Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học

Là câu tục ngữ của cha ông ta để lại nói lên sự tự nhiên của cuộc sống ,bầu thì phải tròn,ống thì phải dài không thể nào thay đổi được. Là sư phù hợp và thích nghi của mọi vật trong tự nhiên và nói lên sư sống mãnh liệt của cây cỏ hay chính là con người chúng ta vẫn có thể sống và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt nhất, trong những hoàn cảnh đen tối, đau khổ. Chúng ta vẫn có thể sinh tồn mãnh liệt để thích nghi với cuộc sống với thiên nhiên.

 

Câu tục ngữ "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" là câu tục ngữ nói về sự nhập gia tùy tục trong cuộc sống.

Trên thực tế, mỗi khi mỗi con người đặt chân đến một vùng đất mới, hoặc có những trải nghiệm mới, tức là vượt ra khỏi những điều quen thuộc hàng ngày thì việc chúng ta cần làm là nhập gia tùy tục, hòa nhập hết mình vào những điều mới lạ của địa phương, vùng đất mới đó. Lấy hình ảnh của bầu và ống, những hình dạng được biến hóa đa dạng và linh hoạt là tròn và dài, tác giả dân gian khuyên nhủ con người cần có lối sống đa dạng, linh hoạt, tùy cơ ứng biến và nhập gia tùy tục trong cuộc sống. Nhờ có vậy thì chúng ta sẽ có được những kiến thức thực sự mới mẻ ở nơi mà mình đặt chân đến. Tóm lại, bằng cấu trúc sánh đôi ngắn gọn, tác giả dân gian đã muốn nhắn nhủ về lối sống nhập gia tùy tục, linh hoạt của con người.

            Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của con người, ta thấy câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, có thể ở bầu mà không tròn ở ống mà không dài, Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh, chế ngự môi trường xung quanh.và đó chính là sự linh hoạt của cha ông ta trong việc dùng ca dao tuc ngữ để day con cháu. Ở bầu thì tròn. Câu này có ý muốn nói rằng tính cách, lối sống của người ta một phần do môi trường tạo nên. 

        Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.trong chiến tranh qua đó nhân dân càng đoàn kết hơn để đấu tranh chống giặc cũng như nền văn minh lúa nước qua việc làm thủy lợi đắp đê làm thủy lợi đã khiến cho con người gần nhau hơn Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.

         Xét cho cùng “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, nếu là lời dạy bảo về cách sống thì rõ đó là một lời dạy bảo tiêu cực, tạo ra một xã hội lười nhác.

  Tóm lại, bằng cấu trúc sánh đôi ngắn gọn, tác giả dân gian đã muốn nhắn nhủ về lối sống nhập gia tùy tục, linh hoạt của con người.

Chúc bạn học tốt

 

 

Chào các bạn,

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học

Câu này thì ai trong chúng ta cũng biết hết rồi. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Ở đâu thì theo phong tục tập quán ở đó. Tức là mình phải biết thích nghi với điều kiện chung quanh để mà sống.

• Nhưng có lẽ là đa số chúng ta chỉ nghĩ đến câu thành ngữ này về phương diện địa lý–ở nơi này thì theo phong tục nơi này, đến nơi kia thì theo phong tục nơi kia.


• Không mấy khi ta nghĩ đến câu này về phương diện thời gian–ở lúc này thì thế này, ở lúc kia thì thế kia. Nghĩa là sao? Thưa, nghĩa là hôm qua tình hình căng thẳng mình gây lộn với chị Xuân. Hôm nay đã là ngày mới rồi, không lý‎ do gì mà phải tiếp tục căng thẳng như hôm qua và không thể nói một câu xin lỗi hay làm cái gì đó—như là tặng chị Xuân một bông hoa–để làm hòa.

• Và không mấy ai nghĩ đến câu thành ngữ này về phương diện bản tính của chúng ta. Bạn có biết cái gì ở bầu thì tròn, ở ống thì dài không? Thường thì đó là nước. Nước không có hình thể. Hình thể của nước luôn luôn là hình thể của cái gì chứa đựng nó.

Chúng ta đã nói nhiều lần về nước. Nước dịu dàng uyển chuyển. Nước nuôi dưỡng vạn vật. Nước tìm chỗ trũng, chỗ thấp hèn mà đến. Nước len lỏi vào mọi nơi. Chỉ để làm tươi tốt cho đời. Nước đi đến đâu, sự sống có đến đó.

Nước chỉ thành băng cứng khi gặp lạnh, khi trái tim của chúng ta không có ấm áp của tình yêu.

Bản tính thật của chúng ta là nước.

• Và chúng ta chỉ nghĩ đến “ở trong” môi trường không gian và thời gian, nhưng chúng ta chẳng bao giờ nghĩ là ta “ở trong” người khác cả. Ta nghĩ là ta sống ngoài người khác. Nhưng sự thực là, dù rằng cơ thể ta đứng bên ngoài người khác, nhưng người khác chỉ có thể thấy ta “trong tâm” họ. Hình ảnh của ta không thể đứng ngoài tâm họ được. Cho nên ta “ở trong” tâm mọi người quanh ta.

Đây mới là mức khó khăn. Làm sao mà ta có thể dịu dàng uyển chuyển để ta có thể mềm mại uốn theo hình thù của tâm người khác được?

Đây là cách sống của bậc thượng thừa.

Không phải là nịnh hót ừ dạ theo người khác là được, vì cái bên ngoài của người đó có thể là do họ không thành thật. Ừ dạ theo cái không thành thật thì đương nhiên là chẳng được gì. Và ngay cả khi người kia thành thật, thì cái bên ngoài của họ cũng vẫn có thể phản lại chính cái tâm của họ, vì họ đang si mê, hay sân hận, hay đau khổ, hay kiêu căng, hay xung động vì l‎ý do nào đó, và sự suy nghĩ và cảm xúc của họ phản lại chính họ.

Nhưng bậc thượng thừa có thể nằm gọn vào trái tim của người khác vì bậc thượng thừa luôn có cái tâm của nước:

– Yêu mến người kia vì họ là như thế, cả điều tốt lẫn điều xấu, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm—nước không chọn cây tốt cây xấu để cho nguồn sống;

– Luôn luôn giúp người kia phát triển cái mạnh của họ như là nước luôn luôn giúp cây phát triển lá cành;

– Cái xấu và cái yếu của người kia thì ta không cần nhổ, trừ khi người ấy nhờ ta giúp một tay để nhổ. Nước chẳng nhổ cỏ hay tỉa cành bao giờ. Người kia sẽ sẽ tự nhổ điểm yếu của họ lúc nào họ muốn. Đừng nhất định phải làm bác sĩ khi bệnh nhân không muốn và không bằng lòng cho ta chữa bệnh.

Chỉ có vậy thôi. Nếu ta thực sự yêu mến người kia và nâng đỡ người kia phát triển điểm mạnh của họ, mà không tự động đòi làm bác sĩ khi không được mời, thì đương nhiên là ta có thể nằm gọn gàng và êm ấm trong trái tim của họ.

Và sống như thế thì đương nhiên là gặp bầu thì ta thành tròn mà gặp ống thì ta thành dài, rất tự nhiên, không cần cố gắng thay hình đổi dạng.

Chúc các bạn một ngày dịu dàng uyển chuyển.

Mến,

Hoành

© copyright 2011 Trần Đình Hoành Permitted for non-commercial use

www.dotchuoinon.com

 

 

 

 

Tuy vậy ẩn sâu trong câu thành ngữ đó cũng thấy ẩn chứa một lời trách cứ về sự yên phận. Chẳng nhẽ con người ví mình như nước, chỉ như là giọt nước?

Khi quan sát cuộc sống để rút ra quy luật thì hẳn cha ông ta đã nghĩ chán ra rồi. Trước hết điều đó không hoàn toàn sai. Nhưng chỉ không sai với nước, một chất thể lỏng. Còn với con người, tuân theo câu thành ngữ này như một thứ kinh nghiệm sống thì chắc chắn phải xem lại.

Sống như vậy có phải là lối sống a dua chăng?

Sống theo sự sắp đặt như thế thì chắc chắn sẽ triệt tiêu sáng tạo, triệt tiêu một năng lực rất cần thiết cho mọi sự tiến bộ xã hội, khi con người chỉ còn biết tuân theo mọi sự sai bảo.

Không phải là nước, nhưng ở đời quả tình cũng có một số người sống theo phương cách đó, cứ tròn tròn lành lành, gió chiều nào che chiều ấy cốt cho yên chuyện. Những “giọt nước” ấy khước từ mọi sự đấu tranh sáng tạo cho đến lúc kết thúc. Đó chính là sự trì trệ không phát triển rất đáng trách. Liệu đó có phải là cách nhìn khoa học dành cho con người?

Xét cho cùng “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, nếu là lời dạy bảo về cách sống thì rõ đó là một lời dạy bảo tiêu cực, tạo ra một xã hội lười nhác.

Đỗ Đức

 

 

 

 

 

Tìm hiểu về ý nghĩa của thành ngữ ‘Ở bầu thì tròn ở ống thì dài’ và bài học gửi gắm phía sau

(VOH) - “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài” là câu thành ngữ không còn quá xa lạ với mục đích nhắc nhở chúng ta về lối sống, nếp sống. Đây là bài học rất quan trọng bất kể xưa nay.

 

 

Câu thành ngữ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” nhắc nhở chúng ta sống ở đâu cần theo phong tục, nếp sống ở đó, cần học cách thích nghi với hoàn cảnh sống. Tuy là một đạo lý rất quen thuộc, song không phải ai cũng biết cách sống đúng như vậy, nhất là trong xã hội ngày nay.

1. Ý nghĩa của thành ngữ “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài” là gì?

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học
Ý nghĩa của thành ngữ "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"

Vận dụng hình ảnh vật chất tự nhiên, ông cha ta đã đúc kết lên bài học kinh nghiệm ẩn chứa qua câu thành ngữ “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. 

Trong cuộc sống, “bầu” thì dáng ắt phải tròn, còn “ống” thì phải dài, đây là quy luật tự nhiên không thể thay đổi. Không có cái “ống” nào tròn như “bầu”. Điều này thể hiện tập tính thích nghi của mọi vật trong tự nhiên, cũng như sức sống mãnh liệt của các loài cỏ cây. 

Từ hình ảnh “bầu” và “ống” đó, câu thành ngữ “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” muốn ám chỉ sự tác động của môi trường, cuộc sống, các mối quan hệ và sự giáo dục sẽ ảnh hưởng đến con người. Sống trong môi trường nào, chúng ta cũng sẽ học cách thích nghi, tồn tại theo phong tục, nếp sống ở đó, dù cho có đang ở trong hoàn cách khắc nghiệt, khó khăn nhất.

Bên cạnh đó, “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” cũng nói lên tính cách và lối sống của mỗi người đều do ảnh hưởng của môi trường số mà tạo nên. Được sống trong một môi trường giáo dục tốt, khả năng thành công của chúng ta sẽ cao hơn và ngược lại. 

Xem thêm: “Cái khó ló cái khôn” câu tục ngữ phản ánh thực tại khó khăn tạo ra tính cách cho mỗi con người

2. Lời khuyên qua câu thành ngữ “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học
Bài học gửi gắm sau thành ngữ "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” - câu thành ngữ dân gian này chính là một lời khuyên về thông điệp sống vô cùng bổ ích. Nó mang đến cho chúng ta cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường và xã hội có tác động đến việc hình thành nhân cách bản thân mỗi người.

Trong đời sống thực tế, mỗi khi con người chúng ta bước chân vào một môi trường mới, như đổi chỗ làm, tham gia câu lạc bộ mới hay bắt đầu học một bộ môn mới. Việc đầu tiên chúng ta cần làm là học cách “nhập gia tùy tục”, hòa nhập theo văn hóa, nếp sống của địa phương đó. 

Mỗi một tổ chức đều có những quy định, luật lệ riêng, nếu chúng ta cứ “khư khư giữ mình”, không chịu thích nghi, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị đào thải ra khỏi nơi đó. Nếu biết sống theo thời thế, nhu thuận với cuộc đời thì mọi việc luôn êm thấm, luôn trơn tru!

Lấy hình ảnh của “bầu” và “ống”, cha ông ta muốn nhắc nhở mỗi người cần chọn lọc môi trường sinh sống hay kết giao các mối quan hệ bạn bè. Đồng thời cần học cách thích nghi, linh hoạt, tùy cơ ứng biến trước mọi tình huống, không nên ngại khó ngại khổ mà lảng tránh sự thay đổi. Chỉ có vậy, mỗi người mới có thể phát triển và hoàn thiện bản thân, nắm bắt những cơ hội mới.

Xem thêm: ‘Cần cù bù thông minh’ - đức tính tốt để thành công trong cuộc sống

3. “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài” liệu có luôn đúng?

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học

Dựa vào những tình huống có thực trong cuộc sống của con người, câu thành ngữ “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” phản ánh rất đúng với thực tế. Con người luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống của họ. Phát triển trong gia đình, môi trường giáo dục tốt thì bản thân họ gần như cũng sẽ trở thành người có giáo dưỡng, trong khi thường xuyên giao du với những thành phần bất hảo thì cũng khó mà nên người. 

Môi trường tốt, lành mạnh sẽ tạo những ảnh hưởng tốt, ngược lại môi trường không lành mạnh sẽ rất dễ hủy hoại con người. Thực tế cho thấy, để tiếp thu và hình thành những thói quen xấu sẽ nhanh và dễ hơn rất nhiều so với những thói quen tốt. Không biết bao nhiêu người vì cả tin mà bị lôi kéo vào những hành vi phạm pháp, mất đi cả tương lai tươi sáng phía trước.  

Tuy nhiên, không phải bao giờ “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” cũng đúng, vì con người có khả năng vượt qua nghịch cảnh, thay đổi linh hoạt để hòa nhập nhưng không “hòa tan”. Con người biết cách ứng xử, xoay xở để dù ở trong nghịch cảnh, trong môi trường bất lợi nhưng vẫn có thể vượt qua để nắm bắt những cơ hội tốt hơn cho bản thân

Xem thêm: Thành ngữ ‘Đứng mũi chịu sào’ và nhiều bài học nhân sinh ý nghĩa

4. Một số câu thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”

Không chỉ có “ở với bầu thì tròn ở với ống thì dài”, kho tàng thành ngữ tục ngữ Việt Nam cũng có rất nhiều câu nói hay khác về đạo lý làm người cần phải biết học cách thích nghi, hòa nhập với những môi trường sống khác nhau, “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

  1. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
    Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài tâm lý học
  2. Đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy
  3. Thói thường gần mực thì đen/ Anh em bằng hữu phải nên chọn người
  4. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
  5. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở / Bé chẳng vin, cả gãy cành.

Bài học nhân văn từ câu thành ngữ “ở với bầu thì tròn với ống thì dài” vẫn giữ nguyên tính đúng đắn từ xưa đến nay. Hi vọng qua bài viết này, các bạn trẻ sẽ có thêm những kinh nghiệm để sống đúng đắn, tích cực, luôn trau dồi cho bản thân để trở thành người có ích cho xã hôi.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet