Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Smart Banking

13

© Học viện Ngân hàng

ISSN 1859 - 011X

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Số 220- Tháng 9. 2020

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ

Smartbanking- Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV

- Chi nhánh Bắc Sài gòn

Hà Nam Khánh Giao

Khoa Vận tải Hàng không, Học viện Hàng không Việt Nam

Trần Kim Châu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ba Mươi Tháng Tư

Ngày nhận: 10/02/2020 Ngày nhận bản sửa: 09/04/2020 Ngày duyệt đăng: 17/04/2020

Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định sử dụng dịch vụ smart banking tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Sài Gòn (BIDV BSG), bằng

việc khảo sát 235 khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Nghiên cứu sử dụng

công cụ SPSS 20 để phân tích độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s

Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính bội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động tích cực, sắp xếp theo

độ mạnh giảm dần, bao gồm: Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận sự hữu ích,

Cảm nhận sự tin tưởng tới quyết định sử dụng Smart banking của khách

The factors aect on the Decision of using Smart Banking service at Bank of Investment and

Development of Viet Nam- North Saigon Branch

Abstract: This study aims at determining and measuring the factors aect on the decision of using smart

banking at Bank of Investment and Development of Viet Nam- North Saigon Branch (BIDV BSG), by surveying

235 personal customers of the branch. The study uses SPSS 20 tool to analyze the scale credibility through

Cronbach’s Alpha, exploratory factor analyze, and multiple linear regression analyze.

The results show that there are positively impacted factors, arranged by decreasing impact: Perceived Ease of

Use, Perceived Usefulness, Perceived Credibility to decision of using smart banking of customers. Meanswhile,

there are negatively impacted factors, arranged by decreasing impact: Perceived Risks, Perceived Cost. The

results also help management to recognize the importance of the factors which eect on decision of usinf

smart banking of the personal customers, from there, management can adopt the strategies and tactics

reasonably in the context of erce competition nowadays.

Keywords: The factors, Decision of using smart banking, Bank of Investment and Development of Viet Nam-

North Saigon Branch

Giao Nam Khanh Ha

Email:

Faculty of Air Transport, Vietnam Aviation Academy

Chau Kim Tran

Email:

Bank of Investment and Development of Viet Nam- 30 April Banch

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

hàng. Trong khi đó, các nhân tố tác động tiêu cực, sắp xếp theo độ mạnh

giảm dần, bao gồm: Cảm nhận về rủi ro, Cảm nhận về chi phí. Kết quả

cũng giúp cho các nhà quản trị nhận thấy được tầm quan trọng của các

nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng cá nhân, và từ

đó có những điều chỉnh chiến lược và hành động phù hợp trong quá trình

cạnh tranh khốc liệt hiện nay đối với các ngân hàng.

Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, Quyết định sử dụng, dịch vụ smart banking,

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh

Bắc Sài gòn (BIDV BSG).

1. Giới thiệu

Theo Báo cáo cuối tháng 6/2019 của Bộ

Thông tin & Truyền thông, đã có 134,5

triệu thuê bao di động, trong đó có 121,12

triệu thuê bao (90%) sử dụng điện thoại

thông minh (smartphone). Đây tín hiệu

đáng mừng khi mà các ngân hàng sử dụng

các ứng dụng để quản lý thông tin tài khoản

khách hàng dễ dàng hơn thông qua điện

thoại.

Trong môi trường toàn cầu, ngành Ngân

hàng là một trong những lĩnh vực cần hiện

đại hóa và hội nhập nhanh nhất để đáp

ứng những nhu cầu tăng cao của khách

hàng. Một trong những ứng dụng được sử

dụng phổ biến ứng dụng dịch vụ Smart

Banking của các ngân hàng. Đây dịch

vụ ngân hàng trên điện thoại di động thông

minh, cho phép khách hàng nhân thực

hiện các giao dịch tài chính, phi tài chính

và các tiện ích nâng cao do ngân hàng

cung cấp (Hughes, 2018). Dịch vụ được

cung cấp đến tất cả các khách hàng sử

dụng điện thoại thông minh dùng hệ điều

hành Android, IOS, Window Phone. Dịch

vụ này không những đem đến những tiện

ích cho cuộc sống hiện đại ngày nay như

chuyển tiền, thanh toán, dịch vụ thẻ, mua

sắm, tiền gửi online, nạp tiền điện thoại…

mà còn bảo mật được thông tin khách hàng

nhờ ứng dụng mở khóa bằng vân tay, face

ID.

Các tính năng của dịch vụ Smart Banking

hiện các ngân hàng cung cấp gồm: Vấn tin

số dư tài khoản của khách hàng; Truy vấn

chi tiết thông tin thẻ, lịch sử giao dịch, sao

kê của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế

và thẻ tín dụng quốc tế; Đăng ký sản phẩm

dịch vụ online (tiền vay, thẻ); Tìm kiếm

ATM/Chi nhánh; Tra cứu thông tin tỷ giá,

lãi suất; Chuyển tiền thanh toán, chuyển

tiền liên ngân hàng 24/7; Thanh toán trực

tuyến: nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ cào,

thanh toán hóa đơn tiền điện, nạp tiền học

phí, thanh toán vé máy bay, học phí, truyền

hình, viễn thông, nạp tiền điện tử, nạp

tiền game; Các tiện ích nâng cao: mua

máy bay qua đại VNPAY, quản đầu

tư, trao đổi thông tin, thư giãn giải trí

(Hughes, 2018).

BIDV đang là ngân hàng bán lẻ tốt nhất

trong 05 năm qua do The Asian Banker bình

chọn (TTBC số 3/2019) và Chi nhánh Bắc

Sài Gòn là chi nhánh cấp một trực thuộc

BIDV, tiền thân là Chi nhánh Tân Bình. Về

lợi nhuận trước thuế, BIDV BSG đứng thứ

hai trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đứng thứ

15 trên toàn hệ thống BIDV. BIDV là một

trong các ngân hàng đang triển khai mạnh

mẽ dịch vụ smart banking tới các khách

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

15

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

hàng cá nhân. Vậy lý do nào để khách hàng

lựa chọn và quyết định sử dụng dịch vụ

smart banking tại các ngân hàng?

Hiện đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài

nước về dịch vụ (Hà Nam Khánh Giao,

2004, 2018; Hà Nam Khánh Giao, Ao Thu

Hoài Phạm Quang Vinh, 2019), nhưng

chỉ một số tác giả (Luarn và Lin, 2005;

Wu và Wang, 2005; Nguyễn Thế Phương,

2014; Lê Tô Minh Tân, 2013) đã quan tâm

đến dịch vụ smart banking, mobile banking,

và các nhân tố tác động đến quyết định sử

dụng smart banking, mobile banking trên

thế giới tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng

chưa có nghiên cứu sâu tại BIDV về vấn đề

này. Việc nghiên cứu quyết định sử dụng

dịch vụ smart banking tại BIDV BSG là

cần thiết, gợi ý cho các nhà quản tại

BIDV BSG nói riêng, các ngân hàng nói

chung khi xây dựng chiến lược khách hàng

trong bối cảnh cạnh tranh dịch vụ ngân

hàng đang gia tăng như hiện nay.

2. Tổng quan lý thuyết

2.1. Các mô hình lý thuyết đánh giá hành

vi chấp nhận sử dụng dịch vụ

hình chấp nhận công nghệ

(Technology Acceptance Model- TAM)

(Davis 1989; Davis ctg, 1989) đã được

thừa nhận và áp dụng rộng rãi để kiểm

tra mức độ chấp nhận của người sử dụng

đối với các ứng dụng hệ thống công nghệ

thông tin. hình TAM bao gồm hai cấu

trúc: (1) Cảm nhận sự hữu ích (Perceived

usefulness): mức độ mà một người tin rằng

việc sử dụng một hệ thống, một dịch vụ

hay sản phẩm công nghệ đặc biệt sẽ nâng

cao hiệu suất công việc của họ; và (2) cảm

nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use):

mức độ mà một người tin rằng sử dụng một

hệ thống, một dịch vụ hay sản phẩm công

nghệ mới cụ thể họ cũng không khó khăn

để học cách sử dụng nó, việc sử dụng sẽ

đơn giản dễ hiểu. Trong đó, nhân tố dễ

sử dụng tác động đến cảm nhận về sự

hữu ích.

hình chấp nhận công nghệ mở rộng

(Extended TAM): Luarn và Lin (2004)

đã mở rộng hình TAM ban đầu bằng

cách thêm một số nhân tố có liên quan

nhằm tìm hiểu quyết định sử dụng dịch vụ

Mobile Banking (là một bộ phận của Smart

Banking) tại Đài Loan: Cảm nhận sự tin

tưởng (Perceived credibility), Cảm nhận về

chi phí (Perceived cost), Cảm nhận về tự

tin (Perceived self-ecacy).

Wu và Wang (2005) dựa trên mô hình

Extended TAM thêm vào: Cảm nhận rủi

rochi phí tài chính. Gần đây, Jeong và

Yoon (2013) cũng dựa trên mô hình TAM

mở rộng, phân tích 5 cảm nhận của người

sử dụng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng

mobile banking tại Singapore ( sự hữu ích,

dễ sử dụng, sự tín nhiệm, tự cảm nhận hiệu

quả và chi phi tài chính), với kết quả: cảm

nhận sự hữu ích có ảnh hưởng nhất, nhưng

cảm nhận chi phí tài chính thì không có ảnh

hưởng.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thế

Phương (2014) đã sử dụng hình TAM

mở rộng làm cơ sở lý thuyết để điều tra

quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking

tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho

thấy: Tính hữu ích, dễ dàng sử dụng, sự

tin tưởng, chi phí rủi ro sử dụng tác

động quan trọng đến quyết định sử dụng

dịch vụ Mobile Banking của khách hàng tại

địa bàn này. Tương tự, Tô Minh Tân

(2013) nghiên cứu quyết định sử dụng dịch

vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng

nhân ở Thừa Thiên Huế, kết quả cho

thấy các nhân tố như cảm nhận rủi ro, cảm

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

nhận dễ sử dụng, cảm nhận sự hữu ích

tác động đến quyết định sử dụng kênh ngân

hàng trực tuyến, trong đó, cảm nhận sự hữu

ích có tác động lớn nhất.

thuyết khuếch tán đổi mới (Innovations

Diusion Theory- IDT) được đưa ra bởi

Roger (1995) để giải thích quá trình chấp

nhận các ý tưởng mới, công nghệ mới của

người sử dụng. Quá trình chấp nhận những

tác động đổi mới bao gồm 5 giai đoạn: (1)

giai đoạn nhận thức; (2) giai đoạn thuyết

phục; (3) giai đoạn đưa ra quyết định; (4)

giai đoạn thực hiện; (5) giai đoạn xác

nhận.

thuyết hợp nhất về chấp nhận sử

dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển

bởi Venkatesh và ctg (2003). Mô hình

UTAUT hình hợp nhất từ tám mô

hình chấp nhận công nghệ trước đó, mô

hình này cho rằng 4 nhân tố: mong đợi

về thành tích (Performance Expectancy),

mong đợi về sự nỗ lực (Eort Expectancy),

ảnh hưởng hội (Social Inuence) và điều

kiện thuận tiện (Facilitating Conditions)

những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến

quyết định sử dụng và hành vi sử dụng.

Trong khi đó, giới tính, tuổi, kinh nghiệm

sự tự nguyện được cho tác động

gián tiếp đến 4 nhân tố chính phía trên

(Venkatesh và ctg, 2003).

Kết quả nghiên cứu của Yu (2012) cho

thấy: chi phí tài chính, ảnh hưởng của

hội và sự tin tưởng có ảnh hưởng mạnh đến

quyết định sử dụng mobile banking. Trong

khi đó, kết quả nghiên cứu của Foon và Fah

(2011) cho thấy: kết quả kỳ vọng, nỗ lực

kỳ vọng, ảnh hưởng hội, các điều kiện

thuận tiện và sự tin tưởng đều đóng vai trò

quan trọng đến quyết định sử dụng internet

banking (trung bình thể giải thích 56%

sự thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ

này).

2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các mô hình nghiên cứu gần đây về smart

banking áp dụng thành công ở trong và

ngoài nước phần lớn đều xuất phát từ

hình TAM của Davis (1989) mô hình

TAM mở rộng (Extended TAM) của Luarn

Lin (2005). Do đó, nhóm tác giả đã đề

Cảm nhận sự hữu ích (CNSHI)

Quyết định

sử dụng dịch vụ smart

banking (QD)

Cảm nhận dễ sử dụng (CNDSD)

Cảm nhận sự tin tưởng (CNSTT)

Cảm nhận về rủi ro (CNRR)

Cảm nhận về chi phí (CNCP)

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất dựa trên mô hình TAM mở rộng và các nghiên cứu trong nước

H1 (+)

H2 (+)

H3 (+)

H4 (-)

H5 (-)

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

17

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

xuất sử dụng hình TAM mở rộng,

chọn lọc và bổ sung thêm một số nhân

tố phù hợp với điều kiện của Việt Nam

từ nghiên cứu của Nguyễn Thế Phương

(2014) Minh Tân (2013) (Bảng

1). Từ đó, kết hợp với khảo lược các nghiên

cứu có liên quan, nhóm tác giả đề xuất

hình nghiên cứu như trong Hình 1, cùng

các giả thuyết:

H1: Cảm nhận sự hữu ích có ảnh hưởng

cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ

Smart banking.

H2: Cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng cùng

chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart

banking.

H3: Cảm nhận sự tin tưởng ảnh hưởng cùng

chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart

banking.

H4: Cảm nhận về chi phí có tác động ngược

chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart

banking.

H5: Cảm nhận về rủi ro có tác động ngược

chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart

banking.

3. Phương pháp nghiên cứu

Sau khi khảo lược lý thuyết các công

trình nghiên cứu của các tác giả trong

ngoài nước nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ smart

banking tại BIDV BSG, nhóm tác giả xây

dựng mô hình nghiên cứu đề xuất (Hình 1)

và giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, nhóm

tác giả phỏng vấn chuyên gia- các chuyên

viên smart banking và mobile banking của

BIDV BSG, đồng thời cũng thực hiện cuộc

phỏng vấn nhóm (focus group) đối với 8

khách hàng sử dụng smart banking của

Chi nhánh. Kết quả của phỏng vấn chuyên

gia phỏng vấn nhóm được sử dụng để

thiết kế nội dung thông tin khảo sát. Ngoài

ra, Bảng khảo sát bộ còn được phỏng

vấn thử (pilot test) với 50 khách hàng

sử dụng smart banking tại BIDV BSG.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn

nhóm, khảo sát bộ được dùng vào việc

hình thành các phát biểu chính thức trong

Bảng câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin

phục vụ cho kiểm định và đánh giá mô hình

nghiên cứu, không thay đổi so với nội

dung các biến quan sát trong Bảng 1.

Đối tượng khảo sát là những người đã/đang

sử dụng smart banking tại BIDV BSG. Do

hạn chế về thời gian không gian, khảo sát

chính thức chỉ được tiến hành theo phương

pháp chọn mẫu thuận tiện tại Chi nhánh từ

15/10/2019-31/12/2019. Nhóm tác giả thực

hiện phỏng vấn phát bảng hỏi trực tiếp

với khách hàng đến giao dịch tại một số

phòng giao dịch của Chi nhánh. 250 bảng

câu hỏi được phát ra, trả về 235 kết quả

trả lời hợp lệ. Kích thước mẫu đạt yêu cầu

theo tiêu chuẩn của Hà Nam Khánh Giao &

Bùi Nhất Vương (2019) là lớn hơn 5 lần số

lượng biến quan sát (tối thiểu 140 phiếu).

Để đo lường thái độ, mức cảm nhận của

đối tượng tham gia khảo sát, các biến quan

sát được đo lường bằng thang đo Likert

với 5 mức độ phổ biến sau: (1) Rất không

đồng ý; (2) không đồng ý; (3) bình thường;

(4) đồng ý; (5) rất đồng ý. Toàn bộ mẫu

hợp lệ được xử lý dữ liệu bằng phần mềm

SPSS 20.0 để tiến hành các bước phân tích

độ tin cậy, phân tích tương quan, phân tích

nhân tố, phân tích hồi quy và kiểm định giả

thuyết.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

Bảng 2 cho thấy các đặc trưng của mẫu

nghiên cứu.

Mẫu khảo sát có 162 người là nam (chiếm

68,9%), độ tuổi 41-50 chiếm cao nhất

trong các nhóm (75 người, 31,9%); nghề

nghiệp chủ yếu là nhân viên văn phòng (74

người, chiếm 31,5%) kinh doanh tự do

(69 người chiếm 29,4%). Nhóm người

thu nhập từ 9- 15 triệu đồng 71 (chiếm

30,2%), thu nhập từ 15 -20 triệu đồng có 68

(chiếm 28,9%) là nhóm có thu nhập chiếm

cao nhất. Trình độ đại học có 72 người

(chiếm 30,6%) 70 người có trình độ

học vấn sau đại học (chiếm 29,8%) là 2

nhóm trình độ cao nhất. Thời gian sử

dụng dịch vụ BIDV cũng khá cao: 90 người

từ 2-5 năm (chiếm 38,3%), 84 người (chiếm

35,7%) trên 5 năm. Dù phương pháp chọn

mẫu thuận tiện, việc phân bố mẫu khá hợp

lý, cho thấy khả năng được độ tin cậy

cần thiết (Hà Nam Khánh Giao & Bùi Nhất

Vương, 2019).

Ngoài Ngân hàng BIDV, 111 người sử

dụng dịch vụ của ngân hàng Vietcombank

Bảng 1. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu

Biến quan sát Thang đo Nguồn

Cảm nhận sự hữu ích (H1)

CNSHI1

Giao dịch qua Smart banking rất nhanh chóng, không

phải mất thời gian đến ngân hàng

Likert 1-5

Luarn và Lin,

2005

Wu và Wang,

2005;

Nguyễn Thế

Phương, 2014,

Lê Tô Minh

Tân, 2013

CNSHI2

Smart banking giúp tôi có thể thực hiện giao dịch ngân

hàng bất cứ khi nào (24/24h)

CNSHI3

Sử dụng Smart banking giúp tôi thực hiện các giao dịch

ngân hàng dễ dàng hơn so với giao dịch tại quầy

CNSHI4 Tôi cảm thấy tiện lợi hơn khi sử dụng Smart banking

CNSHI5

Giao dịch qua Smart banking giúp tôi tiết kiệm chi phí

hơn so với hình thức thông thường

Cảm nhận dễ sử dụng (H2)

CNDSD1 Học sử dụng dịch vụ Smart banking rất dễ dàng

Likert 1-5

2005

Wu và Wang,

2005;

Nguyễn Thế

Phương, 2014;

Lê Tô Minh

CNDSD2 Thực hiện các giao dịch Smart banking rất dễ dàng

CNDSD3

Các hướng dẫn khi giao dịch Smart banking rất rõ ràng

và dễ hiểu

CNDSD4 Nhìn chung tôi thấy Smart banking rất dễ sử dụng

Cảm nhận sự tin tưởng (H3)

CNSTT1

Tôi tin rằng thông tin giao dịch của tôi được giữ bí mật

khi sử dụng dịch vụ Smart banking

Likert 1-5

Luarn và Lin,

2005

Wu và Wang,

2005;

Nguyễn Thế

Phương, 2014

CNSTT2

Tôi tin rằng giao dịch qua Smart banking cũng an toàn

như giao dịch qua quầy tại ngân hàng

CNSTT3

Tôi tin rằng Smart banking có thể bảo mật các thông tin

tài chính cá nhân của tôi

CNSTT4

Tôi tin rằng sử dụng Smart banking rất đáng tin cậy cho

các giao dịch tài chính

CNSTT5

Tôi tin rằng ngân hàng sẽ trung thực với tôi trong các

giao dịch qua Smart banking

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

19

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Biến quan sát Thang đo Nguồn

Cảm nhận về chi phí (H4)

CNCP1

Chi phí sử dụng Smart banking là khoản chi lớn đối với

tôi (Phí hàng tháng hay phí khi thực hiện giao dịch)

Likert 1-5

Luarn và Lin,

2005

Wu và Wang,

2005;

Nguyễn Thế

Phương, 2014

CNCP2

Chi phí kết nối phải trả cho nhà mạng (4G, SMS) là quá

đắt khi sử dụng dịch vụ Smart banking

CNCP3

Chi phí để cài đặt ứng dụng Smart banking trên điện

thoại là đắt tiền đối với tôi

CNCP4

Nhìn chung sử dụng Smart banking tốn chi phí giao dịch

nhiều hơn so với các kênh giao dịch khác (giao dịch tại

quầy, giao dịch qua internet…)

Cảm nhận rủi ro (H5)

CNRR1

Tôi e ngại nếu giao dịch qua Smart banking bị lỗi tôi có

thể mất tiền trong tài khoản

Likert 1-5

Luarn và Lin,

2005

Wu và Wang,

2005;

Nguyễn Thế

Phương, 2014;

Lê Tô Minh

Tân, 2013

CNRR2

Tôi e ngại rằng việc cung cấp thông tin cá nhân cho các

giao dịch qua Smart banking là không an toàn

CNRR3

Tôi e ngại việc sử dụng Smart banking có thể bị kẻ xấu

đánh cắp và sử dụng tài khoản của tôi

CNRR4

Tôi e ngại nếu bị mất điện thoại khi sử dụng Smart

banking thì tiền của tôi cũng sẽ bị mất

CNRR5

Tôi e ngại rằng khi tôi gặp những vấn đề trên Smart

banking mà ngân hàng không giải quyết thỏa đáng cho

Quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking

QD1

Tôi có động lực mạnh mẽ để sử dụng dịch vụ Smart

Banking của BIDV

Likert 1-5

2005

Wu và Wang,

2005;

Nguyễn Thế

QD2 Tôi sẽ sử dụng dịch vụ Smart Banking của BIDV

QD3 Tôi sẽ giới thiệu dịch vụ Smart Banking của BIDV cho

người khác

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả từ tổng quan nghiên cứu, 2020

Bảng 2. Kết quả thng kê mô tả d liệu mu nghiên cứu

Thống kê mẫu Nội dung Tần suất Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 162 68,9

Nữ 73 31,1

Độ tuổi

18 - 30 24 10,2

31 - 40 63 26,8

41 - 50 75 31,9

> 50 73 31,1

Nghề nghiệp

Học sinh/ sinh viên 33 14,0

Công nhân 59 25,1

Nhân viên văn phòng 74 31,5

Kinh doanh tự do 69 29,4

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

(chiếm 23,4%), 95 người sử dụng của ngân

hàng ACB (chiếm 20%), 92 người sử dụng

ngân hàng Đông Á (chiếm 19,4%), 52

người sử dụng ngân hàng Techcombank

(chiếm 10,9%), 52 người sử dụng ngân

hàng VP Bank, 39 người sử dụng ngân

hàng Sacombank (chiếm 8,2%), và cuối

cùng, có 34 người sử dụng ngân hàng

Vietinbank (chiếm 7,4%). Đây có thể là

điều đáng quan tâm trong nghiên cứu này,

do trong quá trình trả lời khảo sát, cảm

nhận của đáp viên có thể bị ảnh hưởng bởi

việc sử dụng đồng thời các dịch vụ từ các

ngân hàng khác nhau, tuy nhiên là hữu ích

khi đáp viên sự so sánh cảm nhận đối

với việc sử dụng dịch vụ từ các ngân hàng,

như đã được chỉ ra trong kết quả của một số

nghiên cứu gần đây (Ha Nam Khanh Giao,

Bui Nhat Vuong và Tran Nhu Quan, 2019;

Bui Nhat Vuong & Ha Nam Khanh Giao,

2019).

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng

Cronchbach’s alpha

Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, sau khi

loại CNCP4, các thang đo đều có hệ số

Cronbach’s Alpha khá cao (> 0,7), hệ số

tương quan biến- tổng lớn hơn 0,6, do đó

chúng đều được sử dụng cho phân tích

EFA tiếp theo.

Thống kê mẫu Nội dung Tần suất Tỷ lệ (%)

Thu nhập (triệu đồng)

<5 24 10,2

5 - 9 60 25,5

9 - 15 71 30,2

15 - 20 68 28,9

>20 12 5,1

Trình độ học vấn

Phổ thông 32 13,6

Cao đẳng 61 26,0

Đại học 72 30,6

Sau đại học 70 29,8

Anh/chị sử dụng dịch vụ BIDV được bao lâu

Dưới 1 năm 22 9,4

1 -2 năm 39 16,6

2 - 5 năm 90 38,3

Trên 5 năm 84 35,7

Ngoài BIDV, anh/chị còn sử dụng dịch vụ của

ngân hàng nào

Á Châu (ACB) 95 20,0

Đông Á 92 19,4

Techcombank 52 10,9

VP Bank 52 10,9

Sacombank 39 8,2

Viettinbank 34 7,2

Anh/chị đã từng nghe qua dịch vụ Smart

Banking của BIDV chưa

Đã từng nghe 235 100,0

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng SPSS 20

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

21

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

4.3. Phân tích EFA

Kết quả EFA cho 22 biến quan sát của các

biến độc lập ảnh hưởng đến Quyết định

sử dụng smart banking tại BIDV BSG, hệ

số KMO đạt 0,850 và mức ý nghĩa (Sig. =

0,000) của kiểm định Bartlett’s 1% cho

thấy các biến này tương quan với nhau

và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.

Giá trị Eigen 1,350 > 1, với phương sai

trích 68,033% (> 50%) cho biết 5 nhân

tố giải thích được 68,033% biến thiên các

dữ liệu (Bảng 4).

Phân tích nhân tố biến phụ thuộc Quyết

định sử dụng dịch vụ cho thấy hệ số KMO

đạt 0,702 và mức ý nghĩa (Sig. = 0,000)

của kiểm định Bartlett’s là 1% cho thấy các

biến này tương quan với nhau hoàn

toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Giá

trị Eigen là 2,157 > 1, ba (3) biến quan sát

của biến phụ thuộc đã trích ra 1 nhân tố

với tổng phương sai trích 71,902%. Hệ số

tải nhân tố của 3 biến quan sát này đều lớn

hơn 0,7.

4.4. Ma trận hệ số tương quan

Để xem xét mối quan hệ tương quan

tuyến tính giữa các biến độc lập CNSHI,

CNDSD, CNSTT, CNCP, CNRR và biến

phụ thuộc QD, kiểm định hệ số tương quan

Bảng 3. Hệ s Cronbach’s Alpha

Biến quan sát Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan

biến- tổng nhỏ nhất

Cảm nhận sự hữu ích (CNSHI) 5 0,915 0,742

Cảm nhận dễ sử dụng (CNDSD) 4 0,808 0,600

Cảm nhận sự tin tưởng (CNSTT) 5 0,868 0,661

Cảm nhận về chi phí (CNCP) 3 0,794 0,606

Cảm nhận về rủi ro (CNRR) 5 0,842 0,625

Quyết định sử dụng dịch vụ (QD) 3 0,804 0,602

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng SPSS 20

Bảng 4. Bảng ma trận xoay nhân t

Nhân tố

12345

CNSHI4 0,860

CNSHI3 0,848

CNSHI2 0,834

CNSHI1 0,824

CNSHI5 0,802

CNSTT2 0,809

CNSTT5 0,803

CNSTT4 0,784

CNSTT3 0,761

CNSTT1 0,732

CNRR4 0,789

CNRR3 0,745

CNRR5 0,740

CNRR2 0,722

CNRR1 0,666

CNDSD4 0,813

CNDSD2 0,790

CNDSD1 0,763

CNDSD3 0,757

CNCP3 0,835

CNCP2 0,831

CNCP1 0,779

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng

SPSS 20

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

Pearson được sử dụng. Kết quả phân tích

tương quan cho thấy tất cả các biến đều có

tương quan với nhau tại mức ý nghĩa 1%

(Bảng 5).

4.5. Phân tích hồi quy

Từ Bảng 6, kết quả ANOVA cho thấy trị

thống kê F của mô hình= 84,343 với mức ý

nghĩa 1% (sig = 0,000), cho thấy mô hình

hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ

liệu hay các biến độc lập có quan hệ tuyến

tính với biến phụ thuộc và mô hình thể

sử dụng được. hình hệ số R2 hiệu

chỉnh là 0,640, hay 64% mức độ biến thiên

Quyết định sử dung dịch vụ được giải thích

bởi các biến độc lập.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy: 5 biến

có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Sig. ≤

0,01), mô hình thuyết phù hợp với dữ

liệu nghiên cứu và cả 05 giả thuyết nghiên

cứu được chấp nhận. Phương trình hồi quy

chưa chuẩn hóa có dạng:

QD = 2,480 - 0,303×CNRR + 0,266×CNSTT

+ 0,197×CNSHI + 0,174×CNDSD -

0,156×CNCP

Trong việc dò tìm sự vi phạm các giả

định hồi quy tuyến tính, Biểu đồ phân

tán Scatterplot (Hình 2) cho thấy phần

không thay đổi theo một trật tự nào đối

với giá trị dự đoán, chúng phân tán ngẫu

nhiên, giả thuyết về liên hệ tuyến tính

không bị vi phạm. Hệ số tương quan hạng

Spearman của giá trị tuyệt đối phần

các biến độc lập: giá trị Sig. của các hệ số

tương quan với độ tin cậy 95% đều lớn hơn

0,05, cho thấy phương sai của sai số không

thay đổi, giả định không bị vi phạm. Biểu

đồ Histogram (Hình 3) cho thấy phần

phân phối chuẩn với giá trị trung bình

rất nhỏ gần bằng 0 (Mean= 3.97E-15)

độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (SD = 0,

0,989), Đồ thị P-P plot (Hình 4) biểu diễn

các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát

đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa

là dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn. Hệ

Bảng 5. Ma trận hệ s tương quan Pearson

QD CNSHI CNDSD CNSTT CNCP CNRR

QD Pearson 10,542** 0,386** 0,570** -0,388** -0,663**

Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

CNSHI Pearson 0,542** 10,231** 0,356** -0,164* -0,390**

Sig. 0,000 0,000 0,000 0,012 0,000

CNDSD Pearson 0,386** 0,231** 10,179** .012 -0,307**

Sig. 0,000 0,000 0,006 0,857 .000

CNSTT Pearson 0,570** 0,356** 0,179** 1-0,214** -0,407**

Sig. 0,000 0,000 0,006 0,001 0,000

CNCP Pearson -0,388** -0,164* 0,012 -0,214** 10,363**

Sig. 0,000 0,012 0,857 0,001 0,000

CNRR Pearson -0,663** -0,390** -0,307** -0,407** 0,363** 1

Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa tại mức 1% (kiểm định 2 phía)

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng SPSS 20

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

23

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

số 1< Durbin-Watson= 1,901< 3 là thỏa

mãn điều kiện, hệ số phóng đại phương sai

VIF< 10 cho thấy các biến độc lập không

quan hệ chặt chẽ với nhau nên không

xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy,

mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng

theo phương trình trên không vi phạm các

giả định hồi quy.

4.6. Kiểm định sự khác biệt

Kiểm định t-test cho thấy không có sự khác

Bảng 6. Hệ s hồi quy

Mô hình

B

Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa

T

Sig.

Độ chấp

nhận

Sai số chuẩn Beta VIF

1

Hằng số 2,480 0,282 8,791 ,000

CNSHI 0,197 0,036 0,242 5,482 ,000 0,790 1,266

CNDSD 0,174 0,041 0,178 4,230 ,000 0,871 1,148

CNSTT 0,266 0043 0,277 6,252 ,000 0,782 1,278

CNCP -0,156 0,040 -0,168 -3,932 ,000 0,844 1,185

CNRR -0,303 0,043 -0,340 -7,017 ,000 0,653 1,530

R2 hiệu chỉnh: 0,640

Thống kê Durbin-Watson: 1,901

Thống kê F (ANOVA): 84,343

Mức ý nghĩa (Sig. của ANOVA): 0,000

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng SPSS 20

Hình 2. Biểu đồ phân tán gia hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng SPSS 20

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

biệt về Quyết định sử dụng

dịch vụ giữa nam và nữ.

Kiểm định ANNOVA cho

thấy không sự khác biệt

về Quyết định sử dụng dịch

vụ giữa các nhóm khách

hàng về thời gian sử dụng

dịch vụ BIDV, độ tuổi,

nghề nghiệp, thu nhập, trình

độ học vấn khác nhau.

4.7. So sánh kết quả nghiên

cứu

Trong nghiên cứu này, các

nhân tố và chiều tác động

đến quyết định sử dụng dịch

vụ Smart Banking giảm dần

theo thứ tự sau: (1) Cảm

nhận rủi ro (tác động ngược

chiều), (2) Cảm nhận sự tin tưởng (tác

động cùng chiều), (3) Cảm nhận sự hữu

ích (tác động cùng chiều), (4) Cảm nhận

dễ sử dụng (tác động cùng chiều) và

(5) Cảm nhận chi phí (tác động ngược

chiều). Kết quả nghiên cứu đúng như

5 giả thiết (từ H1 đến H5) đã đặt ra về

chiều tác động của các nhân tố. Về mức

độ tác động so sánh kết quả nghiên

cứu thể hiện qua Bảng 7.

5. Kết luận và hàm ý quản trị

5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả

đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng phù hợp, xử số liệu bằng phương

tiện thống kê để có thể xác định được 05

nhân tố tác động đến Quyết định sử dụng

dịch vụ Smart Banking tại BIDV- BSG,

sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ tác

động: (1) Cảm nhận rủi ro (tác động ngược

chiều), (2) Cảm nhận sự tin tưởng (tác động

cùng chiều), (3) Cảm nhận sự hữu ích (tác

động cùng chiều), (4) Cảm nhận dễ sử dụng

(tác động cùng chiều) và (5) Cảm nhận chi

phí (tác động ngược chiều). Đây là cơ sở để

Hình 3. Biểu đồ Histogam

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng SPSS 20

Hình 4. Đồ thị P-P plot

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập được bằng

SPSS 20

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

25

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

các nhà quản trị BIDV BSG lưu ý khi xây

dựng chiến lược khách hàng.

5.2. Đề xuất hàm ý quản trị

Cảm nhận rủi ro

Khách hàng đánh giá khá thấp cảm nhận

rủi ro với giá trị trung bình 2,69, đồng

nghĩa với việc khách hàng tin tưởng vào

dịch vụ này cao. Khách hàng đã và đang sử

dụng dịch vu Smart Banking rất quan tâm

đến việc bảo mật thông tin cá nhân, lỗi hệ

thống và vấn đề bị kẻ xấu tấn công. BIDV

BSG cần tiếp tục duy trì phát huy để khách

hàng ngày càng yên tâm, tin tưởng nhiều

hơn nữa. BIDV BSG cần xây dựng đội ngũ

công nghệ thông tin mạnh, có kiến thức về

công nghệ và am hiểu về ngành Ngân hàng,

kết hợp với việc hiểu tâm khách hàng

sẽ giúp các dịch vụ Smart Banking ngày

càng phát triển mạnh hơn. BIDV BSG cần

nghiên cứu đưa ra dịch vụ độ phức tạp

phù hợp, đơn giản nhưng đảm bảo tính bảo

mật cao.

Cảm nhận sự tin tưởng

Cảm nhận sự tin tưởng được khách hàng

đánh giá tương đối cao với mức trung bình

3,38. BIDV BSG cần quan tâm đến những

ứng dụng công nghệ và mong muốn những

công nghệ này mang đến sự an toàn bảo mật

cho khách hàng. Phần lớn khách hàng lo

lắng về tiết lộ những tin giao dịch tài chính,

vẫn chưa có niềm tin về tính trung thực của

ngân hàng. vậy, để khuyến khách hàng

giao dịch thông qua Smart Banking, BIDV

BSG nên đưa ra những cam kết mạnh mẽ.

Nhân viên giao dịch khi vấn cho khách

hàng phải tận tình, rõ ràng và luôn thể hiện

tính an toàn trong giao dịch.

Cảm nhận sự hữu ích

Khách hàng đánh giá nhân tố này khá

cao với giá trị trung bình là 3,36. BIDV

nên phát huy những thế mạnh dịch vụ

Smart Banking mang đến cho khách hàng:

sự nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí

hơn giao dịch trực tiếp. BIDV BSG phải

chú tâm, nhiệt tình hơn đối với công nghệ

giao dịch qua Smart Banking, luôn đội

ngũ kiểm tra những lỗi hệ thống báo về và

nhanh chóng sửa những lỗi đó. Đồng thời,

cần luôn học hỏi công nghệ này trên thế

giới và nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam.

Cảm nhận dễ sử dụng

Bảng 7. So sánh với các nghiên cứu trước về mức độ ảnh hưởng của các nhân t đến

quyết định sử dụng dịch vụ

STT Shanmugam và

Al-Jabri và

Yoon và

Lê Tô Minh Tân

2

Tính khả thi Nhận thức sự

Cảm nhận dễ sử

Cảm nhận sự tin

3 Nhận thức lợi

Sự phức tạp

Cảm nhận sự

Cảm nhận sự

4

Sự tương thích

5 Nhận thức về

Sự thuận tiện Cảm nhận chi

6Tính ưu việt

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking- Nghiên cứu thực nghiệm tại

BIDV- Chi nhánh Bắc Sài Gòn

26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020

Khách hàng đánh giá nhân tố cảm nhận dễ

sử dụng mức trung bình (mean) là 3,37.

BIDV BSG cần luôn tìm cách để khách hàng

dễ dàng tiếp cận với dịch vụ Smart Banking

nhanh nhất. BIDV BSG cần xây dựng những

chương trình nhằm khuyến khích khách

hàng sử dụng dịch vụ Smart Banking như hỗ

trợ cho khách hàng mới chuyển tiền 10 lần

không mất phí hoặc hỗ trợ đường dây nóng

cho khách hàng. Đồng thời, có thể gửi email

hoặc gửi cho khách giấy hướng dẫn thao tác

thực hiện giao dịch.

Cảm nhận chi phí

Cảm nhận chi phí được khách hàng cho

rằng chi phí thấp với mean 2,53. BIDV

BSG cần duy trì và phát huy điểm mạnh về

các chi phí kết nối mạng phí giao dịch

vẫn còn rẻ hơn nhiều so với việc khách

hàng tự bỏ thời gian, chi phí đến ngân hàng

để giao dịch. Ngoài ra, BIDV BSG cần

truyền thông, giới thiệu mạnh mẽ thêm để

khách hàng hoàn toàn yên tâm về vấn đề

cài đặt ứng dụng Smart banking trên điện

thoại.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất

định: (1) Nghiên cứu được thực hiện theo

phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác

suất nên chưa có tính đại diện cao, các

nghiên cứu tiếp theo thể cân nhắc các

phương pháp chọn mẫu xác suất để có tính

đại diện cao hơn; (2) R2 hiệu chỉnh của

nghiên cứu 0,640, cho thấy thể còn

nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết

định sử dụng dịch vụ Smart Banking tại

BIDV BSG, các nghiên cứu tiếp theo cần

tìm hiểu bổ sung để kết quả ngày càng hoàn

thiện hơn ■

Tài liệu tham khảo

1. Al-Jabri Ibrahim M. & Sohail M. Sadiq. 2012, “Mobile Banking Adoption: Application of Diusion of Innovation

Theory”, Journal of Electronic Commerce Research, Vol. 13 No. 4, pp. 379-391.

2. Bui Nhat Vuong- Ha Nam Khanh Giao, 2019. “The impact of brand globalness on consumers purchase intention

and the moderating role of consumer ethnocentrism an eveidence from Vietnam”. Journal of International Marketing,

Vol. 32, No. 1, pp. 47-68. DOI: 10.1080/08961530.2019.1619115

3. Davis, F. D. 1989, “Perceived Usefulness Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information

Technology”, Mis Quarterly, Vol. 13, pp. 319- 340.

4. Davis, F. D., Bagozzi, R. P. & Warshaw, P. R. 1989, “User Acceptance of Computer-Technology- a Comparison of

2 Theoretical-Models”, Management Science, Vol. 35, pp. 982-1003.

5. Foon, Y. S. & Fah, B. C. Y. 2011, “Internet Banking Adoption in Kuala Lumpur: An Application of UTAUT

Model”, International Journal of Bussiness and Management, Vol. 6, pp. 161- 167.

6. Ha Nam Khanh Giao - Bui Nhat Vuong - Tran Nhu Quan, 2019. “The inuence of website quality on consumer’s

e-loyalty through the mediating role of e-trust, esatisfaction, and perceived enjoyment: An evidence from online

shopping in Vietnam”. Uncertain Supply Chain Management, Vol. 8, No. 2, pp. 351-370. DOI: 10.5267/j.

uscm.2019.11.004. http://www.growingscience.com/uscm/Vol8/uscm_2019_42.pdf.

7. Hà Nam Khánh Giao. 2004. “Marketing Dịch vụ- Mô hình 5 Khoảng cách Chất lượng Dịch vụ”. Nhà Xuất bản

Thống kê.

8. Hà Nam Khánh Giao- Bùi Nhất Vương. 2019. “Giáo trình cao học- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh- Cập nhật SmartPLS”. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội. DOI: 10.31219/osf.io/hbj3k.

9. Hà Nam Khánh Giao, 2018. Sách chuyên khảo “Đo lường chất lượng dịch vụ tại Việt Nam- nhìn từ góc độ khách

hàng”. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội. DOI: 10.31219/osf.io/cqh68.

10. Hà Nam Khánh Giao, Ao Thu Hoài, Phạm Quang Vinh. 2019. “Quản trị Kinh doanh Dịch vụ- Từ Góc nhìn

HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN KIM CHÂU

27

Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Marketing”. Nhà xuất bản Truyền thông Thông tin Hà Nội. DOI: 10.31219/osf.io/98hrd.

11. Hughes, A. 2018. “Market Driven Political Advertising: Social, Digital and Mobile Marketing”. Springer.

12. Jeong, B. K & Yoon, T. E. 2013, “An Empirical Investigation on Consumer Acceptance of Mobile Banking

Service”, Business and Management Research, Vol. 2, pp. 31- 40.

13. Lê Tô Minh Tân. 2013, “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Thừa Thiên Huế”, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Kinh tế Huế.

14. Luarn, P., and Lin, H.H. (2005), “Toward an understanding of the behavioural intention to use mobile banking”,

Computers in Human Behaviour, Vol. 21, pp.873-891. ttp://dx.doi.org/10.1016/j.chb.2004.03.003

15. Nguyễn Thế Phương, 2014, Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học tài chính- Marketing.

16. Rogers, E. M. 1995, Diusion of Innovations, 4th edn, Free Press, New York.

17. Shanmugam Arunagiri, Savarimuthu Michael Thaz, Wen Teoh Chai. 2014, “Factors Aecting Malaysian

Behavioral Intention to Use Mobile Banking With Mediating Eects of Attitude”, Academic Research International,

Vol. 5 No. 2, pp. 236-253.

18. TTBC số 03/2019: BIDV - “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam” 5 năm liên tiếp. https://www.bidv.com.vn/bidv/

tin-tuc/thong-tin-bao-chi/ttbc+so+03-2019+-+giai+thuong+nhbl+tot+nhat+2019. Truy cập ngày 20/01/2020.

19. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B. & Davis, F. D. 2003, “User acceptance of information technology:

Toward a unied view”, MIS Quarterly, Vol. 27, pp. 425- 478.

20. Wu, J.-H. & Wang, S.-C. 2005, “What drives mobile commerce? An ampirical evaluation of the revised technology

acceptance model”, Information & Management, Vol. 42, pp. 719- 729.

21. Yoon, H. S., & Occeña, L. G. 2015, “Inuencing factors of trust in consumer-to-consumer electronic commerce

with gender and age”, International Journal of Information Management, Vol. 35 No.3, pp. 352-363.

22. Yu, C.-S. 2012, “Factors Aecting Individuals to Adopt Mobile Banking”, Journal of Electronic Commerce

Research, Vol. 13, pp. 104- 121.

23. Xuân Lộc- Hương Giang (2019). Bộ Thông tin – Truyền thông báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng

nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. http://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/139313/Bo-TT-TT-so-ket-cong-tac-6-thang-

dau-nam-va-phuong-huong-nhiem-vu-6-thang-cuoi-nam-2019.html.