Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó

Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

Chất nào không phải chất diệt khuẩn?

Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi ?

Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?

Dựa vào độ pH, người ta phân chia vi sinh thành mấy nhóm?

Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?

Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?

Viêc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích

Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là:

1. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa học trong tế bào, do đó làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa học trong tế bào, do đó làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nói chung, nhiệt độ cao làm biến tính các loại prôtêin., axit nuclêic.

Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

2. Độ ẩm

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.

Nhìn chung vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp.

Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

3. pH

Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP...

Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường.

4. Ánh sáng

Mức năng lượng trong lượng tử ánh sáng tùy thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng. Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp.

Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng ...

Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.

Ví dụ : tia tử ngoại (độ dài sóng 250 - 260 nm) thường làm biến tính các axit nuclêic ; các tia Rơnghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100 nm) làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết.

5. Áp suất thẩm thấu

Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.

Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

  • Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật là yếu tố hóa học và yếu tố lí học:

1. Chất hoá học

   a. Chất dinh dưỡng

Quảng cáo

   - Đối với vi sinh vật, các chất hữu cơ cơ bản cấu thành nên sự sống như cacbohiđrat, prôtêin, lipit,… được xem là các chất dinh dưỡng

.

   - Một số chất vô cơ (Zn, Mo,…) và một số chất hữu cơ (vitamin, axit amin,…) cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng với hàm lượng rất ít được gọi là các nhân tố sinh trưởng.

   - Dựa vào khả năng tự tổng hợp các nhân tố sinh trưởng, người ta phân chia vi sinh vật thành 2 nhóm chính, đó là vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.

Quảng cáo

   b. Chất ức chế sinh trưởng

   - Một số chất hoá học mà khi có mặt trong môi trường có tác dụng kìm hãm hoạt động cũng như sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng được gọi chung là chất ức chế sinh trưởng.

   - Hiện nay, những chất hoá học phổ biến dùng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được xếp vào một trong các nhóm sau :

   + Các hợp chất phênol

   + Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol 70 – 80%)

   + Iôt, rượu iôt (2%)

   + Clo (natri hipôclorit), cloramin

   + Các hợp chất kim loại nặng (thuỷ ngân, bạc,…)

   + Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)

   + Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)

   + Các chất kháng sinh

2. Các yếu tố lí học

   a. Nhiệt độ

Quảng cáo

   - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic.

   - Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

   b. Độ ẩm

   - “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.

   - Nhìn chung, vi khuẩn là nhóm sinh vật đòi hỏi độ ẩm cao hơn so với nấm men và nấm sợi. Chính vì vậy người ta có thể ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc điều chỉnh độ ẩm của môi trường mà chúng đang sinh sống.

   c. pH

   - Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,…

   - Dựa vào mức độ thích nghi với pH của môi trường, người ta phân chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm và vi sinh vật ưa pH trung tính.

   d. Ánh sáng

   - Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của những sinh vật quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. Ngoài ra, ánh sáng còn tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng,…

   - Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ : tia Rơn ghen có thể làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật khiến chúng bị đột biến hoặc bị huỷ hoại.

   e. Áp suất thẩm thấu

   - Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu có thể gây phản ứng co nguyên sinh, ức chế sự phân chia của vi sinh vật hoặc làm phá vỡ tế bào do tác động của hiện tượng trương nước. Dựa vào cơ chế này, người ta đã ứng dụng vào thực tiễn để kìm hãm hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ điển hình là việc ngâm rau quả vào nước muối để loại bỏ, giảm thiểu lượng vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt của chúng.

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó

Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó

Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó

Phân tích các yếu to vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của nó

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

chuyen-de-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat.jsp