Điểm khác biệt giữa văn hóa việt nam và trung quốc

Trà là thức uống quen thuộc tại nhiều nước châu Á. Ở mỗi nước sẽ có phong cách uống trà khác nhau. Có chung đường biên giới, vậy văn hóa trà giữa Việt Nam và Trung Quốc có gì khác biệt? Cùng chúng tôi so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc qua bài viết sau đây nhé.

Nét tương đồng giữa văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc

Từ xa xưa, văn hóa của nước ta đã chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa của người Trung Quốc. Sự ảnh hưởng này thể hiện trên nhiều lĩnh vực như tôn giáo, hội họa, điêu khắc, kiến trúc,... Trong văn hóa trà, người Việt cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc. Bởi vì Trung Hoa có thể nói chính là một trong những cái nôi của trà đạo.

Khi so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể nhận ra khá nhiều điểm tương đồng. Điều này xuất phát từ sự tiếp thu và giao thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Có thể coi Trung Quốc chính là nguồn phát của văn hóa trà và Việt Nam chính là nơi tiếp nhận.

Điểm khác biệt giữa văn hóa việt nam và trung quốc
Văn hóa trà của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đã cải biến văn hóa trà cho phù hợp với phong cách của nước ta. Không chỉ tiếp thu văn hóa trà từ Trung Quốc, văn hóa trà của Việt Nam là sự tổng hợp và dung hòa từ nhiều nguồn. Văn hóa trà của Việt Nam chính là những nghi lễ của Trà Đạo Nhật Bản, sự thưởng ngoạn của Trung Quốc và nét ung dung của người Việt.

Trong văn hóa uống trà, người Việt đã gửi gắm cả những giá trị về vật chất và tinh thần vào từng chén trà. Trà thể hiện sự lạc quan, tinh thần tự do phóng khoáng của người Việt. Không chịu nhiều lễ nghi và ràng buộc, trà phát triển trong văn hóa của người Việt một cách dân dã và gần gũi.

So sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc

Mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng về cơ bản văn hóa trà giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn có nhiều điểm khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc cho mọi người tham khảo.

Văn hóa thưởng trà của người Việt Nam

Tuy chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng văn hóa uống trà của người Việt vẫn chứa những nét đặc trưng riêng biệt. Văn hóa uống trà của người Việt thiên về sự đơn giản, không quá bình dân nhưng cũng không nhiều nghi lễ rườm rà. Đó chính là sự kết hợp hoàn hảo trong nghệ thuật pha và uống trà.

Điểm khác biệt giữa văn hóa việt nam và trung quốc
Người Việt Nam có văn hóa uống trà chú trọng vào hương vị

Cách pha trà của người Việt chính là sự phản ánh văn hóa một cách toàn diện. Gồm các khâu: chọn trà, xử lý lá trà, đun nước, pha và rót trà, tận hưởng hương vị của trà. Chọn trà là khâu quan trọng nhất. Người Việt thường ưa chuộng chè tươi, chè nụ và trà xanh. Ngoài chè tươi, chè xanh thái nguyên và chè nụ, người Việt còn dùng lá chè già phơi khô rồi vò nhỏ để uống dần. Loại này được gọi là chè khô.

Ở các vùng chè nổi tiếng như Phú Thọ, Thái Nguyên còn có các loại chè như móc câu, chè mộc,... Đặc biệt người Việt xưa đã biết ướp trà với các loại hoa như sen, nhài, cúc, ngâu,... Những loại trà này mang đến hương vị vô cùng độc đáo.

Trong việc thưởng trà, văn hóa trà của người Việt không quá cầu kỳ nhưng cũng không hề đơn giản. Người Việt Nam uống trà với tâm thế hòa hợp với thiên nhiên, thái độ bình đẳng và khiêm nhường. Với người Việt, uống trà không cần phải có không gian riêng hay phải thêm quà bánh dùng chung. Đối với người Việt, điều quan trọng chính là hương vị của trà cùng người cùng thưởng thức.

Văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc

Để so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu cách uống trà của người dân Trung Hoa. Quá trình pha chế trà của người Trung Quốc thường đi kèm với nhiều công cụ để thưởng thức. Các công cụ này được gọi chung là trà cụ. Theo dòng chảy của thời gian, văn hóa trà Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trà nấu: Giai đoạn này người dân thường thu hoạch trà sau đó cắt và đóng thành bánh, đem phơi khô. Khi dùng trà sẽ trải qua các bước như hong khô, nghiền trà và nấu.
  • Giai đoạn trà khuấy: Cách thưởng thức này xuất hiện vào thời Tống, trà bột dùng thay cho trà bánh. Người ta sẽ tán trà thành bột sau đó khuấy với nước sôi và uống.
  • Giai đoạn trà ngâm: Cách uống trà này được dùng ở thời Minh. Người ta sẽ pha trà búp và đỉnh, sau khi búp trà chìm xuống thì uống.

Điểm khác biệt giữa văn hóa việt nam và trung quốc
Văn hóa thưởng trà của Trung Quốc có nhiều nét cầu kỳ

Người Trung Quốc thưởng trà để giải sầu, thư giãn,... Vậy nên việc thưởng trà có khá nhiều quy định về cách thưởng, cách rót, loại bánh để dùng chung.

Những trà ngon của Trung Quốc phải kể tên như: trà Ô long, trà hoa, hồng trà,... Ngày nay, người Trung Quốc vẫn giữ thói quen uống trà. Tuy nhiên trà chỉ còn được đánh giá bằng hương vị, các loại lễ nghi đã không còn giữ được nét thanh nhã như thời xưa.

Vừa rồi chúng tôi đã so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc một cách chi tiết nhất. Dù có nhiều nét tương đồng nhưng nhìn chung mỗi đất nước sẽ có một cách thưởng trà khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều cùng hướng đến việc thưởng thức hương vị của trà. Không chỉ là văn hóa uống trà, nó còn đại diện cho nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc.

Tôi có khá nhiều đồng nghiệp, vì một lý do nào đó, thường đi Việt Nam và Trung Quốc. Những lúc tán gẫu, tôi hay hỏi cảm nghĩ của họ về hai đất nước ấy. Chúng tôi đủ thân để có thể nói thật với nhau về nhiều điều. Một trong những điểm chung hầu như mọi người đều đồng ý với nhau là cách nhận xét về con người Việt Nam và Trung Quốc.

Xin tóm tắt vài ý chính:

Với tư cách cá nhân và trong quan hệ liên cá nhân (interpersonal), nói chung, người Việt Nam thân thiện hơn hẳn người Trung Quốc. Nhiều bạn tôi nêu lên một kinh nghiệm: Đến một quốc gia mới nào đó, một trong những việc đầu tiên họ làm là ngồi hay đứng ở một góc phố nào đó, với ly cà phê hay chiếc máy ảnh trên tay, ngắm thiên hạ qua lại. Những dòng người đi qua, lúc thưa thớt lúc đông đảo; lúc thảnh thơi lúc hối hả. Hết lớp này đến lớp khác. Họ chỉ ngắm và cố nắm bắt một nét gì đó chung nhất giữa hàng ngàn con người xa lạ kia. Theo họ, nét chung của người Trung Quốc là tính hướng đích (goal-oriented): Mọi người cứ cắm cúi đi, nhắm đến việc thực hiện một ý định nào đó của mình, ví dụ, đi thật nhanh đến chỗ làm hoặc một nơi nào đó. Khi thực hiện điều đó, họ không hề quan tâm đến người khác. Và bất chấp người khác. Không phải là họ chen lấn. Nói đến chen lấn là nói đến một chút ý thức về sự hiện diện của người khác. Trong phần lớn trường hợp, trên đường phố, người Trung Quốc không hề có ý thức đến sự hiện hữu của người khác. Họ cứ đi thẳng. Như chỉ có một mình họ. Ai không tránh họ thì họ đụng thẳng vào, lấy vai hích, mở ra một lối đi. Vậy thôi. Người Việt Nam thì khác. Họ đi và họ nhìn chung quanh. Ngay cả khi chen lấn thì họ cũng quan sát người khác để biết khi nào cần chen lấn và chen lấn đến mức độ nào thì dừng lại. Người Việt cũng thường đi thành từng cặp hoặc nhóm. Giữa họ với nhau lúc nào cũng có tiếng nói hoặc tiếng cười. Có khi vì mải mê cười và nói, họ không để ý đến chung quanh. Nhưng ít nhất họ cũng để ý đến nhau.

Khi được người ngoại quốc chận lại hỏi đường, người Việt cũng hay dừng lại và biểu hiện một số cố gắng giúp đỡ hơn người Trung Quốc. Trong trường hợp không biết tiếng Anh, người Trung Quốc thường lạnh lùng đi thẳng; người Việt Nam thường cười ngượng nghịu và lắc đầu. Thấp thoáng có chút gì như áy náy về việc mình không biết nói tiếng Anh và/hoặc không giúp đỡ được người khác.

Quán xá ở Việt Nam và ở Trung Quốc đều ồn ào như nhau. Nhưng từ lỗ tai của những người không biết tiếng Việt và tiếng Tàu, người ta có cảm tưởng như người Tàu thường cãi cọ, còn người Việt thì thường đùa giỡn.

Tuy nhiên, với tư cách công tư chức, trong vai trò của người làm việc, nhiều bạn tôi nói: Họ thích người Tàu hơn người Việt.

Người Việt dường như không phân biệt việc riêng và việc chung; quan hệ cá nhân và quan hệ công chúng; giữa tình cảm và trách nhiệm; không tập trung để giải quyết hẳn một việc gì. Nói chuyện với nhau thì rất vui nhưng sau đó, không ai dám chắc là công việc có hoàn tất như dự tính hay không. Nhiều việc rất đơn giản nhưng cứ kéo dài dây dưa từ ngày này qua ngày khác, thậm chí, từ tháng này qua tháng khác. Có khi, cuối cùng, phải bỏ dở.

Phần lớn người Trung Quốc, ngược lại, làm việc như một doanh nhân đầy tính toán nhưng rất năng nổ. Họ muốn làm được việc và xem mọi đối tác như những khách hàng cần được mua chuộc. Một số bạn bè tôi kể: sang bàn bạc các dự án hợp tác chung với các đại học ở Trung Quốc, mất thì giờ nhất là chương trình ăn uống. Sáng, mới mở mắt, đã có người đến tận khách sạn mời đi ăn. Ăn xong, đến đại học, chào hỏi và giới thiệu qua quýt chút xíu, lại được mời ăn nữa, ngay trong trường. Ăn xong, bàn việc tiếp. Đến trưa, lại ăn. Cực kỳ thịnh soạn. Rồi bàn việc tiếp. Giữa chừng, mọi người dừng lại để ăn. Chiều, lại ăn. Ăn xong, có người chở đi loanh quanh xem phố xá. Rồi lại ăn, trước khi về khách sạn ngủ. Người ta tính mỗi ngày được mời ăn uống không dưới 7,8 lần. Ngày nào cũng thế. Ngay cả những người kiêng ăn cũng cảm kích: Người ta cảm thấy được chiều chuộng và được tôn trọng. Về lại Úc, phần lớn không giấu được thiện cảm. Người này kể với người khác. Số người thích tìm kiếm các dự án hợp tác với Trung Quốc càng ngày càng nhiều.

Nói một cách tóm tắt, theo các bạn tôi, người Việt, tự bản chất, vẫn là những nông dân thật thà, chất phác và dễ thương nhưng chỉ biết những cái lợi nhỏ trước mắt và ít đáng tin cậy trong công việc; người Trung Quốc, ngược lại, là những doanh nhân xem mọi đối tác là những khách hàng cần được ve vãn và khai thác. Việt Nam là một địa điểm tuyệt hảo để đi du lịch, nhưng Trung Quốc mới là một địa điểm để hợp tác và làm ăn.

Dĩ nhiên, ở trên chỉ là ý kiến của năm, mười người. Để có một kết luận chính xác, cần có một cuộc thăm dò rộng lớn hơn. Nhưng bằng kinh nghiệm cá nhân của người Việt, chúng ta cũng rất dễ thấy những nhận định ấy có lẽ không quá xa sự thật.

Tôi kể lại ý kiến của các bạn tôi không phải để chê bai người Việt và khen ngợi người Trung Quốc. Tôi chỉ muốn nêu lên vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ.

Để cùng phát triển.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.