Thời sự trong ngày 2023

Chính phủ Na Uy kỳ vọng thu nhập kỷ lục từ ngành dầu khí vào năm 2023, dự báo mức tăng 18% so với năm 2022 và tăng gấp 5 lần so với năm 2021 khi sản lượng tăng, trong khi giá tiếp tục tăng vọt.

Theo dự thảo ngân sách năm 2023, Bộ Tài chính Na Uy dự kiến ​​doanh thu từ dầu khí trong năm tới sẽ tăng lên mức kỷ lục 131 tỷ USD, tăng từ 110 tỷ USD vào năm 2022. Năm 2021, còn số này chỉ là 27 tỷ USD.

Thời sự trong ngày 2023

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu khí của Na Uy dự kiến đạt con số kỷ lục năm 2023. (Ảnh: Getty)

Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt số một châu Âu và là nhà sản xuất dầu thô lớn trên toàn cầu. Dự kiến ​​sản lượng dầu nước này sẽ tăng 15% vào năm 2023 trong bối cảnh mở thêm các dự án khai thác mới. Còn sản lượng khí đốt tự nhiên ở Na Uy dự kiến ​​sẽ tăng 8% vào năm 2022.

Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí Na Uy Terje Aasland cho biết, các dự án phát triển dầu khí mới sẽ giúp Na Uy duy trì mức sản xuất dầu khí tương đối cao cho đến năm 2030. Nước này sẽ tiếp tục là nhà cung cấp năng lượng ổn định cho châu Âu.

Na Uy thu được nguồn lợi khổng lồ từ việc cung cấp năng lượng cho châu Âu sau khi lấp khoảng trống do Nga để lại. Một số nước EU, trong đó có Đức, Ba Lan lên tiếng kêu gọi Na Uy giảm giá. 

Trong khi đó, giá khí đốt của châu Âu đã tăng gần gấp ba lần vào năm 2022, sau khi châu Âu quyết định cắt nguồn cung từ Nga để trừng phạt chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine. Giá khí đốt tăng cao làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt khắp châu Âu, thúc đẩy lạm phát ở châu lục này. Nhiều nước châu Âu phải thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng" để đối phó với khó khăn về kinh tế do giá cả tăng cao.

Thời gian tới, việc cung cấp khí đốt cho châu Âu từ Nga chắc chắn vẫn còn hạn chế do các đường ống dẫn khí Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) và Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) ở biển Baltic đã bị hư hại nặng do các vụ nổ vào tuần trước.

Ngày 6/9, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ký văn bản đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch Quý Mão 2023 và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.

Dịp nghỉ Tết Âm lịch năm 2023, đối với khối công chức, viên chức - sau khi nghiên cứu dự thảo 2 phương án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lấy ý kiến của cán bộ công đoàn và đoàn viên, người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, dịp Tết là khoảng thời gian nghỉ rất quan trọng trong năm của đoàn viên, người lao động cũng như người dân nói chung.

Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần lớn đoàn viên, người lao động đón Tết trong điều kiện hạn chế đi lại. Ngoài ra, hoạt động mua sắm chuẩn bị Tết và nhu cầu di chuyển của đoàn viên, người lao động từ địa phương này đến địa phương khác là rất lớn. Ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động mong muốn có thời gian nghỉ trước Tết dài hơn để chuẩn bị đón Tết, di chuyển về quê, giảm áp lực về giao thông…

Do đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án sau: Thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 từ thứ năm ngày 19/1/2023 Dương lịch đến hết thứ năm ngày 26/1/2023 Dương lịch (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão); đi làm vào thứ 6 ngày 27/1/2023 (tức ngày mồng 6 tháng Chạp) và làm bù thêm vào thứ Bảy ngày 28/1/2023 Dương lịch (tức ngày mồng 7 tháng Chạp năm Quý Mão).

Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 của khối công chức, viên chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án 1: Nghỉ 2 ngày theo quy định, trong đó, nghỉ ngày 2 tháng 9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước ngày 2 tháng 9. Theo phương án này, công chức, viên chức được nghỉ từ thứ sáu ngày 1/9/2023 đến hết thứ hai ngày 4/9/2023. Phương án này đảm bảo thời gian nghỉ hài hòa, đồng thời tránh dịp nghỉ lễ Quốc khánh trùng với ngày khai giảng năm học mới (ngày 5/9/2023).

Đối với thời gian nghỉ Tết Âm lịch Quý Mão 2023 của người lao động, trên cơ sở phân tích, Tổng Liên đoàn Lao động đề nghị sửa: “Dịp nghỉ Tết Âm lịch năm 2023: Người lao động nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó nghỉ 3 ngày trước Tết và 2 ngày đầu sau Tết (chưa bao gồm 1 hoặc 2 ngày nghỉ hàng tuần theo quy định). Thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 từ thứ năm ngày 19/1/2023 Dương lịch (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

  • Sức khỏe
  • Tin tức

Thứ hai, 12/9/2022, 18:23 (GMT+7)

Chiều 12/9, chuyên gia WHO tại Việt Nam Shane Fairlie cho rằng chưa thể kiểm soát hoàn toàn Covid trước 2023, có thể xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn.

"Dịch vẫn diễn biến phức tạp khó lường, do đó Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống virus. Trong đó, tiêm bao phủ vaccine, thực hiện phòng ngừa cá nhân là những giải pháp quan trọng và cần thiết", ông Shane Fairlie nói tại Lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Hiện cả nước ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, nhiều địa phương phát hiện các ca nhiễm biến chủng mới có khả năng lây nhanh hơn chủng virus gốc.

"Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới 'thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid'. Để triển khai các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta đang nới lỏng những biện pháp chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh", bà Hương nói và thêm rằng Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo thực hiện Thông điệp 2K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác là thông điệp thay thế 5K trước đây.

Thông điệp 5K được Bộ Y tế được đưa ra từ giai đoạn đầu đại dịch bùng phát, với các biện pháp phòng, chống dịch (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế). Thông điệp này là một trong những giải pháp truyền thông hữu hiệu giúp tình hình dịch nhanh chóng được kiểm soát.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Lê phát động ngày 12/9. Ảnh: Bộ Y tế

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Lê phát động ngày 12/9. Ảnh: Bộ Y tế

Cũng theo bà Hương, đến ngày 4/9, toàn quốc đã tiêm được hơn 258 triệu liều vaccine. Việt Nam là một trong số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới, góp phần ngăn ngừa hiệu quả việc lây nhiễm trong cộng đồng, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Covid.

Theo bà Hương, Bộ Y tế đang xây dựng kịch bản Covid theo hai tình huống. Tình huống 1 là tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, khi không xuất hiện các biến chủng mới hoặc biến chủng mới không gây tác động nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và cộng đồng, thì sẽ áp dụng các biện pháp như hiện nay.

Tình huống 2 là khi dịch bùng phát diện rộng, vượt quá tầm kiểm soát của hệ thống y tế cũng như các hệ thống khác, ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế xã hội; xuất hiện các biến chủng mới khiến dịch bệnh lây lan nhanh mạnh thì sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn theo cấp độ 3 và 4.

Hôm 12/8, Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng chưa công bố hết dịch, chưa xem Covid-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam. Lý do, trên toàn cầu, số ca nhiễm và tử vong chưa ổn định; xu hướng tăng giảm thay đổi khi có biến chủng mới. Còn tại Việt Nam, số ca mắc đang tăng trở lại, vẫn ghi nhận ca tử vong, nhiều trường hợp bệnh nặng.