hệ với truyền thống. Chính vì vậy nhu cầu khám phá cách chiếm lĩnhthẩm mỹ của các nền văn hoá quá khứ trở thành một nhu cầu bức thiết, đãthúc đẩy các tác giả đi nghiên cứu thi pháp văn học quá khứ, hướng nó vềtương lai. Bản thân các tác phẩm văn học ưu tú của quá khứ vẫn đang đượcđọc, được tiếp nhận, đang tác động đến người đọc.Lịch sử, theo Ăngghen, chẳng gì khác hơn là sự thay thế các thế hệ,trong đó thế hệ sau sử dụng được vật liệu, vốn liếng, sức sản xuất do thế hệtrước truyền lại. Không có tài sản vật chất và tinh thần của đời trước thì đờisau khó mà phát triển lên trình độ cao được. Mặt khác, một trong những điềukiện tiến bộ của văn hoá là phát triển sự hiểu biết về các giá trị văn hoá củaquá khứ và của các nền văn hoá dân tộc khác nhằm gìn giữ chúng, phát huychúng, tích luỹ chúng để làm giàu cho mình. Lịch sử văn hoá không chỉ là lịchsử sáng tạo ra sản phẩm mới, mà còn là lịch sử giải thích mới các hiện tượngđã biết. Nghiên cứu thi pháp học hiện đại chính là nhằm giải thích mới cáchiện tượng quen thuộc đó.b) Muốn tiếp cận thi pháp học văn học trung đại, điều đầu tiên là phải ýthức được đó là một nền văn học khác về loại hình so với văn học cổ đại vàvăn học cận hiện đại, nhưng đều nằm trong một quá trình liên tục của sự pháttriền.Ý thức phân biệt loại hình sẽ cho ta thấy tiếp cận thi pháp học trung đạilà tiếp cận một thế giới khác, một ý thức khác, những cách suy nghĩ khác, dođó không cho phép được hiện đại hoá người xưa và giải thích họ theo khẩu vịcủa mình.Bất cứ tác phẩm nào, một khi bị tách khỏi môi trường xung quanh củanó sẽ làm nó mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có. Do vậy việc nghiên cứu thi phápđòi hỏi hình dung các nguyên tắc nghệ thuật trong môi trường tự nhiên để giữgìn bản sắc thẩm mỹ, nghệ thuật của nó.2. Loại hình thi pháp trong loại hình văn hoáViệc nhìn nhận tính chất loại hình tạo tiền đề cho việc nghiên cứu thipháp văn học trung đại theo cái nhìn hiện đại. Thi pháp là hệ thống cácnguyên tắc, biện pháp, thể loại tạo thành đặc trưng của văn học, nhưng đókhông bao giờ chỉ là các hình thức kỹ thuật thuần tuý bề ngoài, mà là hệthống cảm nhận về thế giới. Chẳng hạn, nói đến thơ cách luật thì không chỉ làvấn đề vần, luật, niêm, đối mà còn gắn với cả một ý thức cách luật, bởi vì khibước vào thời cận, hiện đại, khi ý thức cách luật mất đi thì các nguyên tắc luậtthi hiện hành liền bị thay thế bằng thi pháp thơ mới. Ý thức cách luật gắn vớihình thức lễ nghi. Từ xa xưa bất cứ mọi hoạt động quan trọng nào của conngười như săn bắt, trồng trọt, tế tự, hôn lễ, chiến tranh… người ta đều tiếnhành trong lễ nghi. Nhiều người đã chứng minh rằng thời cổ Hi Lạp, trongnghi thức tế thần Điônidốt thì thơ, nhạc, múa hoà hợp tam vị nhất thể. Kinhthi, Nhạc phủ đều phối nhạc. Do đó “vần” gắn với chức năng của yếu tố đánhdấu một câu nhạc hay một bước nhảy. Vần đều đặn là để phối hợp với tiết tấubiểu diễn cơ thể. Ý thức nghi lễ tập thể xuất hiện như một vô thức tập thểnhằm thống nhất hoạt động của mọi thành viên vào một tiết tấu chung, là nềntảng của “luật thơ”. Ý thức nghi lễ được duy trì bởi những “cấm kỵ” tạo thànhtruyền thống, gắn với ý thức về “lễ”, “nghĩa”, “quy củ”, “tư vô tà” của Nho giáo,với thói quen áp đặt tự bên ngoài. Nhưng một khi ý thức về cá tính phát triền,nhu cầu tự biểu hiện nâng cao, thi luật mất dần vị trí trong đời sống văn nghệ.Từ chỗ thích luật, trau chuốt luật đến chỗ cảm thấy luật là điều “khó cho thiênhạ” là cả một bước chuyển lớn của thi pháp. M.Bakhtin cũng cho rằng thế giớiquan lễ hội Cácnavan với các yếu tố đặc trưng của nó có ảnh hưởng quantrọng tới hệ thống thể loại văn học dân gian trung đại, và cả văn học viết trungđại, tạo thành dòng văn học cácnavan hóa. Và ông đã nghiên cứu thi phápRabơle và thi pháp tiểu thuyết Đôtxtôiépxki theo nguyên tắc đó. Có thể nóinghiên cứu hệ thống các nguyên tắc thống nhất hình thức và nội dung nghệthuật trong tính quan niệm của chúng là xu hướng nghiên cứu thi pháp họchiện đại, một hướng thống nhất trong nó việc nghiên cứu hệ thống hình thứcnghệ thuật với việc nghiên cứu quan niệm văn hoá, thẩm mỹ tiềm tàng củanền văn học đó, thấm nhuần trong hình thức của nó.3. Các cấp độ nghiên cứuLướt qua một số các công trình nổi tiếng về nghiên cứu thi pháp vănhọc trung đại để xem khuynh hướng tìm tòi khoa học thời gian qua như thếnào, thì có thể nhận thấy, thi pháp văn học trung đại đã được nghiên cứu trênhai cấp độ lớn: cấp độ vĩ mô, chỉnh thể của văn bản, cũng tức là cấp độ quanniệm chủ quan của những người sáng tạo và hưởng thụ nền nghệ thuật ấy,và cấp độ vi mô.Vĩ mô là cấp độ của những nguyên tắc nghệ thuật – thẩm mỹ lớn chiphối sáng tạo văn học và hiện diện trong văn học. Thông thường người tathưởng thức tác phẩm theo từng đơn vị riêng lẻ, cho nên các quan niệm nàythường trượt ra ngoài tầm quan sát. Thi pháp học truyền thống do khái quáttừ tác phẩm, thể loại riêng lẻ, cho nên thường nặng về kỹ xảo, kỹ thuật, mànhẹ về khái quát, quan niệm. Cũng có thể quan niệm là cái mà họ đã quen vàmặc nhận, cho nên giữa họ với độc giả đương thời, không có nhu cầu khámphá nữa. Còn chúng ta, độc giả của một giai đoạn văn hoá khác, nếu khôngnghiên cứu thi pháp ở cấp độ vĩ mô này thì sẽ không có quan niệm đầy đủ vềmột nền thi pháp quá khứ.Cấp độ thứ hai là hệ thống hình thức, phong cách bút pháp, bao gồmhệ thống thể loại, các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các phong cách cụ thểcủa tác giả cụ thể. Cấp độ này bao gồm “hình thức của hình thức” như cácquy tắc thể loại, các luật phối âm, phối điệu… Và “hình thức của nội dung” –chức năng biểu đạt của các hình thức, biện pháp nghệ thuật. Trong thi pháphọc cổ điển, truyền thống, các tác giả cổ chú ý nhiều hơn tới các phương diện“hình thức của hình thức”. Ví dụ Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốcvăn cụ thể của Bùi Kỷ, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm.Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức.Hình thức mang nội dung của nghệ thuật chưa được chú ý nghiên cứu thíchđáng.4. Các vấn đề đặt ra, các phạm trù trong thực tiễn nghiên cứuTrong các phạm trù thi pháp cấp vĩ mô, quan niệm nghệ thuật là phạmtrù có tầm quan trọng trung tâm, có tác dụng chi phối các bình diện hình thứcnghệ thuật khác. Viện sĩ Nga D. X. Likhatrốp là một trong những người đầutiên vận dụng phạm trù này vào công trình nghiên cứu Con người trong vănhọc Nga cổ (Mátxcơva, 1958 tái bản 1970). ông đã nêu lên các phong cáchmiêu tả con người trong các thể loại văn xuôi lịch sử, trong truyện sự tích cácthành, trong sử thi dân gian, trong tiểu thuyết.Ông lần lượt đề cập đến các phong cách nghệ thuật như hoành trángkiểu tượng đài trong lịch sử, phong cách biểu cảm trong các sự tích tông đồ,phong cách lý tưởng hoá, nguyên tắc tâm lý trừu tượng, sự xuất hiện nhânvật hư cấu, đổi mới miêu tả con người trong văn học Nga thế kỷ XVII. Trongsách Bảy thế kỷ văn học Nga, ông tiếp tục đi sâu thêm vào các vấn đề trên.Trong công trình Thi pháp văn học Nga cổ ông sử dụng những phạm trù mớinhư thi pháp khái quát nghệ thuật bao gồm các nghi thức văn học, bởi ngườita ý thức rõ sự khác biệt giữa văn chương và khẩu ngữ, tính chất “học thức”của văn chương. Likhatrốp chú ý tới các nguyên tắc biểu hiện cụ thể của việclý tưởng hoá trong văn học trung đại làm cho nó khác với lý tướng hoá lãngmạn chủ nghĩa. Chẳng hạn ông chú ý tới việc tác giả trung đại với các tiền lệ,điển tích, các kiểu cách, hành vi… đã được xếp hạng. Đáng chú ý là nghithức về trật tự thế giới, về hành vi và về ngôn ngữ. Đặc điểm này làm sảnsinh những hình tượng, biểu tượng, cách diễn đạt cố định có tính truyềnthống. Do đó văn học trung đại chưa coi trọng việc lạ hoá, gây ấn tượng cótính cá nhân. Nhà văn trung đại viết tác phẩm để phân rõ thứ bậc sự vật, đểxếp hạng con người, do đó họ cần sự thêu dệt, tô vẽ cho trang trọng, lộng lẫy,có nghi thức. Quá trình phá vỡ tính nghi thức đó cũng được xem xét.Một phương diện khác của khái quát nghệ thuật là nguyên lắc trừutượng hoá – tìm ra các dấu hiệu vĩnh hằng thiêng liêng vĩ đại trong cái nhấtthời, khả hủ. Nhà văn trung đại khát khao cái trừu tượng, hướng tới việc trừutượng hoá thế giới, phá hoại tính cụ thể, tính vật chất.Đặc điểm thứ ba của thi pháp khái quát là sự trang sức làm cho vănxuôi gần với thơ. Yếu tố hiện thực trong văn học trung đại có ý nghĩa thôngbáo các sự việc có thực, cá biệt, lôgích thực tại chi phối nhà văn, chứ chưaphải là chủ nghĩa hiện thực theo cách hiểu sau này.Nghiên cứu các nguyên tắc thi pháp như là các nguyên tắc tái hiện conngười và thế giới đã được nhà nghiên cứu người Đức Erích Auerbach thựchiện trong sách Mimesis (Mô phỏng), Tác giả nghiên cứu phong cách miêu tảcon người trong Kinh Thánh, trong Lịch sử những người Pháp, trong Bài cavề Rôlăng, trong tiểu thuyết diễm tình Iven của Crêchiêng dơ Troa (thế kỷXV), trong vở kịch thần bí trung đại Adam và Eva (cuối thế kỷ XII), Thần Khúccủa Đăngtơ, Câu chuyện mười ngày của Bôcaxiô. Tác giả cố gắng khái quátcác đặc điểm lớn của phong cách châu Âu trong việc miêu tả con người, sựkiện trong các hiện tượng văn học như là các nguyên tắc nghệ thuật, khácbiệt với các văn học cận hiện đại. Ở đây E. Auerbach đặc biệt hứng thú vớicác yếu tố chủ quan như tâm lý, thị hiếu, lý tưởng, thậm chí định kiến…Trong sách Thi pháp văn học Bidantin thượng kỳ X.X Avêrinxép nghiêncứu thi pháp trung đại qua hai bình diện: 1) Lịch sử và con người; 2) Conngười và ngôn từ. Bình diện thứ nhất đề cấp tới cách cảm nhận con ngườicủa văn học trung đại: Tác giả đã chỉ rõ ảnh hưởng to lớn của đạo Cơ Đốc đốivới thi pháp văn học, và quan niệm này khác hẳn quan niệm trọng văn học HyLạp cổ đại. Bình diện thứ hai – cách cảm nhận của con người và ngôn từ.Cũng nghiên cứu quan niệm con người thể hiện qua hệ thống tín hiệuchân dung nhân vật được B.L.Riftin xem xét trong văn xuôi Trung Quốc, từcác tập lịch sử, sử ký đến tiểu thuyết lịch sử chương hồi tác giả đã chú ý tớimô hình cổ xưa dùng để miêu tả các vị tổ tông tiền bối đã chi phối tích cựcviệc miêu tả chân dung nhân vật văn học thế kỷ XIV và cả thời cuối trung đạiở Trung Quốc.Trong việc nghiên cứu thi pháp văn học trung đại, loại hình học về cácphong cách cảm nhận thế giới có vị trí quan trọng hàng đầu. Nhà nghiên cứukhông giới hạn trong việc chọn lựa các chất liệu hình thức, vạch ra cácphương thức khác thường mà chất liệu ấy được nhìn nhận. Ở đây cần nghiêncứu cách cảm nhận về tồn tại, về không gian, thời gian, đồ vật chi phối sựmiêu tả.Đ. X. Likhatrốp trong Thi pháp văn học Nga cổ đã có các chuyên mụcvề Thi pháp thời gian nghệ thuật đề cập đến thời gian nghệ thuật của tácphẩm ngôn từ, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Folklor (trong dân ca, cadao, tráng sĩ ca, thi ca nghi lễ) thời gian biên niên sử, thời gian của văn họcthuyết giáo, thời gian hiện tại trong truyện kể lịch sử; lại có chuyên mục Thipháp không gian nghệ thuật đề cập tới phạm trù không gian nghệ thuật củatác phẩm nói chung và không gian trong văn học cổ Nga. Những nghiên cứuđó cho thấy cách cảm thụ và tổ chức tác phẩm của thể loại văn học trung đại.X. X. Avêrinxép chú trọng khám phá quan niệm trung đại của văn họcBidantin xem tồn tại như một trạng thái ưu việt, lõi sự hoàn thiện. Ông cũngnêu ra loại hình các cách tiếp cận đối với đồ vật. Theo ông việc cảm nhận đồvật là thuộc tính chung của nhân loại. Nhưng mỗi thời có một số yếu tố đượcđề cao, trở thành yếu tố của văn hoá, được sùng bái. Thời trung đại cách cảmthụ trực giác giản đơn được đề cao vì nó thích hợp để cảm nhận vẻ đẹp củathế giới (xem Tldđ).A. Ja. Gurêvích nêu vấn đề nghiên cứu kiểu văn hoá như là tảng củacác khoa học nhân văn trong đó có thi pháp học. Nền tảng của lịch sử vănhoá đó ông cho là khái niệm mentality – tâm thức, thể hiện trong khái niệm“bức tranh thế giới”, “hình ảnh thế giới” hay “mô hình thế giới”. Theo ông, “sựcảm thụ thời gian, không gian (hay không – thời gian theo kiểu M. Bakhtin),cách hiểu về mối quan hệ giữa thế giới trần thế và thế giới bên kia, thế giớicon người và giới tự nhiên, cách đánh giá về việc sinh, tử, về tuổi tác, về địavị của các loại người, của phụ nữ, trẻ em, vị trí của gia đình, cách hiểu về cánhân, cách giải thích về lịch sử, quyền lợi, tài sản, giàu, nghèo, lao động, vềchuẩn mực đạo đức, về đời sống tình dục… tất cả đều là yếu tố của “bứctranh về thế giới” đối với con người. Chúng phối hợp với nhau để tạo thànhkiểu văn hoá. Kiểu văn hoá ấy luôn vận động, biến đổi và trở thành đối tượngcủa lịch sử văn hoá. Vì vậy nên nghiên cứu thi pháp học lịch sử như là mộtthể hiện của lịch sử ý thức con người”.M. I. Xteblin – Kamenxki trong công trình Thi pháp học lịch sử đã nêu rahàng loạt vấn đề quan trọng khác về thi pháp văn học trung đại. Đáng chú ý làvấn đề hư cấu của văn học trung đại với sự hình thành tác giả văn học trongnền văn học ấy. Theo ông “bước nhảy vọt từ truyền thống sáng tác văn họcphi cá nhân sang sáng tác của tác giả có ý thức là một trong những bướcnhảy vọt lớn lao nhất mà loài người đã thực hiện trong lịch sử của nó. Nóđem lại cho nhân loại những khả năng sáng tạo vô cùng”. “Bước nhảy vọt ấyxảy ra như thế nào, cần được nghiên cứu từ giai đoạn văn học trung đại”(tr.90), và đó sẽ là một quá trình lâu dài. Sự hình thành văn học cũng cầnđược nghiên cứu từ thời trung đại, bởi ý thức về hư cấu là một biểu hiện củaý thức văn học. Ý thức về hình thức văn học cũng là một vấn đề hết sức quantrọng, bao gồm ý thức thể loại, ý thức ngôn ngữ và nói chung, ý thức về bảnthân văn học.Tóm lại, trên cấp độ vĩ mô, cấp độ các nguyên tắc hệ hình (Paradigm)các nhà nghiên cứu thi pháp văn học trung đại đã đặt ra một loạt vấn đề quantrọng, bao gồm quan niệm về văn học. về ngôn ngữ, về thể loại, về tác giả –nghệ sĩ, về con người và thế giới trong văn học. Những vấn đề đó đưa ta vàochiều sâu của các quy luật văn học trung đại, những vấn đề không dễ dànggiải quyết được ngay, nhưng không thể không đặt ra và có ý thức tìm hiểu.Bởi vì chính trên các vấn đề đó văn học trung đại tỏ ra khác biệt với văn họchiện đại. Do đó vấn đề kế thừa, cách tân cũng sẽ được xem xét sâu hơn. Mộtmặt văn học hiện đại phải vượt qua những giới hạn của văn học trung đại nhưmột loại hình, nhưng mặt khác nó phải kế thừa, phát huy mới có sức mạnhphát triển, tiến bộ.Trong cấp độ hình thức vi mô. hệ thống các thể loại và quy tắc các thểloại là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong các công trình của mình D. X.Likhatrốp luôn luôn xem hệ thống thể loại là nơi thể hiện đặc trưng của vănhọc trung đại. Việc nghiên cứu hình thức của hình thức tuy vẫn còn có chỗ đểđi sâu thêm, song chức năng nội dung của hình thức, tính nội dung của hìnhthức là một lĩnh vực rộng lớn hình như chưa được nghiên cứu bao nhiêu.G. D. Gachep trong công trình Tính nội dung của hình thức nghệ thuật:tự sự, trữ tình, kịch (1968) tuy không đi sâu vào nghiên cứu hình thức của vănhọc trung đại, nhưng đã đề xuất phương hướng xem hình thức là một quanđiểm, một cái nhìn đối với cuộc sống,”một thế giới quan được ngưng kết”, cóý nghĩa đối với việc đổi mới nghiên cứu hình thức văn học nói chung và vănhọc trung đại nói riêng.Đối với các nhà văn học so sánh Nga, thể loại văn học trung đại là mộthiện tượng loại hình lịch sử. Theo V M. Girmunxki, ứng với thời thượng kỳtrung đại tại các nước châu Âu là thể loại sử thi anh hùng dân tộc, bắt đầu từsáng tác truyền miệng, sau được ghi lại bằng văn viết. Thể loại này không chỉcó trong văn học dân tộc Đức, văn học tiếng Rômăng, văn học Nga, mà còncó cả trong văn học Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Kapcađơ…Đối với thời trung đại trung kỳ, cái đặc trưng là thể loại tiểu thuyết diễmtình, trong đó các hiệp sĩ tôn thờ các bà chúa và thực hiện các cuộc phiêulưu. Đó là các tiểu thuyết về Lanxelôt, về Trixtăng, về Alexăngđrơ và Ênê,được sáng tạo bởi Crêchiên đơ Tơroa hay những kẻ mô phỏng, mà mâuthuẫn chủ đạo là giữa tình yêu hiệp sĩ với nghĩa vụ gia đình hay nghĩa vụ chủtớ.Bên cạnh tiểu thuyết diễm tình là thơ tình yêu diễm tình thể hiện tìnhcảm cá nhân bằng hình thức còn che giấu dưới cái vỏ đẳng cấp.Một thể loại khác khá đặc trưng cho văn học trung đại châu Âu là truyệnthơ mang nội dung sinh hoạt.Vấn đề đặt ra trong thi pháp các thể loại này là yếu tố dân gian, truyềnmiệng và yếu tố văn học viết; các công thức tự sự truyền thống và các yếu tốtác giả cá nhân. V.Girmunxki đặc biệt chú ý tới vấn đề phong cách tự sự,phong cách ước lệ của văn học trung đại, đặc trưng bởi các công thức, cácsáo ngữ, các khuôn thức… ứng với việc nhận thức nghệ thuật, tập trung chúý vào cái phổ biến, cái điển hình, cái bất biến. Đồng thời, vấn đề mức độ cátính của văn học trung đại cũng được tác giả chú ý. Girmunxki cho rằng “Mứcđộ cá tính trong thơ ca trung đại, đặc biệt là trong nghệ thuật của các nhà thơtrữ tình (Troubadour) phải biểu hiện xuyên qua truyền thống các công thức vàsự kết hợp của chúng đang là một vấn đề quan trọng của thi pháp học lịch sử,nhưng cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu”. D. X. Likhatrốp nhấn mạnhtới việc nghiên cứu hệ thống thể loại văn học trung đại: “Cần phải nghiên cứukhông chỉ là bản thân các thể loại, mà còn là các nguyên tắc làm cơ sở choviệc phân chia các thể loại; không phải chỉ nghiên cứu các thể loại riêng lẻ,mà còn phải nghiên cứu lịch sử của nó, hệ thống các thể loại của một thờiđại”. Bởi vì các thể loại không tồn tại độc lập với nhau, mà kết thành hệ thốngvà hệ thống đó diễn biến trong lịch sử. Ông nhấn mạnh tính lịch sử của nó,phản đối việc hiện đại hoá thể loại văn học trung đại. Ông lưu ý tới hàng loạtquy luật hình thành thể loại văn học trong văn học Nga cổ như vai trò quyếtđịnh của đề tài, chủ đề, mục đích sử dụng, tên gọi của thể loại, thể loại chính,thể loại phụ thuộc, trật tự thể loại.Có thể nói D.X.Likhatrốp đã trình bày một lý luận hoàn chỉnh về thể loạivăn học trung đại trên cứ liệu văn học Nga cổ. Theo ông, khác với thể loại vănhọc hiện đại vốn chia tách ra theo sự đa dạng của sáng tạo, thể loại văn họctrung đại hình thành trước hết theo công dụng của nó trong thực tế. Các thểloại văn học nhà thờ phục vụ các nghi thức tế, lễ. Thể loại biên niên xuất hiệndo nhu cầu ghi chép các sự việc để làm sáng tỏ trạng thái của nó trong hiệntại. Thể loại truyện các công tước được viết ra để chứng tỏ tính chính nghĩatrong hành động của họ… Theo Likhatrốp, không được giải thích tính chấtcủa thể loại văn học trung đại bằng “lối tư duy trung đại” như có người đã làm.Theo ông, tư duy con người thời nào cũng như nhau, chỉ khác nhau do thếgiới quan, quan điểm chính trị, hình thức cái nhìn nghệ thuật, thị hiếu thẩmmỹ. Nếu như cội nguồn thể loại văn học nằm ngoài văn học thì đâu là cộinguồn của tính văn học của thể loại? Theo Likhatrốp, sự phân biệt thể loại vềmặt văn học của văn học trung đại còn rõ rệt hơn văn học hiện đại. Đó là domỗi thể loại tự xác định một hình tượng tác giả – người thực hiện thể loại đó:tác giả trong sám hối, tác giả kể sự tích các thánh, tác giả ghi biên niên… Đókhông phải là tác giả cụ thể, mỗi thể loại thống nhất trong một kiểu phongcách. Tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm. Hệ thống thể loại trung đại biênchế như hệ thống binh chủng trong quân đội, chúng có nhiệm vụ chiến đấuriêng và không thể pha trộn với nhau.Quan hệ giữa hệ thống thể loại văn học dân gian và văn học viết trungđại cũng là một vấn đề quan trọng. Nếu hệ thống thể loại văn học hiện đại độclập với hệ thống thể loại dân gian, thì hệ thống thể loại văn học trung đại lạikhác. Hệ thống này do nhu cầu cuộc sống của nhà thờ và quý tộc quy định.Nhưng cuộc sống ấy lại cũng do văn hoá dân gian quy định. Nó không táchkhỏi lễ hội, tín ngưỡng đa thần giáo. Do đó, một số thể loại văn học dân giancó tác động tích cực tạo thành thể loại văn học viết. Sự xuất hiện của đô thịcũng làm nảy sinh các hình thức văn học dân gian mới, đến lượt nó lại làmbiến đổi diện mạo văn học viết.Lý luận thể loại ấy rất có ý nghĩa để tiến hành nghiên cứu văn học trungđại nói chung và thể loại văn học trung đại Việt Nam nói riêng.Cùng với quan niệm lý luận ấy, thi pháp thể loại thể hiện ở hệ thống cácthủ pháp nghệ thuật dùng để giới thiệu, nối kết, làm nổi bật hay bỏ qua nhằmbiểu hiện cuộc sống. Mỗi hệ thống nghệ thuật có hệ thống các thủ pháp nghệthuật đặc trưng. Đây là lĩnh vực mà Likhatrốp gọi là “phương pháp nghệthuật” – phương pháp miêu tả, biểu hiện. Theo lý luận về “phương pháp nghệthuật” này, B. L. Riftin đã nghiên cứu phương pháp trong văn học trung đạiphương Đông, cung cấp một cách làm có hiệu quả.Sau cấp độ thủ pháp (biện pháp) là cấp độ ngôn từ. Thi pháp học hiểungôn từ như là chất liệu tạo thành tính nghệ thuật của văn học. Ứng với mộtkiểu văn học có một nhãn quan về ngôn từ và các biện pháp, nguyên tắc sửdụng ngôn từ trên tất cả các bình diện thẩm mỹ – từ ngữ âm đến văn bản…Thi pháp học quan tâm không chỉ các nguyên tắc tổ chức văn bản mà cònquan tâm tới mối quan hệ tác động qua lại của các từ tạo nên vẻ đẹp của cơchất (texture). Ở đây việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ Đường, thơ Đỗ Phủ củahai tác giả Mỹ gốc Trung Quốc Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân theo các lý thuyếtngôn ngữ học hiện đại có một tác dụng gợi ý quý báu. Đây là lĩnh vực của từchương học, phong cách học, một bộ phận hợp thành của thi pháp học.Tóm lại, giới thiệu việc nghiên cứu thi pháp văn học trung đại qua mộtsố công trình, có thể nhận thấy rằng vấn đề thi pháp học văn học trung đại đãđược đặt ra chủ yếu trên bốn phương diện:.a) Quan niệm văn hoá thẩm mỹ, bao gồm quan niệm tổng quát về vănhọc, về tác giả, về thể loại, về ngôn ngữ nói chung.b) Thể loại văn học với hệ thống đặc trưng trong loại hìnhc) Hệ thống các thủ pháp, các phương pháp nghệ thuật thể hiện chocách chiếm lĩnh, cảm nhận đời sống của người trung đại.d) Hệ thống từ chương học với các nguyên tắc sử dụng ngôn từ trêncác cấp độ.Đó cũng là cái sườn khái quát để đi vào nghiên cứu thi pháp của mộtnền văn học cụ thể.Việc nghiên cứu hệ thống thi pháp của một nền văn học cụ thể dĩ nhiênkhông phải là lặp lại giản đơn các đặc điểm loại hình, mặc dù sự liên hệ, sosánh luôn luôn là cần thiết. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm pháthiện hệ thống thi pháp độc đáo của nền văn học dân tộc nước nhà, một nềnnghệ thuật đã được nghiên cứu chủ yếu về tác giả, tác phẩm cụ thể, nhưngcòn đang thiếu một cái nhìn tổng quan, hệ thống về các đặc trưng nghệ thuậtcủa nó trong tính chỉnh thể, toàn vẹn về mặt lịch sửIII. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở VIỆTNAMVăn học trung đại Việt Nam là một thời kỳ phát triển rất phong phú củavăn học dân tộc Việt Nam, song tài liệu bàn về thi pháp giai đoạn này thì hiệnvẫn còn ít ỏi, không tương xứng.1. Nghiên cứu sưu tầm, bình luận văn học bao giờ cũng chậm hơn vănhọc. Theo các tài liệu hiện có thì có thể nói ngành ngữ văn học Việt Nam đãhình thành từ thế kỷ XV với các công việc sưu tập, biên soạn. Không phải vôcớ mà các tác giả của công trình nghiên cứu, sưu tập đồ sộ Thơ văn Lý –Trần đã trịnh trọng giới thiệu bốn bài tựa: Một bài của Phan Phu Tiên Tân sanViệt âm thi tập tự (1433), một bài của Nguyễn Tử Tấn Tân tuyển Việt âm thitập tự (1495), một bài Trích diễm thi tập tự của Hoàng Đức Lương (1497),sau đó là bài của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII). Nguyễn Tử Tấn đã nói đến tiêuchuẩn của thơ và nguyên tắc tuyển chọn, chú ý tới các thể đa dạng. HoàngĐức Lương đã nói tới 5 cái khó khiến cho văn chương ít được lưu truyền: mộtlà khó thưởng thức (kén độc giả), hai là tát giả bận việc quan, ít sáng tác, balà ai sưu tầm thì bị chê bai, khích bác, bốn là bị cấm đoán, năm là bị binh hoả.Có thể nói ông Hoàng đã nói đúng năm nguyên nhân làm cho ngữ văn họcViệt Nam chậm phát triển. Đáng chú ý là ông Hoàng đã nói tới “thi học” – cáihọc về thơ của ông phải dựa vào kinh nghiệm các lưu phái đời Đường, đãbiết tới lưu phái! Trong văn xuôi, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lý Tế Xuyên cũngđóng vai trò như vậy. Tuy vậy lý luận và phê bình văn học chưa có điều kiệnphát triển.2. Trong thời trung đại, tương truyền có cuốn Văn thành bút pháp củaVũ Quỳnh đời Lê Thánh Tông, nay chưa tìm thấy. Các công trình của Lê QuýĐôn như Nghệ Văn Chí (Đại Việt thông sử), Vân đài loại ngữ, Toàn Việt thilục, của Phan Huy Chú như Văn tịch chí (Lịch triều hiến chương loại chí) cótrình bày ít nhiều quan niệm về văn chương và sự phân loại. Song song vớicác tuyển tập đã xuất hiện những ý kiến lẻ tẻ về văn thơ trong các bài tựa,bạt, ký, luận nhưng trong thời trung đại chưa bao giờ được sưu tầm nghiêncứu. Mãi dần sau này mới có ý định sưu tập thành sách như Từ trong di sản(Nxb Tác phẩm mới. Hà Nội, 1981). Người xưa bàn về văn chương (NxbKhoa học xã hội, Hà Nội, 1993), tức là cuối thế kỷ XX, thật là quá ư muộnmàng. Tuy vậy công việc chỉ mới bắt đầu, còn lâu mới đi vào quy củ và đầyđủ.3. Những công trình nghiên cứu, giới thiệu thi pháp văn học truyềnthống Việt Nam một cách tương đối có quy mô có lẽ phải kể đến đầu thế kỷnày với Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính (1918), Quốc văn cụ thể của BùiKỷ (1932). Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu với cácchương bàn về thể văn và thi pháp của văn học Việt Nam (1941), Đào NươngCa của Nguyễn Văn Ngọc (1932), Ca trù thể cách của Xuân Lan (1922),Chương Dân thi thoại của Phan Khôi (1936). Đây cũng là thời kỳ xuất hiệnnhiều cuốn lịch sử văn học Việt Nam. Ngoài cuốn của Dương Quảng Hàmnêu trên có thể kể: Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi (1942),Việt Nam văn học của Ngô Tất Tố (1942)…Sau năm 1954, bên cạnh việc phiên âm, phiên dịch tác phẩm văn họcchữ Nôm và chữ Hán, các bộ văn học sử Việt Nam có quy mô lớn xuất hiện ở