Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

Cơ quan ngang bộ là gì?

Cơ quan ngang bộ được thành lập hay bị bãi bỏ do Chính phủ trình Quốc Hội phê duyệt. Và Chính phủ sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan ngang bộ.

Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

1. Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu

STT

Bộ

Bộ trưởng

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

1

Bộ Quốc phòng

ÔngPhan Văn Giang

-

2

Bộ Công an

ÔngTô Lâm

-

3

Bộ Ngoại giao

ÔngBùi Thanh Sơn

Xem tạiNghị định 26/2017/NĐ-CP

4

Bộ Nội vụ

Bà Phạm Thị Thanh Trà

Xem tạiNghị định 34/2017/NĐ-CP

5

Bộ Tư pháp

ÔngLê Thành Long

Xem tạiNghị định 96/2017/NĐ-CP

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ÔngNguyễn Chí Dũng

Xem tạiNghị định 86/2017/NĐ-CP

7

Bộ Tài chính

ÔngHồ Đức Phớc

Xem tạiNghị định 87/2017/NĐ-CP

8

Bộ Công thương

Ông Nguyễn Hồng Diên

Xem tạiNghị định 98/2017/NĐ-CP

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ÔngLê Minh Hoan

Xem tạiNghị định 15/2017/NĐ-CP

10

Bộ Giao thông vận tải

ÔngNguyễn Văn Thể

Xem tạiNghị định 12/2017/NĐ-CP

11

Bộ Xây dựng

ÔngNguyễn Thanh Nghị

Xem tạiNghị định 81/2017/NĐ-CP

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ÔngTrần Hồng Hà

Xem tạiNghị định 36/2017/NĐ-CP

13

Bộ Thông tin và Truyền thông

ÔngNguyễn Mạnh Hùng

Xem tạiNghị định 17/2017/NĐ-CP

14

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

ÔngĐào Ngọc Dung

Xem tạiNghị định 14/2017/NĐ-CP

15

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

ÔngNguyễn Văn Hùng

Xem tạiNghị định 79/2017/NĐ-CP

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

ÔngHuỳnh Thành Đạt

Xem tạiNghị định 95/2017/NĐ-CP

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ÔngNguyễn Kim Sơn

Xem tạiNghị định 69/2017/NĐ-CP

18

Bộ Y tế

ÔngNguyễn Thanh Long

Xem tạiNghị định 75/2017/NĐ-CP

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG

Điều 22. Chế độ làm việc của Bộ trưởng

Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Bộ và các đơn vị trực thuộc theo quy định; ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Bộ

1. Bộ trưởng chịu trách nhiệm chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

2. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chuẩn bị; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, công tác sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về hiệu quả các dự án, các chương trình, đề án của Bộ và việc sử dụng các nguồn lực của Bộ.

3. Bộ trưởng quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

4. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý; chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương, khi Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra để xảy ra sự cố, thảm họa nguy hiểm, thất thoát, thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.

5. Bộ trưởng chịu trách nhiệm thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

6. Bộ trưởng phân công cho Thứ trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc ủy nhiệm cho Thứ trưởng làm việc và giải quyết các đề nghị của các bộ, địa phương, thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Thứ trưởng được phân công hoặc ủy nhiệm giải quyết.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Bộ về các ngành, lĩnh vực.

2. Không chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ lên Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; không ban hành những văn bản trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; những vấn đề vượt quá thẩm quyền được giao phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Bộ trưởng khác

1. Thực hiện các quy định quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của các Bộ khác; không ban hành văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ để giải quyết những vấn đề quản lý nhà nước do Bộ phụ trách có liên quan đến chức năng của Bộ khác; trường hợp có ý kiến khác nhau thì Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Các vấn đề trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến Bộ khác, thì phải có ý kiến của Bộ trưởng đó bằng văn bản. Các Bộ trưởng được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời bằng văn bản trong thời gian quy định.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân thực hiện mục tiêu, chương trình, quy hoạch phát triển, kế hoạch, dự án về ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân phù hợp với quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của Bộ.

2. Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

3. Kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu các tổ chức của Bộ đặt tại địa phương.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các cơ quan của Quốc hội, với đại biểu Quốc hội và với cử tri

1. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu, thì Bộ trưởng có trách nhiệm trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết; Bộ trưởng gửi các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phụ trách.

2. Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.

3. Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội

Bộ trưởng có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu tổ chức Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn và các tổ chức Đoàn thể khác trong khi thực hiện nhiệm vụ của Bộ; tạo điều kiện để các tổ chức nêu trên hoạt động, tham gia xây dựng chế độ, chính sách có liên quan.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.Vậy Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có vị trí như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:

Điều 32. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.”

Chính phủ được cấu tạo nên từ những bộ và cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Bộ do Quốc hội thành lập và giải thể.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm cả các công việc được ủy quyền. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm đối với các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, bao gồm cả công việc đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó.

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách. Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nghiêm túc các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không được phát ngôn và làm trái với các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Trường hợpcó ý kiến khác với các quyết định đó thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày ý kiến với tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề đó và được bảo lưu ý kiến. Nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước tập thể Chính phủ.

Tại các cuộc họp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham gia ý kiến, làm việc hoặc trả lời ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Chủ tịchỦy bannhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra quy định về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Luật Hoàng Anh

Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

Tổng đài tư vấn pháp luật

0908 308 123
Gửi câu hỏi Đặt lịch hẹn

CÔNG TY LUẬT HOÀNG ANH

Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Sự khác nhau giữa bộ và cơ quan ngang bộ

Email:

Tin liên quan

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 08/09/2021

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 08/09/2021

Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 09/09/2021

Trách nhiệm của Chính phủ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 09/09/2021

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 09/09/2021

Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 09/09/2021

Thẩm quyền ban hành văn bản của Thủ tướng Chính phủ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 09/09/2021

Nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 09/09/2021