Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Sóng ở đáy sông nói về một nhân vật tên Núi và cuộc đời của cậu. Núi vốn là con của một người vợ lẽ và bản thân mẹ cậu nguyên là một người ở trong một gia đình tư sản thời cũ. Từ nhỏ Núi và hai em (Sông và Biển) không được bố cậu chấp nhận là con, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, bố Núi luôn tìm cách để tống khứ bốn người ra khỏi nhà, khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc di tản của thành phố, ông ta đã gửi ba anh em về bên ngoại. Cậu học ở quê ngoại và được đi thi học sinh giỏi. Ở quê ngoại, cậu có một mối tình đầu với một cô gái có họ rất xa và cô ấy có thai, sau khi gia đình phát hiện sự việc, người yêu Núi đã bỏ đi nơi khác. Sau khi mẹ mất, bố bỏ rơi, mấy anh em hết kế sinh nhai, Núi trở thành kẻ cắp và phải đi tù nhiều lần, phải sống trong kiếp giang hồ. Sau cùng, khi gặp lại mối tình thời xưa thì Núi đã được cảm hóa và trở lại chính mình.

Bộ phim “Sóng ở đáy sông” phát sóng năm 2000 và đây được coi là tác phẩm điện ảnh giúp tên tuổi của Xuân Bắc gần gũi hơn khán giả cả nước. Từng tham gia một số phim truyền hình như “12A và 4H”, “Ngã ba Đồng Lộc”, “Chuyện nhà Mộc”… nhưng chỉ đến vai anh Núi trong “Sóng ở đáy sông” cái tên Xuân Bắc mới thật sự gây ấn tượng.

SÓNG Ở ĐÁY SÔNG – LÊ LỰUĐÁNH GIÁ: 5/5 SAOSau chuỗi ngày gặp toàn những cuốn làm tôi băn khoăn, tôi buồn (buồn này là trạng thái cảm xúc của tôi) vì nó không như tôi nghĩ, thì tôi lại gặp một quyển tôi chả nghĩ gì nhưng nó lại làm tôi vui ơi là vui, vui trong nỗi buồn (còn buồn này là của câu chuyện trong sách), vui vì cái sự thỏa mãn mà nó mang đến cho tôi. Tuyệt vời.

Cuộc đời anh Núi thực sự là một mớ hỗn độn, và thật sự bị vùi dập bởi chính người cha ruột của mình. Thậm chí các anh cán bộ công

SÓNG Ở ĐÁY SÔNG – LÊ LỰUĐÁNH GIÁ: 5/5 SAOSau chuỗi ngày gặp toàn những cuốn làm tôi băn khoăn, tôi buồn (buồn này là trạng thái cảm xúc của tôi) vì nó không như tôi nghĩ, thì tôi lại gặp một quyển tôi chả nghĩ gì nhưng nó lại làm tôi vui ơi là vui, vui trong nỗi buồn (còn buồn này là của câu chuyện trong sách), vui vì cái sự thỏa mãn mà nó mang đến cho tôi. Tuyệt vời.Cuộc đời anh Núi thực sự là một mớ hỗn độn, và thật sự bị vùi dập bởi chính người cha ruột của mình. Thậm chí các anh cán bộ công an, ông bạn bia của người cha còn phát ngạc nhiên thốt lên: Tại sao trên đời lại có người cạn tàu ráo máng với chính con ruột của họ đến như vậy? Đây là câu chuyện về cả cuộc đời của anh ấy, từ lúc được sinh ra, những lần vào tù ra tội, thời thì khó khăn vất vả để nuôi các em nhỏ, về sau thì đầu trộm đuôi cướp đi kiếm miếng ăn để nuôi con,…Về nhịp độ, đối với mình thì hơi nhanh, nhưng nhấn nhá đúng chỗ, phân tích tâm lý kĩ, đủ để thu hút người đọc và để người đọc phải dừng lại để tức, để ngẫm, và để nghĩ. Nội dung và ý nghĩa của cuốn này thì quá đỉnh, thật sự là thế. Mình thích cái cách tác giả mượn lời những nhân vật phụ, bà con lối xóm để chỉ trích, thể hiện tình thương giữa người với người trong bối cảnh ngày ấy. Chưa kể Lê Lựu châm biếm một cách nhẹ nhàng nhưng thâm sâu quá, như chọc vào lòng người đọc, như cào vào trái tim người ta. Khi đọc mình được trải qua rất nhiều các cung bậc cảm xúc: vui có, buồn có, đầm ấm có, tức có, nhưng thương cảm mới là cảm xúc chính. Xuyên suốt cả tác phẩm là những từ giá như, nếu như, thế mà,…. thể hiện một sự tiếc nuối quá lớn với cuộc đời của Núi, lẫn cuộc đời của cả ông bố. Cái kết đúng kiểu đau nhưng thỏa đáng hết sức, một cái kết hết sức hợp lý.

Chả biết phải nói gì hay phân tích kiểu gì luôn vì thật sự là chỉ có hai chữ “TUYỆT VỜI” là xứng đáng và nói lên được tất cả rồi. Phim đã được chuyển thể thành một bộ phim nổi tiếng ở nước ta. Đến bố mẹ mình còn biết và mê phim này, thậm chí em gái mình cũng xem những đoạn trích rồi, vậy mà tại sao tôi mới chỉ biết phim do anh Xuân Bắc đóng và tôi chưa xem được bất kì cảnh nào của phim này vậy :(((

...more


Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Núi là người anh cả rất yêu thương đám em nhỏ. Chính từ ngày mẹ mất, anh phải đứng ra chăm lo cho các em, vì ông Cậu cắt xén bớt phần ăn hàng tháng của chúng. Từ một thanh niên với thành tích học tập loại giỏi, con đường tương lai rộng mở phía trước, Núi lại bị đẩy vào con đường trộm cắp, tù tội. Ông Cậu hay ông Đại là một người sĩ diện, ki bo, gia trưởng và cực kì hà khắc trong việc dạy dỗ con cái. Cốt là để không bị mất đi cái thanh danh sáng chói ông phấn đấu suốt một đời. Ông cay nghiệt tới nỗi, chỉ vì lời nói dối bỏ học của Núi, ông sẵn sàng từ mặt con, cắt tên khỏi sổ hộ khẩu mà không hề do dự. Có đoạn, ông còn viết lá thư xin cho con được đi tù chung thân, vì sợ Núi gây phiền toái đến mình. Ông Đại chỉ tin yêu, trông cậy vào người con út loại một của ông tên là Ý. Về sau, nhân vật Ý này lớn lên làm ngành hàng hải rất giàu có, thế nhưng lại lép vế trước sự côn đồ hung hãn của Núi.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Ông Đại là nhân vật phản diện, do NSƯT Duy Hậu thủ vai. Bạn sẽ có cảm giác ghét cay ghét đắng ông Đại xuyên suốt bộ phim, mức độ ngày càng gia tăng dần đến tận cảnh kết phim. Chứng tỏ rằng bác Hậu đóng quá tròn vai diễn. Có giai thoại rằng, ngoài đời sống thật bác còn bị người khác buông lời đắng cay mỗi lần chạm mặt. Họ nói sao ông sống trên đời mà ác đến vậy. Đi ăn sáng, ngồi quán xá với bạn bè, bao giờ cũng nhận được những ánh mắt gườm gườm từ người xung quanh.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Quay lại nhân vật Núi. Theo dõi mạch phim bạn sẽ thấy, bản tính thật sự của Núi là một con người tử tế và hiền lành. Thương yêu các em vô điều kiện, luôn đứng ra chịu trận hay bảo vệ để Sông, Biển có cuộc sống tốt đẹp hơn mình. Một mình bồng bế con nhỏ khắp nơi để xin sữa, có thể từ mặt cô vợ Mây đanh đá nhưng không bao giờ bỏ rơi đứa nhỏ. Núi có biệt tài bán buôn rất mát tay, vậy mà không hiểu sao liên hồi đứt vốn, rồi tới đường cùng đành dở trò cắp vặt. Cho dù hết đi trại cải tạo đến ngồi tù vì tật trộm cắp. Vậy mà Núi luôn được mấy anh cán bộ công an thương yêu, giúp đỡ, sau khi nghe kể về cuộc đời nghiệt ngã của hắn.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Có thể nói rằng đời Núi gặp nhiều éo le trắc trở. Từ ông Đại đến cô Mây, thay phiên nhau xô đẩy anh vào cảnh bần cùng sinh đạo tặc. Tới khi tránh xa dòng người độc hại đó, tức là lúc ngồi tù hay trong trại cải tạo. Ở gần cán bộ thương người, ở gần anh Đông chủ xưởng mộc, anh Tuấn công an hay chị bạn tù đi án oan. Núi lại được trở về sống đúng bản chất lương thiện của mình. Tuy đời gập ghềnh từ thuở nhỏ đến khi tóc đã lấm chấm sợi bạc. Thế nhưng Núi đã để lại một kết thúc ấm lòng cho người xem. Mình xem một mạch mấy tập liền, vì khó có thể dứt ra được sự lôi cuốn trong tình tiết mà Sóng ở đáy sông đã tạo dựng.

Lâu lâu lại quay về thưởng thức một bộ phim Việt Nam chất lượng, sau thời gian thấy ngán bom tấn bên trời Tây. Chúc mọi người xem phim vui.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

Tiểu thuyết “Sóng ở đáy sông – Lê Lựu” kể về một chuỗi những sai lầm liên tiếp của một cuộc đời: Núi – người được sinh ra bởi sai lầm của người cha, sau những lần “không thể kìm hãm trước con ở đang thời bừng dậy rừng rực”. Một số phận không mong muốn. Một khoảng cách không thể kết nối lại gần với những gì được gọi là chính thống, được sự thừa nhận hợp pháp.

Cuộc đời Núi trượt dài trong tăm tối. Bất hạnh đeo đẳng. Chiến tranh và một thời kỳ bao cấp có thể khiến con người ta trở nên vĩ đại hoặc thấp hèn…

========================================

Tiếc cho một cậu học sinh học giỏi, mà số phận đưa đẩy trượt dài để trở thành một tên trộm cắp. Tiếc cho một nếp sống tưởng như gia giáo nghiêm ngắn, lại là cái nôi đẩy con người ta vào tội lỗi, hận thù. Mà người chủ trương lối sống nghiêm ngắn đến khắc nghiệt trong gia đình lại chính là người cha đa đoan, tưởng mình tử tế, lại cố tình gây ra bao điều không tử tế cho đám con “không chính thức” và cả “chính thức”.

Tiếc cho một mối tình đẹp, lại trớ trêu đứt gãy đến khôn lường. Để suốt quãng cuộc đời quan trọng nhất, những con người như Núi, như Hiền mãi chạy vòng quanh trốn nhau tìm nhau như đèn cù… Một mảng màu tối, nhưng có thể nhìn thấy cuối đường hầm bừng lên vệt sáng. Người đọc được quyền bước ra vùng sáng rỡ, nơi con người trở về với nguyên bản thiện lương của mình.

“Không có cuộc tình nào kéo dài cả cuộc đời, nhưng có những hồi ức lại vấn vương theo ta suốt cuộc đời; không có cuộc hội ngộ nào kéo dài cả cuộc đời, nhưng lại có những nỗi nhớ nhung theo ta suốt cuộc đời. Anh chỉ đồng hành cùng em một chặng thôi, em lại nhung nhớ anh trọn một kiếp người!”

Tình cờ đọc được câu cảm nhận của chị Trần Thị Thái Hòa thấy rất hay nên viết vài giọt suy nghĩ về mối tình đầu đẹp đẽ, đơn thuần xen lẫn chua chát, vụn vỡ của Núi và Hiền.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

#1. “Từ bé con đã được nghe mẹ kể về những ngày mẹ dạy mẫu giáo và một người học trò quê ở Hải Phòng mang các em về sơ tán ở quê ngoại. Người học giỏi nhất trường cấp III của huyện Kinh Môn. Đẹp trai, hiền lành, đặc biệt là rất thông minh. Lại hóm hỉnh và rất chăm chỉ lo toan cho ba đứa em. Ngày nào vào lúc “người ấy” đi học về mẹ cũng làm một việc gì đó, hay đi đâu đó để “gặp”. Nhưng chỉ đứng từ xa nhìn. Rồi đến đêm về lại thấy nhớ, lại thấy cồn cào ruột gan. Nhiều đêm mẹ thấy mình rất vô duyên tự xỉ vả mình và cố “xua đuổi” người ấy đi mà không được. Phải đến gần một năm sau mới giáp mặt nhau. Yêu nhau ngay. Người ấy cũng rất yêu mẹ, có thể bỏ tất cả để lấy được mẹ. Nhưng vì chiến tranh, người ấy phải ra mặt trận và một năm sau thì hy sinh. Mẹ vừa đau đớn, vừa lúc nhà gặp rất nhiều khó khăn nên mẹ phải cùng bà đi làm kiếm ăn.”

========================================

Đoạn trích trên là lá thư mà Đồi – con trai của Hiền và Núi gửi cho Núi khi hắn đang ở trong trại giam.

Ngày ấy, sau những ngọt ngào hạnh phúc say đắm của tình yêu đầu mới chớm nở, dệt mộng uyên ương sẽ lấy nhau. Nhưng không ngờ định mệnh trớ trêu. Lần chia tay ấy cũng là lần chia tay sau chót…

#2. “Tất cả đã mất rồi. Đã mất ngay từ đêm chia tay nhau. Vậy mà hắn vẫn chưa hề biết gì. Suốt ba ngày không gặp cô, hắn như điên giữa im lặng của mọi người. Không thể tìm kiếm một dấu tích gì. Một lý do nào, một manh mối nào để dò hỏi ra cô.”

========================================

Để rồi sau đó hắn nhận được tin sét đánh ngang tai, Hiền và Núi là họ hàng 8 đời cô cháu. Định kiến xã hội thật đáng sợ! Vì quẫn trí, xấu hổ, chua chát ê chề nên Hiền nhảy xuống ao định liều. Lời bà mẹ Hiền rằng “Hai đứa nó lấy nhau thì cả nhà này đeo mo vào mặt.”

Hiền chỉ đành ra đi, mang theo cốt nhục của hai người đến một nơi xa. Để lại Núi với sự cô đơn, hụt hẫng. Chỉ trong phút chốc đã mất tất cả : người mình hết lòng yêu thương, cả đứa con vừa mới hình thành trong bụng.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

#3. “Hắn nhận ra sự buông thả quá sớm dẫn đến vấp ngã đau đớn đầu tiên cho đời hắn. Hắn phải chịu. Nhưng còn Hiền. Hiền điêu đứng, cay cực ra sao? Cô và con hắn còn hay mất? Nếu còn, trôi dạt ở đâu? Cuộc đời tan nát của cô dù sao hắn vẫn là kẻ gây ra, làm sao hắn lại là kẻ vô tội? Những buổi chiều khi bóng tối nhập nhoạng phủ xuống bờ mương hắn thẫn thờ như kẻ mất hồn ra ngồi ở phía bụi tre đầu làng, nhìn những tay gai mắc mớ vào chiếc màn hôm nào hắn đã từng gỡ… Không còn nữa. Mùi thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa đang trổ bông trộn với mùi khói bếp lan ra từ những mái nhà lợp rạ luồn vào hơi thở của hắn, hắn như thấy mình hụt hơi, rã rời giữa mờ mịt màu đêm. Không còn gì ở những hàng rào nữa! Không còn gì ở những đám cỏ ngã diệp xuống nền đất bờ mương… Càng nhìn, càng mất. Càng mong, càng tuyệt vọng. Muốn lao đầu xuống lòng mương! Còn ba đứa em và mẹ đang “nặng nề” để lại cho ai? Bỏ nhà đi tìm cô, đi không cần chỗ đến, tìm không cần thấy, cứ đi thật xa chỗ này! Nhưng còn sự im lặng thương xót và những cái nhìn cảm thông tha thứ của người cha và người anh ruột của cô, hắn có thể bỏ qua được không?”

========================================

Thanh xuân chính là bỏ lỡ. Bỏ lỡ một người, bỏ lỡ một đời. Có những người, chỉ cần bất cẩn quay lưng đi, đã xem như là từ biệt mãi mãi. Một sự bỏ lỡ mà mãi sau này, sau hai mươi lăm năm mới được gặp lại.

Những năm tháng ấy Hiền đã một mình nuôi con khổ sở thế nào? Lấy một người chồng nhưng người ta phát hiện mang thai nên không thừa nhận, phải van xin người ta để con mình có giấy khai sinh có cha cho hợp lệ, và không cho con mình nhận người đó là cha. Hiền cất giữ những mảnh ký ức thuở ban đầu đẹp đẽ ấy vào tim, là hồi ức mang theo bên mình. Hiền vẫn nói với con – Đồi ba con là một người tuyệt vời, giỏi giang.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

– Đến bây giờ nhận được thư bố con vừa mừng, vừa buồn và nghĩ tủi quá. Con bảo mẹ: “Con biết người “hy sinh” là bố con rồi!

– Con nhận được thư của bố con rồi. Thư gửi đến cơ quan từ hơn ba tháng nay, khi con đi công tác. Bố con nói tất cả những gì xảy ra với bố mẹ đúng như mẹ đã kể ngày xưa. Chỉ có điều khác là, không phải bố con ra mặt trận chết vì chiến tranh mà do vì họ hàng “vớ vẩn” mẹ phải bỏ nhà đi còn bố thì… ăn cắp và vào tù

– Mẹ không muốn con phải hổ thẹn với bạn bè

– Nhưng bỏ một người bố tội lỗi mà rất đáng thương, rất tội nghiệp thì còn hổ thẹn hơn chứ

– Nếu con nghĩ được như thế, mẹ đỡ dằn vặt khổ sở từ mấy chục năm nay. Đến bây giờ nỗi đau đớn của mẹ cũng được vơi đi.

========================================

Đến sau cùng, là cái kết trọn vẹn. Đồi nhận lại người cha sau bao nhiêu năm. Dù biết bố đang là phạm nhân nhưng Đồi vẫn chấp nhận người cha thật sự của mình với niềm vui và sự bông đùa khôi hài:

#5. “Con là Hà Văn Đồi. Kính gửi bố Phạm Quang Núi. Hay nhỉ. Con họ Hà, bố lại họ Phạm. Chắc là con “tăng gia”. Lời hồi đáp dí dỏm để cho người cha vừa đọc thư vừa “cười như mếu. Hắn vội vàng lao ra, vấp vào cây gỗ rách cả quần, sầy cả đầu gối. Anh cán bộ xin lỗi vì tưởng do mình làm hắn ngã. Anh vội vàng đỡ hắn dậy. Hắn vẫn cười, hai môi như run lên…”

========================================

Tác giả còn tạo cơ hội cho Núi và Hiền có một cuộc gặp gỡ và cái kết mở về một sự quay lại bên nhau.

#6. “Nước mắt Hiền đã chảy đầm đìa, cô khóc, người rung lên. Hai tay ôm lấy mặt để chẹn lại những tiếng nấc có thể phát ra ngoài. Cô cứ khóc như chưa bao giờ được khóc như thế trong suốt hai lăm năm nay. Cô khóc, như để mọi nỗi đau đớn tủi nhục, uất hận và mong chờ suốt hai lăm năm nay được thoát ra.”

Cuối cùng, bao nhiêu uất ức, tủi nhục suốt hai mươi lăm năm cũng được trút hết ra.

Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông

========================================

Sau buổi gặp lại, Núi mang bao nhiêu tâm sự ngổn ngang.

#7. “Hắn cứ tự hỏi rồi lại tự trả lời từng chữ một trong câu nói của chị “quá muộn” nghĩa là thế nào? Có phải so với tuổi tác bây giờ là quá muộn hay là yêu nhau từ hai lăm năm nay bây giờ mới bắt đầu là quá muộn? Còn “quá sớm” thì do mới gặp lại nhau lần đầu tiên đã bàn chuyện “trở đi, trở lại” là quá sớm hay là hắn đang còn là phạm nhân đã bàn đến chuyện của một người tự do? “Để lúc khác” là lúc nào? Sống với nhau tuy ngắn ngủi nhưng đã có đứa con, nó đã có thể lấy vợ, cũng có thể có cháu nội rồi mà vẫn còn mập mờ, nhùng nhằng, như thế nghĩa là thế nào? Em còn thực sự muốn cùng tôi xây dựng tổ ấm gia đình hay chỉ thương hại tôi một thằng trộm cắp nghèo khổ như thương hại những kẻ khốn khổ khốn nạn khác? Đến với nhau chỉ cốt tỏ lòng thông cảm cái quá khứ của tôi không có tội lỗi gì với em hay muốn khuyên bảo tôi phải đối xử với nhau tốt đẹp như những người bạn và đừng nên làm gì để ảnh hưởng đến đứa con? Chao ôi, hắn lại phải chờ đợi, lại phải phấp phỏng. Nhưng phải chờ đợi phấp phỏng đến bao giờ? Đến bao giờ mới đến cái “lúc khác” và cái “lúc khác” ấy sẽ ra sao?”

Nhưng sau cùng mình tin hai người ấy sẽ trở lại bên nhau. Sau hai mươi lăm năm xa cách là hội ngộ tương phùng.

Duyên phận quả thực vô cùng kỳ diệu, nó có thể trói buộc hai con người hoàn toàn xa lạ với nhau, cũng chính nó khiến cho họ phải xa cách, nhưng rồi đến cuối cùng, nó vẫn trói buộc người ta lại bên nhau mãi mãi. Phải không nào ?

Bởi vì trái đất tròn, thế nên những người yêu nhau rồi sẽ lại trở về bên nhau…

Nếu thấy nôi dung có ích hay ủng hộ tôi nhé. Cảm ơn các bạn!