Nêu doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khác biệt của các đoạn thị trường

I. Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất:

1. Marketing mục tiêu phải được tiến hành theo 4 bước lớn. Công việc nào được nêu dưới đây không phải là một trong các bước đó.


a. Định vị thị trường.
b. Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu
c. Phân đoạn thị trường
d. Phân chia sản phẩm. - Đáp án
e. Lựa chọn thị trường mục tiêu.

2. Ba doanh nghiệp X, Y, Z hoạt động cạnh tranh trong một ngành mà mức tiêu thụ hàng hoá như sau: Doanh nghiệp X: 80.000USD. Doanh nghiệp Y: 75.000USD; Doanh nghiệp Z: 45.000USD. Theo cách tính cơ bản thì thị phần của doanh nghiệp Y sẽ là: 


a. 40%
b. 42,5%
c. 37,5% - Đáp án
d. 35%
e. Không câu nào đúng

3. Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức ……. để phân đoạn thị trường:


a. Địa lý
b. Xã hội
c. Tâm lý
d. Hành vi - Đáp án

4. Theo khái niệm đoạn thị trường thì “Đoạn thị trường là một nhóm ….. có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing”.


a. Thị trường
b. Khách hàng
c. Doanh nghiệp
d. Người tiêu dùng - Đáp án
e. Tất cả đều đúng.

5. Marketing có phân biệt:


a. Diễn ra khi một doanh nghiệp quyết định hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế chương trình Marketing Mix cho riêng từng đoạn thị trường đó.
b. Có thể làm tăng doanh số bán ra so với áp dụng Marketing không phân biệt.
c. Có thể làm tăng chi phí so với Marketing không phân biệt.
d. (b) và ©
e. Tất cả các điều trên. - Đáp án

6. Tất cả những tiêu thức sau đây thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học dùng để phân đoạn thị trường ngoại trừ:


a. Tuổi tác
b. Thu nhập
c. Giới tính
d. Lối sống - Đáp án
e. Chu kì của cuộc sống gia đình.

7. Marketing tập trung: 


a. Mang tính rủi ro cao hơn mứa độ thông thường.
b. Đòi hỏi chi phí lớn hơn bình thường
c. Bao hàm việc theo đuổi một đoạn thị trường trong một thị trường lớn
d. (a) và © - Đáp án
e. Tất cả các điều trên.

8. Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn:


a. Chiến lược Marketing phân biệt
b. Chiến lược Marketing không phân biệt
c. Chiến lược Marketing tập trung - Đáp án
d. Chiến lược phát triển sản phẩm.

9. Đâu là ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt?


a. Giúp tiết kiệm chi phí. - Đáp án
b. Gặp phải cạnh tranh khốc liệt
c. Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực.
d. (a) và ©
e. Tất cả các điều nêu trên

10. Điều kiện nào sau đây không phải là tiêu chuẩn xác đáng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một đoạn thị trường? 


a. Mức tăng trưởng phù hợp
b. Quy mô càng lớn càng tốt
c. Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp
d. Mức độ cạnh tranh thấp. - Đáp án

11. Nếu trên một thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược:


a. Marketing không phân biệt - Đáp án
b. Marketing phân biệt
c. Marketing tập trung.
d. Bất kì chiến lược nào cũng được.

12. Vị thế của sản phẩm trên thị trường là mức độ đánh giá của …. về các thuộc tính quan trọng của nó.


a. Khách hàng. - Đáp án
b. Người sản xuất.
c. Người bán buôn.
d. Người bán lẻ

13. Nếu doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khác biệt của các đoạn thị trường và thâm nhập toàn bộ thị trường lớn với một sản phẩm thống nhất thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện Marketing ……


a. Đa dạng hoá sản phẩm
b. Đại trà. - Đáp án
c. Mục tiêu
d. Thống nhất.
e. Không câu nào đúng.

14. Quá trình trong đó người bán phân biệt các đoạn thị trường, chọn một hay vài đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu, đồng thời thiết kế hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu được gọi là: 


a. Marketing đại trà
b. Marketing mục tiêu - Đáp án
c. Marketing đa dạng hoá sản phẩm.
d. Marketing phân biệt theo người tiêu dùng.

15. Trong thông báo tuyển sinh năm học 2004 của trường Đại Học Thăng Long có câu: “Trải qua hơn 15 năm từ khi thành lập đến nay, Đại học Thăng Long luôn lấy việc đảm bảo chất lượng đào tạo làm trọng”. Câu nói này có tác dụng: 


a. Quảng cáo đơn thuần
b. Nhắc nhở sinh viên và giảng viên cần cố gắng
c. Định vị hình ảnh của trường trong xã hội. - Đáp án
d. Không có các tác dụng trên.

II. Các câu sau đây đúng hay sai?

1. Phân đoạn thị trường là chia thị trường thành các nhóm người mua mà giữa các nhóm đó đặc điểm nhu cầu giống nhau về một loại sản phẩm nào đó.


2. Phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp xây dựng một chương trình Marketing phù hợp với toàn bộ thị trường tổng thể.
3. Marketing đại trà nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng để cung cấp cho người mua mà không chú ý đến đoạn thị trường khác.
4. Marketing mục tiêu và xác định thị trường mục tiêu là hai khái niệm đồng nghĩa.
5. Những người trong một nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý hết sức khác nhau. - Đúng
6. Chiến luợc Marketing không phân biệt có ưu điểm là nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. - Đúng
7. Áp dụng Marketing phân biệt thường dẫn đến tổng doanh số bán ra thấp hơn so với áp dụng Marketing không phân biệt.
8. Định vị thị trường có liên quan tới việc sản phẩm được phân phối và trưng bày ở đâu trong cửa hàng.
9. Ngày nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ hình thức Marketing đại trà và Marketing đa dạng hoá sản phẩm sang Marketing mục tiêu. - Đúng
10. Việc phân đoạn thị trường được thực hiện bằng cách chia thị trường chỉ theo duy nhất một tiêu thức nào đó.


Page 2

Các bạn vào Các mục trang con để xem chi tiết nhaHọc phần Marketing căn bản giúp sinh viên nắm bắt được những yếu tố cơ bản nhất trong các hoạt động Marketing nhằm xác định các giải pháp về sản phẩm, cách thức định giá hợp lý, xây dựng hệ thống phân phối và các biện pháp xúc tiến thương mại, cụ thể như:

·        Sự hình thành và phát triển của hoạt động Marketing

·        Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

·        Phân khúc thị trường để xác định thị trường mục tiêu

·        Hành vi tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng

·        Tìm hiểu về sản phẩm và chu kỳ sống của sản phẩm

·        Các bước tạo dựng sản phẩm mới và tạo dựng thương hiệu

·        Các phương pháp định giá trong doanh nghiệp

·        Xây dựng mạng lưới phân phối trực tiếp và gián tiếp, ưu và nhược điểm.

·        Vai trò của các trung gian phân phối

·        Quảng cáo hiệu quả

·        Các phương pháp khuyến mại

·        Cách tạo chương trình PR hiệu quả

·        Các cách thức Marketing trực tiếp  

·        Chào hàng cá nhân


Page 3

I. Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất.

1. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không phải là tác nhân môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng?


a. Kinh tế
b. Văn hoá
c. Chính trị
d. Khuyến mại - Đáp án
e. Không câu nào đúng.

2. Gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… là ví dụ về các nhóm:


a. Thứ cấp
b. Sơ cấp
c. Tham khảo trực tiếp
d. (b) và © - Đáp án
e. (b) và (a)

3. Một khách hàng đã có ý định mua chiếc xe máy A nhưng lại nhận được thông tin từ một người bạn của mình là dịch vụ bảo dưỡng của hãng này không được tốt lắm. Thông tin trên là: 


a. Một loại nhiễu trong thông điệp
b. Một yếu tố cản trở quyết định mua hàng. - Đáp án
c. Một yếu tố cân nhắc trước khi sử dụng
d. Thông tin thứ cấp.

4. Khi một cá nhân cố gắng điều chỉnh các thông tin thu nhận được theo ý nghĩ của anh ta thì quá trình nhận thức đó là: 


a. Bảo lưu có chọn lọc
b. Tri giác có chọn lọc
c. Bóp méo có chọn lọc. - Đáp án
d. Lĩnh hội có chọn lọc.

5. Khái niệm “động cơ” được hiểu là: 


a. Hành vi mang tính định hướng.
b. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
c. Nhu cầu đã trở nên bức thiết buộc con người phải hành động để thoả mãn nhu cầu đó. - Đáp án
d. Tác nhân kích thích của môi trường.

6. Một khách hàng có thể không hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua và sử dụng; trạng thái cao nhất của sự không hài lòng được biểu hiẹn bằng thái độ nào sau đây?


a. Tìm kiếm sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm vừa mua trong lần mua kế tiếp.
b. Không mua lại tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp đó.
c. Tẩy chay và truyền tin không tốt về sản phẩm đó. - Đáp án
d. Phàn nàn với Ban lãnh đạo doanh nghiệp
e. Viết thư hoặc gọi điện theo đường dây nóng cho doanh nghiệp.

7. Theo lý thuyết của Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc nào? 


a. Sinh lý, an toàn, được tôn trọng, cá nhân, tự hoàn thiện.
b. An toàn, sinh lý, tự hoàn thiện, được tôn trọng, cá nhân.
c. Sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng, tự hoàn thiện. - Đáp án
d. Không câu nào đúng.

8. Một người mà các quyết định của anh ta tác động đến quyết định cuối cùng của người khác được gọi là: 


a. Người quyết định
b. Người ảnh hưởng - Đáp án
c. Người khởi xướng.
d. Người mua sắm.

9. Tập hợp các quan điểm theo niềm tin của một khách hàng về một nhãn hiệu sản phẩm nào đó được gọi là: 


a. Các thuộc tính nổi bật.
b. Các chức năng hữu ích
c. Các giá trị tiêu dùng.
d. Hình ảnh về nhãn hiệu. - Đáp án

10. Theo định nghĩa, ………của một con người được thể hiện qua sự quan tâm, hành động, quan điểm về các nhân tố xung quanh.


a. Nhân cách.
b. Tâm lý.
c. Quan niệm của bản thân.
d. Niềm tin.
e. Lối sống. - Đáp án

11. Hành vi mua của tổ chức khác với hành vi mua của người tiêu dùng ở chỗ: 


a. Các tổ chức mua nhiều loại sản phẩm hơn.
b. Các tổ chức khi mua thì có nhiều người tham gia vào quá trình mua hơn.
c. Những hợp đồng, bảng báo giá … thường không nhiều trong hành vi mua của người tiêu dùng. - Đáp án
d. Người tiêu dùng là người chuyên nghiệp hơn.

12. Hai khách hàng có cùng động cơ như nhau nhưng khi vào cùng một cửa hàng thì lại có sự lựa chọn khác nhau về nhãn hiệu sản phẩm, đó là do họ có sự khác nhau về:


a. Sự chú ý.
b. Nhận thức. - Đáp án
c. Thái độ và niềm tin
d. Không câu nào đúng.
e. Tất cả đều đúng.

13. Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng thường nhận được thông tin từ nguồn thông tin…… nhiều nhất, nhưng nguồn thông tin ….. lại có vai trò quan trọng cho hành động mua.


a. Cá nhân/ Đại chúng.
b. Thương mại/ Đại chúng.
c. Thương mại/ Cá nhân. - Đáp án
d. Đại chúng/ Thương mại.

14. Ảnh hưởng của người vợ và người chồng trong các quyết định mua hàng: 


a. Phụ thuộc vào việc người nào có thu nhập cao hơn.
b. Thường là như nhau.
c. Thường thay đổi tuỳ theo từng sản phẩm. - Đáp án
d. Thường theo ý người vợ vì họ là người mua hàng.
e. Thường theo ý người chồng nếu người vợ không đi làm.

15. Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng khi so sánh sự khác nhau giữa việc mua hàng của doanh nghiệp và việc mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng? 


a. Số lượng người mua ít hơn.
b. Quan hệ lâu dài và gắn bó giữa khách hàng và nhà cung cấp.
c. Vấn đề thương lượng ít quan trọng hơn. - Đáp án
d. Mang tính rủi ro phức tạp hơn.

II. Các câu sau đây đúng hay sai?

1. Hành vi mua của người tiêu dùng là hành động “trao tiền - nhận hàng”.


2. Nếu người bán phóng đại các tính năng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ kỳ vọng nhiều vào sản phẩm, và khi sử dụng sản phẩm này thì mức độ thoả mãn của họ sẽ tăng lên.
3. Một trong những khác biệt giữa người mua là các doanh nghiệp và người mua là những người tiêu dùng là các doanh nghiệp khi mua sắm thường dựa vào lý trí nhiều hơn. - Đúng
4. Người tiêu dùng không nhất thiết phải trải qua đầy đủ cả 5 bước trong quá trình mua hàng. - Đúng
5. Người sử dụng sản phẩm cũng chính là người khởi xướng nhu cầu về sản phẩm đó.
6. Quá trình mua hàng của người tiêu dùng được kết thúc bằng hành động mua hàng của họ.
7. Nghề nghiệp của một người có ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm mà người đó lựa chọn. - Đúng
8. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng sâu rộng nhất đến tính chất của sản phẩm mà người đó lựa chọn.
9. Freud cho rằng phần lớn mọi người đều không có ý thức về những yếu tố tâm lý tạo nên hành vi của họ. - Đúng
10. Do khi mua hàng các doanh nghiệp thường dựa vào lý trí nhiều hơn cho nên việc mua hàng của họ hầu như không có rủi ro.
11. Nhóm tham khảo sơ cấp là nhóm mà người tiêu dùng giao tiếp thường xuyên hơn nhóm thứ cấp. - Đúng