Giải bài 6.41, 6.42, 6.43, 6.44, 6.45, 6.46 trang 66, 67 sách bài tập hóa học 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Hóa học

Hấp thụ hết 3,35 lít khí \(SO_2\) (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 2 muối. Thêm \(Br_2\) dư vào dung dịch X, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch \(Ba(OH)_2\), thu được kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 6.41 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

a) Viết PTHH của các phản ứng của \(H_2S\) với \(O_2, SO_2\) nước clo. Trong các phản ứng đó, \(H_2S\) thể hiện tính khử hay tính oxi hoá, vì sao ?

b)Có thể điều chế lưu huỳnh từ khí \(SO_2\) và \(H_2S\). Viết PTHH của phản ứng.

Lời giải:

a)

Giải bài 6.41, 6.42, 6.43, 6.44, 6.45, 6.46 trang 66, 67 sách bài tập hóa học 10 - Bài  trang Sách bài tập (SBT) Hóa học

trong các phản ứng trên , \(H_2S\) thể hiện tính khử.

b) \(2H_2S+ SO_2 3S+2H_2O\)


Bài 6.42 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Trong phản ứng hoá học, các chất : \(S, H_2S, SO_2, H_2SO_3 \)có thể đóng vai trò chất oxi hoá hay chất khử ? Hãy viết PTHH của phản ứng để minh hoạ cho mỗi trường hợp.

Lời giải:

Các chất có thể đóng vai trò chất oxi hoá là \(S, SO_2, H_2SO_3\). Thí dụ :

a) \(S + 2Na Na_2S\)

b) \(SO_2 + 2H_2S 3S + 2H_2O\)

c) \(H_2SO_3 + 2H_2S

Giải bài 6.41, 6.42, 6.43, 6.44, 6.45, 6.46 trang 66, 67 sách bài tập hóa học 10 - Bài  trang Sách bài tập (SBT) Hóa học
3S + 3H_2O\)

Các chất có thể đóng vai trò chất khử là \(S, H_2S, SO_2, H_2SO_3\). Thí dụ :

a) \(S + O_2 SO_2\)

b) \(H_2S + Cl_2 S + 2HCL\)

c) \(SO_2 + Br_2 + 2H_2O H_2SO_4 + 2HBr\)

d) \(5H_2SO_3 + 2KMnO_4 2H_2SO_4 + K_2SO_4 + 2MnSO_4 + 3H_2O\)


Bài 6.43 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho m gam hỗn hợp hai muối \(Na_2CO_3\) và \(NaHSO_3\) có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch \(Ba(OH)_2\) dư thu được 41,4 gam kết tủa. Xác định m.

Lời giải:

Ta thấy :\( n_{CO_2}\) = \(n_{SO_2}\) . Gọi \(XO_2 = (CO_2 + SO_2)\)

\( \Rightarrow X + 32 = {{44 + 64} \over 2} \Rightarrow X = 22\) (công thức tính PTK trung bình)

\(n_{BaXO_3}\)=0,2 mol

Khi đó : \(XO_2 +Ba(OH)_2 BaXO_3 +H_2O\)

(mol) 0,2 0,2

\(\Rightarrow {n_{C{O_2}}} = {n_{S{O_2}}} = 0,1 \Rightarrow {n_{N{a_2}C{O_3}}} = {n_{NaHC{O_3}}} = 0,1\,mol \Rightarrow m = 21\,gam\)


Bài 6.44 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Dẫn từ từ 28 gam hỗn hợp X gồm (\(CO_2, SO_2\)), (\(d_{X/O_2}\) = 1,75) qua 500 ml dung dịch hỗn hợp (NaOH 0,7M ; \(Ba(OH)_2\) 0,4M) được m gam kết tủa. Xác định m.

Lời giải:

Ký hiệu: \(CO_2\) và \(SO_2\) là \(YO_2\) (

\({n_{Y{{\rm{O}}_2}}} = 0,5\,mol;\sum {{n_{OH}}} = 0,75\,mol;\,\,{n_{B{a^{2 + }}}} = 0,2\,mol\)

Ta có: \(1 < {{{n_{O{H^ - }}}} \over {{n_{Y{{\rm{O}}_2}}}}} = 1,5 < 2 \Rightarrow \) phản ứng tạo ra 2 muối

\(\left\{ \begin{array}{l}
HY{\rm{O}}_3^ - :\,x\,mol\\
Y{\rm{O}}_3^{2 - }:y\,mol
\end{array} \right.\)

Ta có sơ đồ chuyển hóa :

\(\begin{array}{l}
Y{{\rm{O}}_2} + O{H^ - } \to HY{\rm{O}}_3^ - + Y{\rm{O}}_3^ - \,\,\,\,\,(1)\\
Y{\rm{O}}_3^{2 - } + B{a^{2 + }} \to BaY{{\rm{O}}_3}\downarrow
\end{array}\,\,\,\,\,(2)\)

Dựa vào mol \(YO_2\) và \(OH^-\) :

Giải bài 6.41, 6.42, 6.43, 6.44, 6.45, 6.46 trang 66, 67 sách bài tập hóa học 10 - Bài  trang Sách bài tập (SBT) Hóa học


Bài 6.45 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Hấp thụ hết 3,35 lít khí \(SO_2\) (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 2 muối. Thêm \(Br_2\) dư vào dung dịch X, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch \(Ba(OH)_2\), thu được kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Lời giải:

Ta thấy khi cho \(Br_2\) dư vào dung dịch 2 muối \(S^{4+} (Na_2SO_3\, và,\ NaHSO_4\)) thì toàn bộ \(S^{4+}\) sẽ bị oxi hoá lên \(S^{6+} (SO_4^{2-}\)), do đó :

\(nSO_2 = n _{SO_4^{2-}}- =0,15\) => \(m_{BaSO_4}\) = 0,15.233 = 34,95 (gam).


Bài 6.46 trang 67 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Hấp thu hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí \(CO_2\) và \(SO_2\) vào 500 ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X có khả năng hấp thụ tối đa 2,24 lít \(CO_2\). (đktc). Xác định a.

Lời giải:

Kí hiệu \(CO_2\) và \(SO_2\) là \(YO_2\) => \(\sum {{n_{Y{{\rm{O}}_2}}}} _{ (đã\,dùng)}= 0,25 mo1\)

Chất tan sinh ra khi dung dịch NaOH hấp thụ tối đa \(YO_2\) sẽ là \(NaHYO_3\).

\(\left. \begin{array}{l}
Y{{\rm{O}}_2} + NaOH \to NaHY{{\rm{O}}_3}\\
0,25\,\,\,\,\,\,\,\,0,25
\end{array} \right\} \Rightarrow a = \frac{{0,25}}{{0,5}} = 0,5\left( {mol/l} \right)\)