Quy trình kiểm tra Quản lý thị trường

Quy trình kiểm tra Quản lý thị trường

Sửa quy định về thủ tục kiểm tra, xử lý VPHC của Quản lý thị trường (ảnh minh họa)

Trong đó, sửa đổi quy định về thủ tục trình vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường, cụ thể như sau:

- Trừ trường hợp vụ việc có nhiều vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó có vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường (điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 27/2020/TT-BCT), đối với vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường đang thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm:

+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, có văn bản trình hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

(Theo quy định hiện hành, đối với trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường đang thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm có văn bản trình người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp về việc đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với vụ việc vi phạm hành chính ngay sau khi lập biên bản vi phạm hành chính

Ngoài ra, quy định hiện nay còn ngoại trừ trường hợp kiểm tra theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BCT).

Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp thì ngay sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp để trình Tổng cục trưởng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính;

(Bổ sung so với quy định hiện hành).

+ Chuyển giao đầy đủ hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính và lập biên bản giao nhận hồ sơ giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao;

+ Tiếp tục bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính, trừ trường hợp cơ quan Quản lý thị trường cấp trên có yêu cầu khác.

- Trong thời hạn quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:

+ Xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

+ Có văn bản yêu cầu cơ quan, công chức Quản lý thị trường cấp dưới tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp chưa đủ căn cứ để ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

(Hiện nay, quy định riêng trách nhiệm của Cục trưởng, Tổng cục trưởng Cục Quản lý thị trường).

Thông tư 20/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Quản lý thị trường được kiểm tra những giấy tờ gì ? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Pháp lệnh Quản lý thị trường do Văn phòng Quốc hội ban hành.

“Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao”

Quy trình kiểm tra Quản lý thị trường
Quản lý thị trường được kiểm tra những giấy tờ gì

Quy trình kiểm tra Quản lý thị trường

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Pháp lệnh Quản lý thị trường.

  • Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.
  • Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương.
  • Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Quản lý thị trường có thể kiểm tra theo định kỳ; chuyên đề hoặc đột xuất

Căn cứ pháp lý: Điều 17, 18 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Pháp lệnh Quản lý thị trường.

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường được quy định tại Điều 19 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Pháp lệnh Quản lý thị trường, cụ thể:

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về họ, tên và chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về họ, tên và chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về thời hạn kiểm tra;

  • Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
  • Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.

Quy trình kiểm tra Quản lý thị trường

Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện việc kiểm tra thị trường theo định kỳ, chuyên đề và cũng có thể thực hiện kiểm tra đột xuất trong phạm vi theo quy định tại 17 đã nêu ở trên.

Trên đây toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Quản lý thị trường được kiểm tra những giấy tờ gì ? Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về nghiên cứu thị trường. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail:

Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Quản lý thị trường được kiểm tra những giấy tờ gì ? Trân trọng cảm ơn !