Nguyên nhân của vô sinh nam

Các bệnh về tuyến tiền liệt cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh trùng như u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, các đấng mày râu cần tiến hành điều trị bệnh sớm nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Bệnh lý về dương vật

Một số bệnh như hẹp bao quy đầu, dây thần kinh dương vật quá nhạy cảm, ung thư dương vật,… có thể gây vô sinh ở nam giới. Các bệnh này cũng ảnh hưởng đến tinh trùng và ham muốn tình dục của nam giới.

Tinh trùng ít hoặc kém chất lượng

Việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hormone, hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng… đều làm suy giảm chất lượng và số lượng “tinh binh”.

Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế

Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.

Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn

  • Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục;
  • Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật mà bị lệch ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng khó đi vào cổ tử cung.

Một số phương pháp điều trị vô sinh nam giới

Việc chẩn đoán nguyên nhân rất phức tạp và quan trọng, nhưng từ đó mới có thể đề ra một phương pháp điều trị đúng và có kết quả tốt.

♦ Thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của chồng trong trường hợp rối loạn cương dương hoặc quá ít tinh trùng: khi đó tinh dịch được tích lũy và bảo quản trong các ngân hàng tinh trùng. Hàng tháng, vào đúng ngày trứng rụng, sau khi sàng lọc tinh dịch và loại bỏ các tinh trùng không có khả năng thụ thai, còn lại các tinh trùng khỏe mạnh được bơm vào cổ tử cung của người vợ trong trường hợp người chồng hoàn toàn không có tinh trùng.

♦ Thụ thai trong ống nghiệm bằng tinh trùng và trứng của chính cặp vợ chồng.

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều phương pháp giúp giải quyết vấn đề vô sinh. Vì thế, các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng đừng quá lo lắng. Hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương hướng điều trị, bạn nhé!

Định nghĩa: vô sinh khi một cặp vợ chồng không thể có con sau một năm chung sống, quan hệ tình dục bình thường và không dùng các biện pháp tránh thai.

Có khoảng 15% các cặp vợ chồng bị vô sinh và nam giới có liên quan đến một nữa các nguyên nhân vô sinh.

Nguyên nhân vô sinh nam có thể liên quan đến sự sản xuất tinh trùng quá ít, tinh trùng dị dạng hoặc bất động, sự tắc nghẽn, không sinh tinh, chấn thương, các bệnh mãn tính, lối sống…

Ngoài ra sự căng thẳng, bực bội trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưỡng đến sự có con của nam giới.

Điều trị vô sinh phải bao gồm người chồng, người vợ hoặc cả hai.

Triệu chứng:

Dấu hiệu chủ yếu của vô sinh nam là không thể có con. Thường không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng ta có thể phát hiện một vài bệnh lý di truyền, những bất thường cơ quan sinh dục, những dấu hiệu tắc nghẽn khi khám tinh hoàn. Những triệu chứng vô sinh nam có thể bao gồm:

  • Không thể có con.
  • Những vấn đề về tình dục như: khó đạt cảm giác cực khoái( khó xuất tinh), khó duy trì sự cương cứng khi giao hợp( rối loạn cương).
  • Sưng, đau, khối u trong tinh hoàn.
  • Sự bất thường về hình dáng cơ thể, sự phân bố lông…

Khi nào cần đến bác sĩ:

  • Không có con sau một năm chung sống( không ngừa thai).
  • Có những vấn đề về cương hoặc xuất tinh, hoặc các rối loạn về tình dục khác.
  • Đau, khó chịu, sưng, khối u vùng tinh hoàn.
  • Có lượng tinh trùng thấp hơn bình thường( dưới 20 triệu)
  • Có tiền sử liên quan tinh hoàn, tiền liệt tuyến hoặc tình dục.
  • Phẫu thuật liên quan đến vùng bẹn, tinh hoàn, dương vật hoặc bìu.

Nguyên nhân y khoa:

  • Giãn tĩnh mạch tinh.
  • Nhiễm trùng.
  • Xuất tinh ngược dòng.
  • Không xuất tinh.
  • Kháng thể kháng tinh trùng.
  • U bướu.
  • Tinh hoàn ẩn.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Khiếm khuyết ống dẫn tinh.
  • Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.
  • Những vấn đề về tình dục.
  • Thuốc.

Nguyên nhân môi trường:

  • Thuốc trừ sâu.
  • Tiếp xúc kim loại nặng.
  • Tiếp xúc tia xạ.
  • Tiếp xúc nhiệt.

Nguyên nhân sức khỏe, lối sống và các nguyên nhân khác.

  • Sử dụng thuốc( kích thích phát triển cơ, cocaine…)
  • Nghiện rượu.
  • Thuốc lá.
  • Stress tình cảm.
  • Thiếu vitamin
  • Cân nặng
  • Tuổi tác.

Yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi trên 35.
  • Hút thuốc lá.
  • Nghiện rượu.
  • Sử dụng thuốc.
  • Thừa cân.
  • Thiếu cân.
  • Viêm nhiễm hiện tại hay trong quá khứ
  • Tiếp xúc chất độc, nhiệt.
  • Có liên quan đến vô sinh( bố mẹ, họ hàng.
  • Bị bệnh mãn tính, u bướu, phẫu thuật vùng chậu- bẹn, xạ trị…

Xét nghiệm và chẩn đoán:

Nhiều cặp vô sinh có nhiều hơn một nguyên nhân gây vô sinh, vì vậy cả 2 nên đi gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Những vấn đề thường liên quan đến chẩn đoán vô sinh nam:

  • Hỏi kỷ tiền sử và thăm khám toàn thân. Bao gồm cả khám cơ quan sinh dục, hỏi về các bệnh lý di truyền, bệnh đang mắc hay các bệnh mãn tính, chấn thương hoặc các phẫu thuật liên quan đến vô sinh, các thói quen tình dục và sự phát triển của tuổi dậy thì.
  • Tinh dịch đồ: thường lấy tối thiểu 2 mẫu xét nghiệm ( kiêng quan hệ 3-5 ngày, mẫu thử được đưa đến phòng xét nghiệm trước 30 phút), chú ý các chỉ số về thể tích, độ pH, mật độ, độ di động, hình dạng…

Tùy vào các kết quả thu được bệnh nhân sẽ được làm thêm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán:

  • Siêu âm bìu.
  • Siêu âm qua ngã trực tràng.
  • Xét nghiệm hormon: FSH, LH, Prolactin, testosteron…
  • Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh.
  • Xét nghiệm di truyền.
  • Sinh thiết tinh hoàn.
  • Chụp ống dẫn tinh cản quang…

Tóm tắt: dựa vào tất cả các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng bác sĩ sẽ  có một  chẩn đoán xác định từng trường hợp cụ thể  để  tư vấn và đưa ra một hướng điều trị thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.